Ra mắt bộ sưu tập “Thành phố màu di sản” tôn vinh áo dài ngũ thân
Mong mỏi đưa áo dài ngũ thân tiệm cận hơn với công chúng, nghệ nhân Năm Tuyền đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để sáng tạo ra những chiếc áo dài vừa giữ nét truyền thống, vừa mang hơi thở hiện đại.
Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024), đồng thời đán.h dấu sự kiện ra mắt Chi hội Di sản Văn hóa Áo dài – TPHCM thuộc Hội Di sản Văn hóa TPHCM, nghệ nhân Năm Tuyền giới thiệu đến công chúng và người yêu áo dài bộ sưu tập mang tên Thành phố màu di sản.
Bộ sưu tập (BST) được trình diễn ngay trong Lễ công bố quyết định xếp hạng các di tích Lịch sử – Văn hóa vào sáng 22/11 tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, hướng đến kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.
Bộ sưu tập mang tên “Thành phố màu di sản” được trình diễn tại buổi lễ (Ảnh: Ban tổ chức).
Nghệ nhân Năm Tuyền – Chi hội trưởng Chi hội Di sản Văn hóa Áo dài – TPHCM – chia sẻ: “Đây là một vinh dự vô cùng lớn lao với tôi, đồng thời cũng nhắc nhở tôi về trách nhiệm lan tỏa tình yêu áo dài ngũ thân đến với công chúng nhiều hơn nữa”.
Mỗi tà áo trong BST Thành phố màu di sản là sự kết tinh của giá trị truyền thống hòa quyện với hơi thở hiện đại.
Video đang HOT
Các chất liệu truyền thống như lụa Mã Châu (Quảng Nam), lụa Nha Xá (Duy Tiên) hay vải lanh dệt đan cài thông thoáng được nghệ nhân và những người thợ lành nghề sử dụng khéo léo, tạo nên những chiếc áo dài ngũ thân mang đến sự thoải mái và tiện nghi cho người mặc.
BST sử dụng màu sắc tươi sáng, trẻ trung (Ảnh: Ban tổ chức).
Chọn các màu trầm ấm làm chủ đạo nhưng BST không đơn điệu mà phối trộn thêm các sắc tươi sáng của một thành phố năng động như sự hòa điệu giữa cũ và mới, giữa xưa và nay.
Bên cạnh các sắc trơn thuần khiết, một số áo được thêu họa tiết theo phong cách cung đình Huế. Bên cạnh đó, có những thiết kế ứng dụng hoa văn đương đại tinh tế, thể hiện thông điệp về sự tiếp nối những giá trị vượt thời gian của tà áo ngũ thân trong đời sống ngày nay.
Hoa văn trên áo dài được sử dụng tinh tế (Ảnh: Ban tổ chức).
Nhà thiết kế, nghệ nhân Năm Tuyền có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề may. Từ năm 2019, ông bắt đầu tìm hiểu về áo dài ngũ thân. Năm 2020, ông giới thiệu BST áo dài ngũ thân đầu tiên tại phố cổ Hà Nội.
Nghệ nhân Năm Tuyền cho biết, làm áo dài với ông là trách nhiệm, là lời tri ân của ông với nghề may nói riêng và với văn hóa dân tộc nói chung.
Áo dài rồng phượng mở màn Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024
Thăng Long, vùng đất 'rồng bay lên' trở thành họa tiết chủ đạo cho 3 bộ sưu tập Hoàng Long - Lương Duyên - Tâm Sen của nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam, mở màn Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Áo dài rồng phượng ngày nay được thiết kế với nhiều kiểu dáng, màu sắc và chất liệu khác nhau, từ những mẫu áo dài truyền thống với họa tiết rồng phượng cách điệu cho đến những mẫu áo dài hiện đại . ẢNH: NVCC
Tối 4.10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long (Hà Nội) diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề Hà Nội - Tinh hoa áo dài. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh và khai thác tà áo dài truyền thống của dân tộc như một sản phẩm du lịch độc đáo.
Trong chương trình, khán giả được sống lại không khí hào hùng với nhiều hoạt cảnh, bài múa, trình diễn áo dài tái hiện lại Hà Nội - thủ đô anh hùng, trong chiến đấu đã đi vào lịch sử vàng son và nay đang không ngừng phát triển hội nhập.
Áo dài rồng phượng là sự kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thể hiện mong muốn về cuộc sống thịnh vượng . ẢNH: NVCC
Đỗ Trịnh Hoài Nam vinh dự mở màn bộ sưu tập áo dài mới với cảm hứng từ rồng, phượng trong tín ngưỡng và văn hóa dân gian Việt. Theo anh, nếu rồng đại diện cho sức mạnh, may mắn và thịnh vượng, thấm đẫm lý tưởng của người quân tử thì phượng biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã của người phụ nữ.
Từ đó, nhà thiết kế quyết định kết hợp hai hình ảnh đặc trưng này trong các mẫu áo dài nữ ly vuông được thiết kế đối xứng mang ý nghĩa sum vầy. Thông qua bộ sưu tập, Đỗ Trịnh Hoài Nam thể hiện niềm tự hào về một vùng đất thiêng liêng và ước nguyện cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Áo dài rồng phượng là sự kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc . ẢNH: NVCC
Các thiết kế được tạo nên bởi sự kết hợp giữa chất liệu lụa truyền thống cùng kỹ thuật thêu tay, đính kết thủ công từ những bàn tay khéo léo của hàng trăm nghệ nhân làng nghề truyền thống tại Thường Tín, Mỹ Đức, Chương Mỹ thực hiện. Theo Đỗ Trịnh Hoài Nam, sự kết hợp hài hòa này mang đến những mẫu thiết kế vừa giữ gìn được nét cổ xưa truyền thống, vừa thấm đẫm hơi thở hiện đại.
Áo dài mang đậm bản sắc văn hóa, thể hiện sự tôn trọng và yêu thích văn hóa dân tộc trong các sự kiện lớn. Điều này không chỉ tạo nên sự khác biệt mà còn góp phần khẳng định giá trị và sự độc đáo của thời trang Việt trong xu hướng toàn cầu. Đây là năm thứ 3 Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội được tổ chức, góp phần xây dựng một sản phẩm văn hóa, du lịch, quảng bá hình ảnh của thủ đô: "Điểm đến an toàn - thân thiện - chất lượng - hấp dẫn".
Diện áo dài xuống phố, nghe hương tết mênh mang Dẫu biết rằng thời nay các cô gái diện áo dài quanh năm chứ chẳng riêng gì dịp tết, vẫn cảm nhận rõ nét hương vị tết thật gần khi ngắm nhìn những tà áo dài tung bay trên phố đông. Áo dài chiết eo cổ điển được mặc nhiều trong các dịp trang trọng mang tính lễ nghi truyền thống như cưới...