Xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên vịnh Thái Lan
Một vùng áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên vịnh Thái Lan gây mưa dông mạnh cho khu vực biển Cà Mau-Kiên Giang.
Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVTƯ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, sáng nay (7/11) một vùng áp thấp trên khu vực vịnh Thái Lan đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40 đến 50 km/giờ), giật cấp 8.
Trong 24 giờ tới áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh thêm.
Video đang HOT
Đến 7 giờ ngày 8/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực phía Tây Vịnh Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40 đến 60 km/giờ), giật cấp 9.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới, khu vực biển Cà Mau-Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh; vùng biển Vịnh Thái Lan có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; sóng biển cao 2-3m; biển động.
Ảnh hưởng của không khí lạnh, ở Vịnh Bắc Bộ và vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam (bao gồm đảo Lý Sơn) có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; sóng biển cao 2-3m. Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6, đêm có lúc cấp 7, giật cấp 8. Biển động.
Từ nay đến hết ngày 8/11 ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam, tiếp tục có mưa vừa, mưa to; riêng các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế có mưa rất to. Từ ngày 9/11 mưa ở các tỉnh miền Trung sẽ giảm dần.
Theo Danviet
Tháng 8, Việt Nam phải hứng chịu bao nhiêu cơn bão?
Tháng 8 vẫn là tháng chính của mùa mưa bão ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nên dự báo, bão có thể tiếp tục đổ bộ đất liền.
Hai cơn bão đổ bộ đất liền trong tháng 7 đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Ảnh Infonet.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, tháng 7/2017, trên Biển Đông xuất hiện 4 cơn bão. Trong đó, 2 cơn bão đổ bộ vào đất liền nước ta là bão số 2 (Talas) và bão số 4 (Sonca) gây những thiệt hại to lớn về người và tài sản.
Nhận định về xu thế thời tiết trong tháng 8/2017, ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết: "Trong tháng này, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng hoạt động trên Biển Đông khoảng 1-2 cơn và khoảng 1 cơn ảnh hưởng đến đất liền".
Ông Cường cho biết thêm, tháng 8 vẫn là tháng chính của mùa mưa tại khu vực Bắc Bộ. Do đó, khu vực sẽ chịu sự tác động chủ yếu của dải hội tụ nhiệt đới hoặc hiện tượng hội tụ gió ở các mực khí quyển trên cao vào gây ra các đợt mưa lớn ở các tỉnh Bắc Bộ.
Khu vực vùng núi phía Bắc đề phòng mưa lớn có khả năng gây ra lũ quét và trượt lở đất đá, vùng trũng đề phòng ngập úng.
Ngoài ra, trong tháng 8, ở các tỉnh Trung du và Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ khả năng xảy ra từ 1-2 đợt nắng nóng.
Gió mùa tây nam trong tháng 8/2016 có khả năng hoạt động ở mức trung bình. Do vậy, khu vực Nam Bộ lượng mưa trong tháng có xu hướng xấp xỉ trung bình, ngoại trừ khu vực Tây Nguyên có khả năng thấp hơn trung bình.
Trong tháng 8, trên phạm vi toàn quốc tiếp tục đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông mạnh, lốc xoáy và gió mạnh trên biển.
Trung tâm Dư bao khí tượng thủy văn trung ương nhận định, trong ca mua bao năm 2017 co khoang 12-14 cơn bao va áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoat đông trên Biên Đông, nhiêu hơn so vơi TBNN (khoang 12 cơn). Trong số đó, sẽ co khoang 3-4 cơn bão, ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, ít hơn so vơi TBNN va tâp trung ơ khu vưc Trung Bô.
Theo Danviet
Vừa dứt bão, Biển Đông lại xuất hiện áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 Một vùng áp thấp xuất hiện trên Biển Đông đã nhanh chóng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, gió giật cấp 7-8. Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVTƯ Chiều nay (27/7), theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, vùng áp thấp...