Xuân vận năm nay phá kỷ lục về lượt đi lại ở Trung Quốc ?
Giới chức Trung Quốc dự báo sẽ ghi nhận đến 9 tỉ lượt người di chuyển trong kỳ Xuân vận năm nay tại quốc gia tỉ dân.
Đợt du lịch Tết Nguyên đán hằng năm của Trung Quốc, còn được gọi là mùa Xuân vận, là thời điểm người dân lên kế hoạch đoàn tụ với gia đình hoặc du lịch dài ngày.
Vào năm nay, Xuân vận tại Trung Quốc bắt đầu vào ngày 14.1 Dương lịch và kéo dài 40 ngày, kết thúc ngày 22.2. Lưu lượng di chuyển tăng vọt trong thời điểm này cũng thường được xem là thước đo sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời là phép thử cho hạ tầng giao thông ở nước này, theo Reuters.
Hành khách chờ tàu tại nhà ga ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 14.1. ẢNH: REUTERS
Lượt đi lại kỷ lục
Cơ quan chức năng Trung Quốc dự báo sẽ có 9 tỉ lượt di chuyển trong nước trong thời gian 40 ngày Xuân vận, con số kỷ lục và tăng so với mức khoảng 8,4 tỉ lượt được ghi nhận vào năm ngoái. Bộ Giao thông Trung Quốc những năm gần đây đã cập nhật cách tính, theo đó lưu lượng di chuyển trên các tuyến đường cao tốc lớn cũng đã được đưa vào thống kê.
Tự lái xe dự kiến là phương thức di chuyển phổ biến nhất trong kỳ Xuân vận và có thể ghi nhận 7,2 tỉ lượt đi lại trong năm nay, chiếm 80% lưu lượng trên mọi phương thức di chuyển, theo sau bởi tàu hỏa và máy bay. Đi lại bằng tàu hỏa dự kiến đạt kỷ lục 510 triệu lượt, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi máy bay là 90 triệu lượt. Hoàn Cầu thời báo ngày 20.1 đưa tin sau tuần đầu tiên của Xuân vận 2025, Trung Quốc đã ghi nhận hơn 1 tỉ lượt đi lại.
Vào năm 2019, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Trung Quốc đã ghi nhận gần 3 tỉ lượt di chuyển trong Xuân vận.
Video đang HOT
Các điểm đến hàng đầu của những người chọn đi máy bay bao gồm thành phố Trùng Khánh, Thành Đô, Bắc Kinh, Cáp Nhĩ Tân và Tây An. Trong khi đó, các thành phố Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, Nam Kinh, Hàng Châu và Vũ Hán là điểm dừng chân phổ biến của những người đi tàu hỏa. Các chuyến bay quốc tế đến thành phố Tokyo và Osaka (Nhật Bản), Bangkok (Thái Lan) và Singapore cũng ghi nhận gia tăng về nhu cầu.
Nhà ga tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc đông khách trong dịp Tết Nguyên đán ngày 7.2.2024. ẢNH: REUTERS
Chính sách kích cầu du lịch
Người dân tại Trung Quốc năm nay có nhiều lựa chọn du lịch khi được nghỉ 8 ngày trong dịp Tết Nguyên đán, từ ngày 28.1 – 4.2. Trong khi đó, như một phần trong nỗ lực nhằm thu hút lượt khách quốc tế, Trung Quốc đã mở rộng chính sách miễn thị thực cho 38 quốc gia và tăng gấp đôi thời gian lưu trú lên 30 ngày. Những du khách nước ngoài quá cảnh đủ điều kiện có thể xin lưu trú lên đến 10 ngày, so với trước đây tối đa là 6 ngày.
Đài CCTV cho hay trong Tết Nguyên đán năm nay, Trung Quốc tiếp tục miễn thu phí sử dụng đường bộ trên cao tốc cho ô tô tối đa 7 chỗ ngồi. Chính sách miễn thu phí sử dụng đường bộ cao tốc trong các ngày lễ, Tết được Trung Quốc chính thức thực hiện từ năm 2012, nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc và khuyến khích người dân du lịch tự lái.
Bên cạnh nhu cầu đi lại nhộn nhịp, nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp lễ cũng thúc đẩy số lượng đơn đặt hàng trong dịp Tết tăng mạnh. Hoàn Cầu thời báo dẫn thống kê từ Cục Bưu điện Trung Quốc cho hay trong 3 ngày đầu Xuân vận, khối lượng chuyển phát nhanh trung bình hằng ngày ở Trung Quốc vượt hơn 670 triệu đơn hàng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước.
Chính quyền Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Trong ngày 13.1, Quốc vụ viện Trung Quốc (chính phủ) đã triển khai 18 biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực văn hóa và du lịch, bao gồm việc triển khai các phiếu mua sắm, giới thiệu thêm nhiều sản phẩm văn hóa và du lịch phù hợp với người cao tuổ.i và tối ưu hóa các chính sách du lịch nội địa.
Bầu cử Mỹ: Các nhà xuất khẩu Trung Quốc chạy đua tìm hướng đi mới
Hãng tin Reuters (Anh) vừa công bố báo cáo khảo sát thực hiện với 27 nhà xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc có ít nhất 15% doanh thu bán cho thị trường Mỹ.
Công nhân lắp ráp các bộ phận của máy bay Airbus A320 tại nhà máy ở Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc. Ảnh tư liệu: EPA-EFE/TTXVN
Theo kết quả của báo cáo, 12 trong số 27 doanh nghiệp nói trên cho biết đang lên kế hoạch đẩy nhanh việc thiết lập nhà máy mới bên ngoài Trung Quốc, để đề phòng trường hợp ứng cử viên Tổng thống Mỹ, cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
4 doanh nghiệp khác khẳng định vẫn duy trì hoạt động hoàn toàn ở Trung Quốc, chỉ mở thêm nhà máy ở nước ngoài nếu ông Trump đắc cử và tiến hành tăng thuế nhập khẩu. 11 doanh nghiệp còn lại thừa nhận chưa chuẩn bị bất kỳ biện pháp phòng vệ nào liên quan tới kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, hầu hết đều bày tỏ sự lo ngại về khả năng mất quyền tiếp cận thị trường Mỹ.
Ông Trump đã tuyên bố sẽ nâng thuế đán.h vào hàng hóa Trung Quốc lên tới 60% - một mức thuế mà theo nhận định của các chuyên gia và thị trường có thể "đặt dấu chấm hết" cho sự có mặt của hàng hóa Trung Quốc tại Mỹ - nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới.
Mối đ.e dọ.a về thuế suất đó đã làm "rung chuyển" khu vực công nghiệp của Trung Quốc, nơi cung cấp 400 tỷ USD hàng hóa cho thị trường Mỹ mỗi năm và hàng trăm tỷ USD các sản phẩm linh kiện khác được sử dụng trong các sản phẩm mà người Mỹ mua từ các quốc gia khác ngoài Trung Quốc.
Trong trường hợp thuế quan mới được áp dụng, không loại trừ khả năng chuỗi cung ứng của Trung Quốc tới Mỹ sẽ bị gián đoạn, làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp tại cường quốc lớn nhất châu Á, gây tổn hại đến việc làm, đầu tư và tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Và không chỉ Trung Quốc chịu thiệt, ngay cả người tiêu dùng Mỹ cũng sẽ phải mua hàng hóa với giá cao hơn và các nhà sản xuất sẽ phải chịu các khoản chi phí sản xuất phát sinh.
KidKraft, một công ty chuyên sản xuất thiết bị vui chơi ngoài trời có nhà máy đóng tại Trung Quốc, cho biết đã chuyển 20% hoạt động sản xuất ra khỏi nước này sau khi cựu Tổng thống Trump lần đầu tiên nâng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc từ 7,5% lên 25% vào tháng 7/2018.
Phó Chủ tịch phụ trách chuỗi cung ứng và hoạt động của KidKraft, Mike Sagan, chia sẻ, công ty đã giảm số nhà cung cấp Trung Quốc từ 53 xuống còn 41 công ty vào đầu năm nay. Ông nói, mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn. Ngay cả khi người chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng là Phó Tổng thống Kamala Harris - ứng cử viên của đảng Dân chủ - thì xu hướng di dời địa điểm sản xuất vẫn sẽ diễn ra, nhưng với tốc độ chậm hơn, để giảm thiểu rủi ro căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới.
Ông Sagan cho biết chi phí sản xuất của công ty tại các nước khác cao hơn khoảng 10% so với việc sản xuất tại Trung Quốc và có khả năng sẽ tăng lên theo thời gian. Nhưng không có nhiều lựa chọn khi tính toán đến nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.
Việc Mỹ nâng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc từ năm 2018 đã mang lại lợi ích cho Đông Nam Á, nơi nổi lên là địa điểm thay thế thích hợp mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ tìm đến. Nhưng ngay cả khi Mỹ nâng thuế suất lên mức hiện nay lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc cũng không bị ảnh hưởng đáng kể. Cơ cấu kinh tế toàn cầu phụ thuộc chủ yếu vào tiêu dùng Mỹ và sản xuất của Trung Quốc không thay đổi.
Thậm chí, thị phần trong lĩnh vực sản xuất toàn cầu của Trung Quốc đã không ngừng tăng lên, đặc biệt là khi nước này chuyển hướng giải ngân tín dụng từ lĩnh vực bất động sản sang hoạt động sản xuất, để theo đuổi mục tiêu tạo ra lực lượng sản xuất mới.
Hơn nữa, thuế suất cho tới thời điểm hiện tại chỉ tác động nhỏ đến cán cân thương mại Mỹ-Trung Quốc. Cường quốc lớn nhất thế giới vẫn ghi nhận thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Điều này cho thấy sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau giữa hai nước.
Tuy nhiên, một "cuộc chiến thương mại 2.0" của ông Trump dự báo sẽ tác động lớn đến các nhà xuất khẩu Trung Quốc, những người đang phải vật lộn với lợi nhuận sụt giảm do áp lực giảm phát và nhu cầu tiêu dùng trong nước yếu.
Các nhà kinh tế học cho biết, trong trường hợp ông Trump trở lại Nhà Trắng, việc nâng thuế quan lên 60% sớm nhất có thể có hiệu lực là vào giữa năm 2025. Ước tính động thái này sẽ làm giảm từ 0,4-0,7 điểm phần trăm tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong cùng năm, thông qua việc doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư ra nước ngoài và việc làm cũng như sản lượng sản xuất ra bị cắt giảm.
Hầu hết các nhà xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc, khi được hỏi, đều bày tỏ hy vọng ông Trump sẽ điều chỉnh lập trường của mình nếu thắng cử.
Diệu Linh (Theo Reuters)
Tận hưởng mùa Đông quanh năm với công viên băng tuyết trong nhà lớn nhất thế giới Công viên giải trí băng tuyết trong nhà tại Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc) đã chính thức mở cửa đón khách, mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm nhiệt độ mùa Đông quanh năm. Du khách tham quan công viên băng tuyết trong nhà tại Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc,...