Xuân Tóc Đỏ lại bước lên màn ảnh
Phim truyền hình &’ Trò đời’ được chuyển thể từ bốn tác phẩm &’Số đỏ’, &’Làm đĩ’, &’ Kỹ nghệ lấy Tây’ và &’Cơm thầy cơm cô’ của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912 – 2012), VFC quyết định sản xuất phim truyền hình dài 30 tập – Trò đời, lấy xương sống câu chuyện từ tác phẩm Số đỏ cùng các tác phẩm khác của ông như Ánh sáng kinh thành, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Làm đĩ. Thông qua các nhân vật được tổng hợp từ sáng tạo tài năng của cố nhà văn, Trò đời tái hiện bức tranh sinh động về xã hội Việt Nam thời kỳ trước năm 1945.
Xuân Tóc Đỏ (giữa) và bà Phó Đoan (phải) trong phim truyền hình “Trò đời”. Ảnh: VFC.
Phim miêu tả thân phận những người nông dân bị bần cùng hóa, bị thu hút bởi ánh sáng ma mị, quyến rũ nơi đô thị phồn hoa và dấn thân vào chốn thị thành. Tiếp cận với nền văn minh mang đậm dấu ấn bi hài, có người lạc bước và kịp thức tỉnh để thoát ra từ vũng bùn của một xã hội đang tha hóa (như Đũi), nhưng số đông trở nên lưu manh hóa một cách toàn diện trong tham vọng sinh tồn (như Xuân Tóc Đỏ). Câu chuyện và không khí xã hội trong phim được cố gắng thể hiện đúng tinh thần trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng: một xã hội đầy bất an, kệch cỡm, giả dối, hợm của, ích kỷ và vong quốc.
Khán giả sẽ được gặp những nhân vật nổi tiếng từ văn học bước lên màn ảnh nhỏ như Xuân Tóc Đỏ, cụ Cố Hồng, bà Phó Đoan, tiểu thư Tuyết “ngây thơ”, ông Phán “mọc sừng”, bác sĩ Trực Ngôn, Em Chã, Vỹ Cầm… Nhân vật Đũi, một trong những vai nữ có nhiều đất diễn nhất của Trò đời, được tổng hợp từ hình mẫu trong nhiều tác phẩm của Vũ Trọng Phụng.
Được chuẩn bị từ năm ngoái, Trò đời do hai biên kịch Trịnh Thanh Nhã và Lê Anh Thúy viết kịch bản. Nữ đạo diễn Phạm Nhuệ Giang là người thực hiện bộ phim này với phần chỉ đạo nghệ thuật do chồng bà – đạo diễn Thanh Vân – đảm nhiệm. Phim được quay tại Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng và Bắc Ninh. Ngoài việc cải tạo các biệt thự Pháp cổ, nhiều bối cảnh đã phải phục dựng sao cho phù hợp với những cảnh quay khác nhau.
Phim có bối cảnh vào những năm 1930 – 1940 của thế kỷ trước. Ảnh: VFC.
Phục trang trong phim được may mới hoàn toàn với những thiết kế dựa trên cơ sở bối cảnh Việt Nam thời kỳ 1930 – 1940. Đây là thời kỳ trang phục truyền thống Việt có sự tiếp biến mạnh mẽ với trang phục phương Tây. Phong trào Âu hóa chốn thị thành thể hiện muôn màu muôn vẻ trong đời sống từ việc học tới việc làm, từ gia phong tới chốn ăn chơi đàng điếm, từ cả người sang tới kẻ lầm than…
Trong buổi họp với báo giới Hà Nội chiều 6/12, đạo diễn Đỗ Thanh Hải – giám đốc sản xuẩt của VFC – cho biết: “ Trò đời được thực hiện vào thời điểm ý nghĩa, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố nhà văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đang nỗ lực nâng cao chất lượng phim truyền hình bằng những tác phẩm đặc sắc”. Đạo diễn Thanh Vân, chỉ đạo nghệ thuật của phim, cũng tiết lộ, sau Vũ Trọng Phụng, VFC sẽ chuyển thể những tác phẩm của hai nhà văn Thạch Lam và Lan Khai lên màn ảnh nhỏ.
Đạo diễn Nhuệ Giang cho hay, trước khi thực hiện Trò đời, bà cũng tìm xem lại phiên bản phim truyền hình Số đỏ từ 20 năm về trước và rất bất ngờ trước những cảnh nude táo bạo. Tuy nhiên, nữ đạo diễn cho rằng phim truyền hình chưa có sự phân cấp tuổi tác nên Trò đời sẽ không có những cảnh nóng bạo dạn: “Cảnh nóng sẽ tiết chế hết mức có thể và khán giả có thể hiểu, tự tưởng tượng sau màn ảnh”.
Video đang HOT
Đạo diễn Nhuệ Giang đang trao đổi với diễn viên Việt Bắc (vai Xuân Tóc Đỏ) trước một cảnh quay. Ảnh:VFC.
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã cho biết: “Văn của Vũ Trọng Phụng tả rất thực, từ âm thanh khi các nhân vật làm &’chuyện đó’. Điều này khi viết kịch bản, chúng tôi đã tiết chế nhưng khi đạo diễn Nhuệ Giang đọc lần đầu, chị ấy vẫn thấy rằng không khí của Trò đời quá nhục dục và lại tiết chế thêm một lần nữa. Phim vẫn sẽ giữ tinh thần tả thực như trong nguyên tác nhưng đồng thời giữ cho màn ảnh nhỏ những hình ảnh sạch sẽ”.
Ngoài những gương mặt gạo cội như NSƯT Minh Hằng (vai bà Phó Đoan), Quang Thắng (vai ông TYFN), Trò đời quy tụ dàn diễn viên trẻ ít tên tuổi như Bảo Thanh, Việt Bắc, Thúy An. Vai diễn nặng ký – Xuân Tóc Đỏ – được giao cho Việt Bắc, một diễn viên mới tốt nghiệp và mới chỉ đóng một số tiểu phẩm trong Thư giãn cuối tuần. Tuy nhiên, đạo diễn Nhuệ Giang tin tưởng vào sự lựa chọn này sau một thời gian tìm kiếm qua rất nhiều gương mặt tới casting.
NSƯT Minh Hằng vào vai bà Phó Đoan.
Cảnh quay Xuân Tóc Đỏ hít thuốc phiện.
Xuân Tóc Đỏ và Đũi.
Xuân Tóc Đỏ và tiểu thư Tuyết “ngây thơ”.
Tạo hình của Việt Bắc khi vào vai Xuân Tóc Đỏ.
Nữ diễn viên Bảo Thanh vào vai Đũi.
Trò đời dài 30 tập và đã quay xong hai phần ba. Phim dự kiến lên sóng truyền hình vào giờ vàng trong năm sau.
Trailer phim Trò đời
Theo VNE
Đỏ mặt vì cảnh phòng the trên sân khấu
Trong "Nước mắt người điên", cảnh phòng the giữa cô vợ và anh bác sỹ, cô vợ và đứa cháu trai của chồng diễn ra khá dài. Cảnh "nóng" táo bạo, chân thực tới mức làm nhiều người xem cũng phải ngượng ngùng cúi mặt...
Hai vở diễn nổi bật của sân khấu kịch Sài Gòn tại Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc làm khán giả đỏ mặt vì cảnh phòng the nóng bỏng.
GS.NSND Đình Quang, một tên tuổi gạo cội của ngành sân khấu khen ngợi diễn xuất của nữ diễn viên Thanh Vân sau khi thưởng thức 2 vở kịch của sân khấu Hồng Vân tại Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc đang diễn ra tại Huế. "Tôi cho rằng tìm được một nữ diễn viên diễn giỏi, tỉ mỉ và rất thật như Thanh Vân trên sân khấu không phải là dễ, nhất là trong vở "Nước mắt người điên. Người phụ nữ trong vở kịch bị đẩy vào rất nhiều tình huống rắc rối, trớ trêu nhưng Thanh Vân đã diễn rất tốt", GS.NSND Đình Quang nói.
Thanh Vân vai Dung và NSƯT Việt Anh vai ông Hoàng trong vở "Nước mắt người điên"
Lần "mang chuông đi đánh xứ người này", sân khấu kịch Vân Tuấn của bà bầu Hồng Vân cho khán giả thưởng thức vở diễn rất ăn khách của tác giả Chí Trung, "Nước mắt người điên" và một vở mới toanh vừa dàn dựng cũng gây xôn xao là "Làm..." của tác giả Chu Thơm phóng tác theo tiểu thuyết "Làm đĩ" của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Trong 2 vở diễn của sân khấu Vân Tuấn, GS.NSND Đình Quang đánh giá cao vở "Nước mắt người điên" hơn. Ông cho rằng vở diễn này chững chạc hơn, cách diễn cũng không còn tự nhiên chủ nghĩa mà đã được nâng lên tầm văn học. Nếu tiết chế lại một số cảnh thì người xem hiểu biết sẽ thấy đây là một vở mực thước. Nhưng diễn như hiện nay ta vẫn thấy có hơi hướng giải trí để hút khán giả, đúng theo gu của kịch Sài Gòn vốn thiên về nghe, nhìn nhiều hơn.
Ông nhận xét: "Hai vở có 2 cách dựng, 2 cách diễn hoàn toàn khác nhau. Vở "Làm..." đậm phong cách Sài Gòn đúng nghĩa. Còn "Làm..." có hơi hướng phóng sự, đúng sở trường của Vũ Trọng Phụng. Tuy nhiên, cách diễn trong "Làm..." còn rất tự nhiên chủ nghĩa. Khi dàn dựng có lẽ chưa nghiên cứu kỹ bối cảnh thời gian, lịch sử thời kỳ những năm Vũ Trọng Phụng viết "Làm đĩ" thế nên phục trang và cả trang trí sân khấu có phần chưa chuẩn xác...
Vai diễn của Thanh Vân trong "Nước mắt người điên" được đánh giá cao
"Nước mắt người điên" đã có xung đột kịch nhưng thì mấu chốt để tạo ra xung đột chưa thuyết phục. Ở đây, người chồng vì ấm ức với vợ vì vô tình làm chết người con, oán trách vì vợ vì chuyện đó đã hành hạ vợ 6 năm trời bằng cách "đi tu", không cho vợ hưởng cái hạnh phúc làm vợ nữa. Người vợ sau thời gian dài chịu đựng, tìm cách chữa trị cho chồng không được đã bắt tay với bác sỹ đẩy chồng vào nhà thương điên...
Thế nhưng cái cớ để đẩy người chồng vào nhà thương điên lại không được củng cố và có phần phi thực tế. Không ai có thể bắt một người tỉnh táo vào nhà thương điên được, không đúng với thực tế xã hội. "Một vở kịch bao giờ cũng có xung đột nhưng nhen xung đột như thế nào phải hợp lý, hợp lẽ, phải chân thực về mặt đời sống, sâu sắc về ý nghĩa xã hội thì xung đột mới có giá trị. Xung đột trong "Nước mắt người điên" còn thiếu chân thực về mặt đời sống", GS.NSND Đình Quang nói.
Cả 2 vở "Làm..." và "Nước mắt người điên" đều khai thác khá kỹ các cảnh phòng the trên sân khấu. Trong "Nước mắt người điên", cảnh phòng the giữa cô vợ và anh bác sỹ, cô vợ và đứa cháu trai của chồng diễn ra khá dài. Cảnh "nóng" táo bạo, chân thực tới mức làm nhiều người xem cũng phải ngượng ngùng cúi mặt...
Một cảnh "nóng" trong vở "Làm...".
"Những cảnh phòng the nóng bỏng có hơi nhiều một chút nhưng đó cũng là cái gu của kịch Sài Gòn vốn làm ra để kéo càng nhiều công chúng tới rạp", GS. NSND Đình Quang nhận xét. Theo ông, với những lớp diễn liên quan đến cảnh phòng the thế này, sân khấu kịch phía Bắc thường thiên về "gợi ý", khán giả có thể tự hiểu. Nhưng trong "Nước mắt người điên" thì những cảnh này lại là "tả", lại tô đậm và kéo dài. Nói chung, kịch miền Nam diễn tự nhiên, thoải mái, kỹ thuật đài từ còn yếu nhưng lại tạo ra ưu điểm là gần gũi với đời sống, tạo ra sự thích thú cho khán giả.
Thêm vào đó, trong cả 2 vở kịch đều có những lớp chọc cười khán giả kéo dài. Trong vở "Làm...", đó là phần trò chuyện "ngây ngô, ngố tàu" của cô Sen và anh Bùn. Trong "Nước mắt người điên", đó là những chuyện hài hước diễn ra trong thế giới của người điên. Ông Hoàng, nhân vật người chồng "điên" thì ít mà những người xung quanh điên thì nhiều để tạo sự thích thú cho khán giả.
VietNamNet
Ốc Thanh Vân nóng với "Làm đĩ" Nữ diễn viên xinh đẹp đã có nhiều cảnh nóng vô cùng táo bạo trên sân khấu trong vở kịch mới "Làm...", chuyển thể từ tác phẩm "Làm đĩ" của Vũ Trọng Phụng. Rơi đúng vào thời điểm những đường dây bán dâm của các hoa hậu, người đẹp bị phanh phui trong thời gian gần đây, "Làm..." đang trở thành tâm điểm...