Xuất hiện 3 ca cộng đồng, TP Vinh lại giãn cách xã hội theo chỉ thị 15
Sau hơn một tháng không có ca COVID-19, TP Vinh xuất hiện 3 người nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, có lịch trình di chuyển phức tạp.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân TP Vinh – Ảnh: DOÃN HÒA
Sáng 15-8, ông Dương Đình Chỉnh – giám đốc Sở Y tế Nghệ An – cho biết TP Vinh sẽ giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 từ 0h sáng 15-8 cho đến khi có thông báo mới, sau khi tại địa phương này xuất hiện 3 ca COVID-19 mới chưa rõ nguồn lây trong cộng đồng.
“Sở Y tế sẽ hỗ trợ tối đa nhân lực, vật lực cho TP Vinh trong xét nghiệm và khoanh vùng, dập dịch”, ông Chỉnh nói.
Đây là lần thứ 2 TP Vinh áp dụng giãn cách theo chỉ thị 15, sau hơn một tháng không có ca COVID-19 trong cộng đồng.
Theo điều tra dịch tễ, ngày 14-8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An thông báo kết quả xét nghiệm xác định một nữ tiểu thương 42 tuổi, buôn bán hoa quả ở chợ đầu mối TP Vinh, dương tính.
Video đang HOT
Sau đó, con bệnh nhân và một nam tài xế chở hàng cho tiểu thương này cũng mắc COVID-19. Đáng chú ý, đây là 3 ca COVID-19 trong cộng đồng, có lịch trình di chuyển phức tạp nhưng chưa rõ nguồn lây.
Qua truy vết có gần 120 F1 liên quan đến 3 ca bệnh trên.
UBND TP Vinh đã khoanh vùng, xét nghiệm nhanh COVID-19 cho 678 trường hợp kinh doanh tại chợ đầu mối Vinh, đồng thời đã thông báo khẩn đến 25 phường, xã tìm và truy vết những trường hợp đã đến chợ đầu mối Vinh từ ngày 31-7 đến 14-8.
“Hiện tại đã có hơn 1.150 công dân liên quan đến chợ đầu mối Vinh khai báo với chính quyền các phường, xã. Những trường hợp này sẽ được TP tổ chức xét nghiệm ngay trong ngày 15-8. TP sẽ làm hết sức mình để khoanh vùng, dập dịch trong thời gian sớm nhất” – ông Trần Ngọc Tú, chủ tịch UBND TP Vinh, thông tin.
Ông Tú cho biết thêm, sau khi xét nghiệm xong, nếu có kết quả khả quan thì có thể gỡ bỏ dần và ngược lại, nếu tình hình phức tạp hơn thì có thể thực hiện phong tỏa chặt chẽ thêm nhiều khu vực hơn.
Tính đến tối 14-8, Nghệ An có 495 ca COVID-19 ở 19/21 địa phương. Đến nay có 215 bệnh nhân khỏi bệnh, xuất viện. Từ đầu mùa dịch đến nay, có 209 bệnh nhân từ các tỉnh, thành phía Nam trở về Nghệ An.
Hiện Nghệ An đã vận hành hai bệnh viện dã chiến với quy mô hơn 200 giường bệnh điều trị bệnh nhân COVID-19.
Nhiều tỉnh kéo dài thời gian giãn cách theo Chỉ thị 16
Phú Yên, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, thay vì kết thúc ngày 15/8.
Chiều 14/8, ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND Phú Yên quyết định, TP Tuy Hòa, thị xã Đông Hòa, huyện Phú Hòa, huyện Tây Hòa và huyện Tuy An giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 10 ngày. Các địa phương còn lại là huyện Sơn Hòa, huyện Sông Hinh, huyện Đồng Xuân và thị xã Sông Cầu áp dụng Chỉ thị 15.
Phú Yên phát hiện ca nhiễm đầu tiên trong đợt dịch thứ 4 từ ngày 24/6 tại TP Tuy Hòa. Dịch sau đó lan rộng ra 9 huyện, thị xã và thành phố, đến nay đã ghi nhận 2.153 ca. Trong số này, 22 người tử vong, 1.268 người đã được điều trị khỏi Covid-19. Từ ngày 23/7, tỉnh này giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại TP Tuy Hòa, hồi tháng 7. Ảnh: Thiên Lý
Chủ tịch tỉnh Phú Yên đánh giá dịch bệnh trên địa bàn tỉnh còn phức tạp khi nhiều ca dương tính được phát hiện qua sàng lọc, và một số ổ dịch chưa xác định được nguồn lây. "Thời gian tới, một số địa phương có khả năng gia tăng số ca nhiễm, do vậy tỉnh phải tiếp tục áp dụng biện pháp chống dịch quyết liệt", ông Thế nói.
Tỉnh yêu cầu các địa phương tranh thủ thời gian giãn cách xã hội để sàng lọc, tách F0 ra khỏi cộng đồng; mở rộng "vùng xanh", thu hẹp "vùng đỏ"; quản lý chặt đối với người trở về từ TP HCM và các tỉnh phía Nam để ngăn chặn Covid-19.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long , Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh đều giãn cách theo Chỉ thị 16 thêm từ 10 đến 15 ngày hoặc đến khi có thông báo mới, từ ngày 15/8. Chính quyền các tỉnh yêu cầu "ai ở đâu thì ở đó".
Riêng Bến Tre, trừ hai huyện Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú đề xuất áp dụng Chỉ thị 15 đối với các "vùng xanh" và "vùng vàng", hầu hết huyện, thành phố đều kiến nghị tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 thêm một tuần.
Lãnh đạo một số tỉnh đánh giá, thời gian qua vài địa phương, cơ sở chưa thực hiện nghiêm, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, còn chủ quan, mất cảnh giác, dẫn đến hiệu quả phòng, chống dịch chưa cao.
Cầu Tân An 1 và 2 trên quốc lộ 1, bắc qua sông Vàm Cỏ Tây dẫn vào trung tâm TP Tân An (Long An) vắng xe sau khi tỉnh yêu cầu người dân không ra đường, hôm 28/7. Ảnh: Hoàng Nam
Ngoài quyết liệt chống dịch, các tỉnh chỉ đạo các đơn vị, địa phương kịp thời hỗ trợ người lao động theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, duy trì các phiên chợ không đồng, hỗ trợ đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, bảo đảm người dân không bị thiếu đói khi giãn cách xã hội.
Tính từ ngày 27/4, 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã ghi nhận 30.943 ca, chiếm 11,8% ca nhiễm cả nước (261.412). Trong đó, Long An cao nhất vùng với 13.885 ca, tiếp theo lần lượt là Đồng Tháp 4.739 ca, Tiền Giang 4.087 ca, Cần Thơ 2.493 ca, Vĩnh Long 1.574, Bến Tre 1.274, Trà Vinh 794...
Phòng dịch Covid-19, toàn tỉnh Quảng Ngãi giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 Để phòng chống dịch Covid-19, bắt đầu từ 12 giờ ngày 12.8, toàn tỉnh Quảng Ngãi thực hiện phòng dịch tương ứng với mức nguy cơ cao, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ. Từ 12 giờ ngày 12.8, toàn tỉnh Quảng Ngãi giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15. ẢNH: P.A Trưa 12.8,...