Xuất hiện bài văn tả mẹkhiến các bà vợ chia sẻ như vũ bão, bố đọc xong run cầm cập: Mất mặt trụ cột gia đình quá!
Con cái làm văn tả mẹ thế này có phải quá bôi bác bố không hả con?
Nhắc đến học sinh tiểu học, chỉ riêng chuyện làm tập làm văn thôi là đã có biết bao nhiêu chủ đề để… giải trí. Thử tìm kiếm trên mạng mà xem, có bao nhiêu ông bố bà mẹ bất đắc dĩ trở thành “nạn nhân” của các tác phẩm văn chương… bất hủ của con cái mình.
Mẹ người ta thì được tả lung linh kiểu mặt trái xoan, mũi dọc dừa, dịu dàng, hiền hậu… Còn mình thì “mẹ xinh bác bán thịt lợn đầu ngõ cũng ngước nhìn”, rồi thì “mẹ như sư tử Hà Đông”; “Mẹ thích ăn mặc diện, mẹ em thích ăn món như rau, quả nhập khẩu, nước ấm với mật ong, bưởi”…
Còn đây, thêm một bài văn tả mẹ nữa cũng đang chiếm spotlight trên mạng xã hội. Đây là hình tượng của bà mẹ “nữ cường”, không dìm hàng gì cả nhưng bố đọc xong thì chắc cũng lên tăng xông lắm đây:
Video đang HOT
Học sinh này viết: “Em rất thần tượng mẹ em. Mẹ em là người nhiều tiền. Bố đi chợ mẹ cũng phải đưa tiền cho, tiền học, quần áo, bim bim mẹ cũng lo cho em. Mẹ nấu ăn cũng hơi ngon, bố khen tạm được. Bố nói lệnh mẹ là lệnh vua nên cả nhà sợ và nghe mẹ cả cây. Em rất yêu mẹ. Em hứa sẽ học thật giỏi để được đi xuất khẩu nước ngoài như mẹ em. Mẹ bảo:”Lớn lên cho đi xuất khẩu hết”.
Người mẹ này quả thật không chỉ là thần tượng của riêng em học sinh mà hẳn còn là thần tượng của nhiều chị em khác nữa. Này nhé, người gì mà vừa nhiều tiền, nắm quỹ đỏ quỹ đen trong nhà, đến chồng đi chợ cũng phát tiền. Uy quyền quá còn gì. Chưa hết, đã thế còn có tài nữ công gia chánh. Nghe câu bố nói:Lệnh mẹ là lệnh vua là biết nóc nhà quyền lực thế nào rồi. Không “sợ và nghe mẹ cả cây” mới lạ.
Thực tế những đứa trẻ tưởng vô tư ít để ý nhưng mọi chuyện xảy ra trong gia đình đều được chiếc “camera chạy bằng cơm” này thu nạp hết. Thôi thì bao nhiêu chuyện trong nhà ngoài ngõ đều được những ngòi bút “thiên tài” kể ra tuốt tuồn tuột.
Dân tình đọc thì ngả nghiêng cười, chỉ có người trong cuộc có khi đỏ mặt tía tai, bóc ra hết cái sự… sợ vợ thế này thì ông bố có khi run rẩy không cầm nổi cả tờ giấy. Mà tụi nhỏ nó vốn ngây thơ, đáng yêu có gì nói nấy, chẳng lẽ lại đem ra tét cho vài roi thì… sai sai quá. Thôi đành an ủi “Đội vợ lên đầu, trường sinh bất tử” cho đỡ ngượng vậy. Con với chả cái!
Học sinh viết văn tả "dì làm ngân hàng", đọc đến đoạn cuối mà dì sợ xanh mặt: Thế này thì dì VỠ NỢ rồi cháu ơi!
Bảo yêu dì mà tả dì thế này thì có phải hại dì mang tiếng không, cháu ơi là cháu!
Cảm giác khi cầm trên tay bài văn con nhỏ viết về mình quả là lâng lâng xúc động, nhất là những nét chữ xiêu vẹo đầu đời, vừa ngây ngô vừa chân thật. Nhưng tất nhiên, với sự ngây ngô ấy, đôi khi tụi nhỏ cũng cho các bậc phụ huynh những pha khó đỡ, đọc xong muốn đứng hình.
Mới đây, cư dân mạng lại có dịp cười đau ruột trước bài văn cực kỳ lầy lội của một học sinh tiểu học. Cụ thể khi được giao đề tài tả một người lao động trí óc, học sinh này đã có những dòng miêu tả bá đạo không đụng hàng:
Ảnh: Lien Chuong
"Em biết nhiều người lao động trí óc nhưng người gần gũi với em đó là dì của em. Dì em làm nghề ngân hàng. Dì có trách nhiệm là giữ tiền cho mọi người. Người gửi đi đến ngân hàng và lấy, lãi số tiền thì sẽ được trả nhiều hơn. Ngày nào cũng như ngày nào, dì cần cù làm việc. Dì đi từ sáng sớm và về lúc sẩm tối. Dì có nước da bánh mật. Người của dì rất thon và gọn. Ai cần giúp đỡ để trả nợ thì dì lại ủng hộ cho 1 triệu để trả nợ. Vì thế mà nhiều người càng thêm yêu mến dì. Em rất tự hào về dì của em".
Văn chương thì lai láng, nét chữ nắn nót, gọn gàng lắm. Tả dì cũng đầy tình cảm và bao nhiêu là đức tính tốt. Nhưng đến đoạn "Ai cần giúp đỡ để trả nợ thì dì lại ủng hộ cho 1 triệu để trả nợ" thì hẳn là dì đứng hình. "Bài văn khiến dì cháu mang tiếng", dòng chú thích của "khổ chủ" càng khiến dân tình cười đau cả ruột. Cháu tả dì hào phóng thế này thì hẳn ai cũng nhanh chóng xin "in tư" để thiếu nợ còn tìm dì nhờ "ủng hộ" thôi. Cháu với chả chắt.
Bài văn xuất hiện trên mạng xã hội lập tức nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người tỏ ra vô cùng thích thú trước cách viết hóm hỉnh này của cậu học trò nhỏ, đặc biệt là mang yếu tố "thấy gì viết nấy".
Quả thực dù ngây ngô, không văn hoa mượt mà, thế nhưng thay vì tìm văn mẫu và dựa vào đó để viết, học sinh này đã tự ghi suy nghĩ chân thật, qua đó ai cũng cảm nhận được sự quan tâm và tình cảm của em dành cho dì của mình.
Cậu bé cấp 1 kể về nghề nghiệp của mẹ, dòng cuối khiến cô giáo trợn tròn mắt: Nhà mình là đại gia, giàu nứt đố đổ vách em nhỉ? Đọc câu cuối mà dân tình xỉu ngang, xỉu dọc. Các bài văn của trẻ cấp 1 luôn là chủ đề "mua vui" của người lớn. Muốn hiểu rõ thì bạn chỉ cần đọc thử đôi ba bài văn của trẻ là biết. Với những suy nghĩ khi thì ngây ngô, chân thật hết sức, khi lại mơ mộng, bay bổng trên trời,...