Xuất hiện amip “ăn não người” ở Việt Nam
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) vừa lần đầu tiên ghi nhận trường hợp bệnh nhân bị viêm màng não do ký sinh trùng amip “ăn não”.
Ca bệnh đầu tiên ở VN
Bác sĩ Võ Minh Quang – Phó phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới chiều 29.8 cho biết, bệnh nhân P.V.T (25 tuổi, quê Phú Yên) nhập viện vào ngày 30.7, trong tình trạng hôn mê, kích động.
Được biết, trước khi nhập viện một tuần, bệnh nhân có lặn mò trai trong một bàu nước ở quê (Phú Yên). Sau đó, bệnh nhân lên cơn sốt, nhức đầu, uống thuốc không khỏi. Khi nhập viện Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) anh T. trong tình trạng sốt, nhức đầu, co giật và được chẩn đoán là viêm màng não.
Các bác sĩ đã hội chẩn rồi nhanh chóng cho bệnh nhân chuyển viện sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.
Đường đi của amip từ môi trường tự nhiên vào cơ thể người – Ảnh: CDC
Kết quả chọc dò dịch não tủy cho thấy bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng amip Naegleria fowleri, với chẩn đoán viêm màng não do amip.
Đến ngày 31.7, bệnh nhân vẫn mê man, sốt cao, tình trạng quá nặng không qua khỏi nên người nhà đã đưa bệnh nhân về.
Xác định con đường đi của amip, bác sĩ Đinh Nguyễn Huy Mẫn – Trưởng khoa Xét nghiệm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới – cho biết thêm, mầm bệnh có thể đã chui qua niêm mạc mũi, rồi đi vào não của bệnh nhân và từ đó gây tổn thương.
Bác sĩ Quang cho biết, amip là loại ký sinh trùng sống ở vùng sông nước. Loại ký sinh trùng này thường gặp gây bệnh đường ruột, ít gặp hơn là gây áp- xe gan, còn ở các cơ quan khác thì hiếm gặp. Đây là trường hợp đầu tiên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tiếp nhận bệnh nhân bị ký sinh trùng amip “ăn” lên tới não.
Video đang HOT
Từ trước đến nay, cũng chưa có báo cáo nào ở nước ta ghi nhận bệnh nhân bị amip Naegleria fowleri “ăn não”.
Nhận diện sát thủ “ăn não”
Theo y văn thế giới, amip “ăn” lên tới não người có tên là Naegleria fowleri. Loại ký sinh trùng này thường được tìm thấy trong những vũng nước tù như ao hồ, sông, suối.
Theo nghiên cứu của Giáo sư Michael Beach, chuyên gia của Cơ quan Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) nghiên cứu về các chứng bệnh bắt nguồn từ nước thì Naegleria fowleri là loại amip ưa nhiệt, khi nhiệt độ tại các hồ nước ấm dần lên thì chúng sẽ hoạt động mạnh hơn.
Ký sinh trùng này chui vào cơ thể bằng đường mũi. Khi xâm nhập cơ thể người, amip Naegleria fowleri sinh sôi rất nhanh, sau đó di chuyển lên não. Tại não, loại amip này hầu như không tiếp tục di chuyển mà tồn tại, ký sinh ở đó và chủ yếu sống bằng nguồn dinh dưỡng nhờ ăn các tế bào não.
Hình ảnh ký sinh trùng amip Naegleria fowleri tấn công và “ăn não” – Ảnh: CDC
Bị nhiễm amip Naegleria fowleri, bệnh nhân sẽ bị viêm màng não.
Triệu chứng lâm sàng chính của bệnh nhân khi bị nhiễm loại amip Naegleria fowleri thường là sốt nhẹ, đau đầu, cứng cổ. Vào thời kỳ cuối, khi não người bệnh đã bị amip Naegleria fowleri phá hủy nghiêm trọng, bệnh nhân có triệu chứng tâm thần, thay đổi hành vi, có ảo giác rồi dẫn đến tử vong.
Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra nhưng bệnh hầu như đều dẫn đến tử vong (tỷ lệ tử vong ước tính khoảng 98%).
Bác sĩ Quang cho biết amip gây bệnh đường tiêu hóa hay nặng hơn là ap-xe gan có thuốc đặc trị được nhưng trường hợp lên tới não thì bệnh viện chưa gặp bao giờ.
Theo nghiên cứu của Giáo sư Michael Beach, hiện tại, chưa có một phương pháp hay loại thuốc nào điều trị có hiệu quả cho những người bị nhiễm loại amip này. Tuy nhiên rất may là rất hiếm gặp trường hợp bị nhiễm amip “ăn não”.
Cách phòng bệnh tốt nhất là chỉ nên tắm, bơi, lặn ở những nơi nước sạch và sử dụng dụng cụ kẹp mũi bảo vệ khi bơi, lặn trong các hồ nước có nguy cơ có mầm bệnh.
Cho đến nay trên thế giới chỉ mới phát hiện được khoảng vài trăm trường hợp bệnh nhân bị nhiễm loài amip “ăn não người” này. Theo thống kê báo cáo ghi nhận tại Mỹ, trong thời gian từ năm 1995 – 2004, có ít nhất 23 người bị tử vong do loại ký sinh trùng amip này gây ra. Số bệnh nhân tử vong nhiều nhất được ghi nhận vào năm 1980, với 8 trường hợp. Vào tháng 8.2011, Cơ quan Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) xác nhận có hai người tử vong do bị nhiễm loại ký sinh trùng amip hiếm gặp này. Theo VNE
"Đào tạo tại chức ở Việt Nam đi sai đường"
Câu chuyện "tại chức" bị từ chối trong tuyển dụng ở một số tỉnh và câu chuyện "nồi cơm" của các trường dường như luôn là đề tài không bao giờ cũ. GS Lâm Quang Thiệp (nguyên Vụ trưởng Vụ GD ĐH- Bộ GD&ĐT), người đã và đang có những nghiên cứu và khảo sát thực tiễn về đào tạo tại chức qua 70 trường ĐH, trao đổi xung quanh vấn đề gây nhiều tranh cãi này...
Chất lượng hệ tại chức đang ở mức báo động - Thưa GS, trước nay vẫn có câu "chính quy còn chẳng ăn ai...", nghĩa là ai cũng hiểu rõ chất lượng của hệ đào tạo này. Nhưng " câu chuyện" vẫn không có gì cải thiện?
-Trong một thời gian dài, việc giao nhiều chỉ tiêu, việc nhiều trường được mở "tại chức", quan điểm chỉ coi tại chức là "nồi cơm" của các trường và việc kiểm soát không chặt, không nghiêm của cơ quan quản lý đã càng khiến chất lượng tại chức càng bi đát.
Bộ GD thả nổi coi như không quản nổi, càng ngày người ta càng chối bỏ hệ đó thì tính chất đã ngày càng nghiêm trọng. Vấn đề này hàng thập niên không đưa ra giải pháp. Có nhiều ý kiến đóng góp nhưng Bộ không có cơ chế nghe ý kiến chuyên gia. Nói mạnh nhưng vẫn vậy mà thôi.
- Giống như một biểu hiện của "phép vua, thua lệ làng" khi mà pháp luật không cho phép phân biệt bằng cấp và việc "từ chối tại chức" đã đẩy ngành GD&ĐT vào thế bí, càng làm suy giảm niềm tin vào một hình thức đào tạo chưa bao giờ giảm nhu cầu này?.
- Chúng ta không nên lên án người tuyển dụng. Bởi trên thực tế, việc tổ chức một hình thức để có thể tuyển chọn chính xác người có năng lực, đúng yêu cầu công việc là việc không dễ và rất tốn kém. Bởi vậy, ở nhiều nơi người ta phải chọn cách ít tốn kém hơn là "lọc" trên hồ sơ và "tại chức" ai cũng nhìn thấy chất lượng thấp hơn chính quy thì lọc trước.
Chẳng hạn khi lọc hồ sơ sẽ thấy trong 100 hồ sơ thì 99 là chính quy, 1 là tại chức nên rất dễ bị loại ngay từ sơ tuyển. Tuy nhiên không nên coi đây là chủ trương chính sách thông báo như vậy... Đành rằng doanh nghiệp tuyển dụng lao động có thể làm thế, còn riêng với cơ quan nhà nước khi tuyển dụng nhân lực thì không nên công khai "từ chối tại chức" như một chính sách, một chủ trương.
- Vậy vấn đề là ở đâu, thưa GS?
- Vấn đề cốt lõi là đào tạo tại chức ở Việt Nam đã đi sai đường. Lẽ ra, cần phải áp dụng một công nghệ khác thì lại dùng công nghệ đào tạo của chính quy, nhưng làm nhẹ đi, dễ dãi đi. Công nghệ đào tạo đối với hình thức không chính quy không có gì bí hiểm, nhưng nó đặc biệt bởi nó dùng cho đối tượng tự học là chính. Bởi vậy, cần có hệ thống học liệu tốt, chương trình, tài liệu phù hợp cho đối tượng tự học.
Việc đánh giá người học ở hình thức đào tạo này cũng phải khác hệ chính quy, tức là đánh giá đầu ra của từng môn học một cách chặt chẽ.
Do công nghệ giáo dục tương ứng với nó hoàn toàn trống không. Kiểm tra đánh gia cuối mỗi môn học cần nghiêm túc như kỳ thi tuyển sinh nhưng trường tổ chức như vậy sẽ tốn kém. Vì thế, các trường mở và không quan tâm đến chất lượng vì đây là "nồi cơm" và thu nhập của họ.
- Chúng ta cần làm gì để hết cảnh thả nổi hệ đào tạo này, thưa GS?
- Thứ nhất, chúng ta cần đầu tư công nghệ cho trường có chức năng đào tạo phi chính quy để phát triển đúng cách hình thức đào tạo này. Phải đầu tư ĐH mở rất nhiều để làm chuyện đó, tôi đề xuất 2 ĐH Mở từ năm 1993 để GD mở từ xa nhưng sau này họ biến thành "ĐH khép" không cấp tiền đầu tư. Đó là khuyết điểm của Bộ GD&ĐT chứ thả nổi cho trường làm sao kiểm soát được chất lượng.
Học theo phương thức mặt sát mặt thầy thì thầy trò phải gặp nhau còn giáo dục mở và từ xa thì công nghệ phải khác nhau... Gốc ở cái đó nên không phải từng trường làm được mà cả hệ thống giáo dục phải được đầu tư.
Thứ 2 phải có hệ thống đánh giá bởi vì với hệ thống sát mặt đánh giá thường xuyên trong khi hệ thống này không gặp thường xuyên để đánh giá được. Cuối môn học phải đánh gia nghiêm túc. Đây là xu thế của thế giới đang co hẹp chính quy và mở rộng tại chức.
Ở nước khác cho đại học mở như Trung Quốc, Thái Lan để xây dựng hệ thống tài liệu học tập, hệ thống đánh giá cho chương trình nên mỗi ĐH Mở có thể tập trung mấy trăm ngàn sinh viên không có vấn đề gì. Trường ĐH nào đào tạo không chính quy có thể sử dụng công nghệ của trường đó.
- Xin cảm ơn GS!
Theo VNE
Lại phát hiện bọ xít hút máu người ở Việt Nam Tối qua (26/8), chị Trần Thị Kim Cúc (Bình Định) đã bắt được một con bọ xít hút máu người ngay giữa nhà. Con bọ xít bắt được tại nhà chị Cúc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế) trưa nay (27/8) đã tiếp nhận mẫu vật bọ xít hút máu người để phục vụ...