Xuất hiện ca bệnh ngoài cộng đồng tại TP.HCM, Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn
Sở Y tế Hà Nội cũng kiến nghị BCĐ Trung ương phối hợp với Hà Nội để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện cách ly tại nhà với người nhập cảnh, nhất là ở các chung cư vì người dân có ý kiến và lo lắng về việc này.
Chiều 2/12, trước diễn biến mới của tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP. Hà Nội đã họp trực tuyến với các quận huyện, xã phường.
Theo Sở Y tế Hà Nội, việc đã xuất hiện ca bệnh ngoài cộng đồng tại TP.HCM đi lại nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, là điều đáng lo ngại.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, ngay trong sáng 1/12, BCĐ phòng chống dịch TP đã đi kiểm tra khu cách ly tổ bay của hãng hàng không Việt Nam Airlines tại quận Long Biên. Tại đây, đơn vị đã cơ bản thực hiện tốt công tác cách ly theo quy định.
Ông Hạnh đề nghị các quận, huyện, thị xã phải quản lý tốt các cơ sở cách ly, đối tượng cách ly nhất là tại các cơ sở lưu trú có thu phí và các cơ sở cách ly tổ bay trên địa bàn.
“Các đơn vị phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại cơ sở cách ly. Phải thực hiện đầy đủ việc giám sát y tế 14 ngày với người nhập cảnh sau khi hoàn thành cách ly tập trung; Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm…”, ông Hạnh nêu.
Video đang HOT
Toàn cảnh phiên họp chiều 2/12. (Ảnh: UBND Hà Nội)
Sở Y tế Hà Nội cũng kiến nghị BCĐ Trung ương phối hợp với Hà Nội để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện cách ly tại nhà với người nhập cảnh, nhất là ở các chung cư vì người dân có ý kiến và lo lắng về việc này.
Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền cho biết 5 đoàn kiểm tra của TP tiếp tục kiểm tra công tác phòng chống dịch ở các quận huyện và còn 1 số tồn tại ở cơ sở cách ly vẫn chưa được khắc phục như xử lý rác thải và đặc biệt là hệ thống giám sát không đầy đủ, người giám sát không thường xuyên cần phải chấn chỉnh ngay.
Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý, Trưởng BCĐ phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho biết, ngày 1/12, Thủ tướng đã họp và yêu cầu Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh phải quyết liệt hơn nữa trong các biện pháp phòng chống dịch. Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu các đơn vị khắc phục ngay các tồn tại ở các khu cách ly; siết chặt quản lý, quy trình người cách ly nhất là với tổ bay.
Sở Y tế thường xuyên liên hệ với CDC TP.HCM để kiểm soát chặt chẽ các trường hợp có liên quan đến bệnh nhân mới mắc Covid-19; làm tốt công tác phòng dịch ở nơi công cộng, sự kiện nào không cần thiết thì dừng tổ chức; thực hiện nghiêm phòng dịch ở các bệnh.
Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh yêu cầu các đơn vị quán triệt ngay các khuyến cáo của Bộ Y tế. Ông đặc biệt nhấn mạnh, không thể bị động, sai sót, không để làn sóng thứ 3 dịch bệnh Covid-19 xảy ra ở Thủ đô.
Đến nay, Hà Nội đã trải qua 106 ngày chưa có lây nhiễm trong cộng đồng. Chủ tịch UBND lưu ý các quận huyện, xã phường, những nơi đông người như công viên, vườn hoa, quảng trường, phố đi bộ, trường học, bến xe phải thực hiện nghiêm “2K”: khẩu trang và khử khuẩn phải bắt buộc thực hiện… Những nơi khác xem xét thực hiện đầy đủ “5K”. Chủ tịch UBND TP cũng nhắc nhở các đơn vị: chợ dân sinh, chợ thể dục sáng sớm cũng phải kiểm soát chặt chẽ.
Ông cũng chỉ đạo các đơn vị phải chú ý, ngăn chặn, phát hiện xử lý kịp thời các đối tượng nhập cảnh trái phép. Tăng cường tần suất, mức độ kiểm tra từ tổ dân phố, khu dân cư để phát hiện khả năng tiếp xúc với các ca nhiễm Covid-19, không để bùng phát, F1, F2.
“Mỗi người cần nhận thức rõ trước hết là tự bảo vệ mình rồi sau đến là xã hội. Phải làm tốt công tác phòng chống dịch từ mỗi hộ gia đình”, Chủ tịch UBND TP nói.
Cần Thơ kiến nghị dừng đề án đưa cán bộ sang Mỹ bồi dưỡng
Do dịch Covid-19 và các nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng nên thành phố kiến nghị dừng đề án đã đưa 30/80 người ra nước ngoài bồi dưỡng.
Ngày 2/12, tại kỳ họp thứ 19 của HĐND, UBND TP Cần Thơ đã báo cáo kết quả thực hiện đề án Bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của TP tại Trường ĐH California (Mỹ).
Đề án được thống nhất thông qua vào năm 2018. Mục đích đề án là trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức.
Việc này góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực tổ chức, kỹ năng điều hành thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và hội nhập quốc tế.
Đề án dự kiến tổ chức 4 lớp cho 80 cán bộ, công chức, viên chức bồi dưỡng, với kinh phí hơn 10,3 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Đến nay đề án chỉ thực hiện được 2 lớp, đã cử 30/80 cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo quản lý và công chức chuyên môn đi bồi dưỡng (đạt 37,5% chỉ tiêu đề án), với tổng số lớp là 2/4 lớp (đạt 50%), kinh phí đã chi hơn 4,7 tỷ đồng.
Theo UBND TP Cần Thơ, dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ.
Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, đồng thời các khoản thu ngân sách của thành bị ảnh hưởng do dịch bệnh nên việc triển khai 2 lớp còn lại bị gián đoạn. Vì vậy, UBND TP Cần Thơ kiến nghị HĐND cho phép dừng thực hiện đề án này.
Việt Nam sản xuất kit xét nghiệm nCoV như thế nào? Bốn đơn vị đang nghiên cứu và sản xuất kit xét nghiệm phục vụ mở cửa đường bay, trong đó Việt Á có thể cung ứng 100.000 bộ mỗi ngày. Các kit sẽ dùng xét nghiệm tại sân bay là loại tìm kháng nguyên, tầm soát sự hiện diện của virus gây bệnh tại thời điểm xét nghiệm, có giá trị khẳng định...