Xuân này, trước khi định trốn Tết đi xa, thử nghĩ bố mẹ còn được bao mùa xuân tựa cửa chờ mình
Tết những năm gần đây bao giờ cũng thế, vẫn luôn là câu chuyện khiến nhiều người dùng dằng, đắn đo giữa đi hay ở, giữa về hay không về.
Tết vốn không chỉ dừng lại ở khía cạnh phong tục văn hóa nhiều đời người Việt truyền giữ, cũng chẳng phải chỉ là đôi ba câu chuyện tín ngưỡng đầu xuân thuộc về yếu tố truyền thống trước nay vẫn vậy; mà hơn hết, Tết xưa nay vẫn luôn là dịp để những người con, dù đi đâu xa quê, vẫn một mực hướng về gia đình, nơi có những người thân yêu đang chờ, sau một năm dài đằng đẵng với những bộn bề, lo toan. Tết hơn hết hàm chứa trong mình một câu chuyện xúc cảm và nhân văn hơn mang tên mùa đoàn viên.
Đã từ rất lâu, cứ mỗi độ Tết về, dù ở bất cứ đâu, dù xa xôi cách mấy, người Việt vẫn cố gắng gói ghém, sắp xếp lại những dang dở của năm cũ để về bên gia đình, quây quần bên nhau, kể nhau nghe những câu chuyện về một năm cũ đã qua như để trút hết tất thảy những gánh nặng, không may ở lại và rồi chúc tụng nhau, nói nhau nghe những điều tốt đẹp để chào đón một khởi đầu mới hanh thông, thuận lợi.
Quá khứ là vậy, tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, cái đà hội nhập quốc tế cuốn theo đó là khái niệm “hiện đại chuẩn toàn cầu” làm Tết vơi đi ít nhiều màu sắc truyền thống. Những phong tục ngày Tết tuy vẫn đấy nhưng được biến tấu để tinh gọn hơn, đơn giản hơn và phù hợp với cái tất bật, hối hả của nhịp sống.
(Ảnh: Beat)
Kéo theo đó, nhiều người cũng chẳng còn mặn mà gì với những câu chuyện mang tên Tết. Tết dần trở thành một dịp bình thường như bao ngày khác, đôi khi nó còn mang một gánh nặng vô hình, đôi khi khiến người ta mệt mỏi và áp lực. Áp lực từ công việc chưa vơi, áp lực đến từ Tết lại đến, nhiều người khó tránh cảm giác mất đi sự mặn mà.
Để rồi, việc quay trở về nhà sau một năm ròng rã như một lẽ thường tình vẫn đều đặn hàng năm như thế, người ta lại lựa chọn đi đến những miền xa để riêng mình tận hưởng cái không khí riêng tư, tự do, tự tại. Để rồi đến hẹn lại lên, câu chuyện “trốn Tết” đi chơi xa hay trở về bên gia đình đón Tết truyền thống luôn là đề tài sôi nổi, tạo ra những cuộc tranh luận cực kỳ gay gắt.
“Làm cả năm trời mệt mỏi, cớ gì dăm ba ngày Tết lại về nhà?”
Video đang HOT
“Làm cả năm trời mệt mỏi, cớ gì dăm ba ngày Tết lại về nhà” - đó là ý kiến được rất nhiều người đồng tình khi những cuộc tranh luận đi chơi hay về nhà dịp Tết được đưa ra. Thật vậy, một năm 12 tháng trời ròng rã quay cuồng trong guồng quay công việc không một phút nào được ngơi nghỉ, ai cũng cần lắm những giây phút xả hơi, nạp lại nguồn năng lượng thiết yếu để bắt đầu một hành trình mới tươi tắn và năng động hơn.
Những kỳ nghỉ trong năm thì ít khi nào kéo dài khiến cho những chuyến đi chơi xa dường như trở nên quá đỗi xa xỉ đối với nhiều người. Trong khi đó, đợt nghỉ Tết luôn kéo dài từ một tuần trở lên, xét về khía cạnh thời gian đã là một câu chuyện quá đỗi thuận lợi. Hơn nữa, sau một năm cống hiến hết mình, Tết là cơ hội để nhiều người có cho mình những khoảng thưởng hậu hĩnh. Tiền bạc rủng rỉnh, thời gian rộng dài, thiên thời, địa lợi, nhân hòa đủ đầy, nếu không tận dụng thì thật sự đã quá lãng phí.
(Ảnh minh hoạ)
Tết là dịp 1 năm sẽ có 1 lần, nếu chẳng may để lỡ mất Tết này, chúng ta vẫn còn phía trước cả quãng thanh xuân với vô vàn cái Tết khác đang chờ đón. Hơn nữa, nhân gian xoay vần, mùa Tết nào chẳng giống mùa Tết nào, cũng bấy nhiêu đó thứ, vẫn là thịt kho, dưa hành, mai đào, mâm ngũ quả… Cớ sao phải làm đi làm lại một việc như thế trong khi cuộc sống có vô vàn những thứ chờ ta khám phá, chinh phục?
Hơn hết, việc quay trở về quê để ăn Tết mang đến cho họ vô vàn những khó khăn, áp lực mà họ buộc phải đối mặt. Sau một năm dài gặp mặt, những câu hỏi của họ h.àng, người thân về cuộc sống đời thường như: “đã có bạn trai/bạn gái hay chưa?”, “bao giờ lấy chồng?”, “dự định sinh bao nhiêu đứa con”, “Lương thưởng bao nhiêu, có mua nổi nhà ở thành phố hay không?” luôn vô tình đưa những người trẻ nhạy cảm vào thế khó.
Bấy nhiêu câu chuyện đó khiến Tết đối với nhiều người chẳng còn mang nhiều ý nghĩa, mà ngược lại còn khiến họ thêm phiền phức, áp lực. Vì thế mà, một chuyến đi xa ngày Tết là cách thức hiệu quả để có thể giải quyết mọi vấn đề đặt ra.
“Nhẩm tính xem, mình còn được gặp bố mẹ bao nhiêu lần nữa?”
Tết có thể đang nhạt và mất dần bản sắc theo nhận định của nhiều người, nhưng chung quy, Tết xưa hay Tết nay, Tết truyền thống hay Tết hiện đại trước giờ vẫn vậy, luôn là dịp để những người thân yêu quây quần, tận hưởng không khí đầm ấm, hạnh phúc và mong cầu những điều tốt đẹp cho nhau. Dù có đưa ra muôn vàn lý do, luận điểm để chối bỏ thì về cơ bản Tết đoàn viên vẫn nằm trong tâm trí của hàng triệu con người Việt Nam như một ưu tiên hàng đầu.
Thật ra, nếu bạn chậm lại một phút để tinh tế hơn cảm nhận, bạn sẽ nhận ra rằng, Tết thật sự vui ở những ngày cận Tết, lúc cả gia đình cùng nhau rửa dọn, sửa sang lại ngôi nhà, mua thêm chậu hoa tươi, quây quần bên nồi bánh chờ trời sáng. Bởi đó chính là phút giây chúng ta được cùng những người thân yêu hăng say làm việc. Niềm vui và yêu thương đến từ sự đông đủ và sum vầy. Không phải điều gì khác mà chính không khí đoàn viên của mỗi gia đình góp lại, tạo nên cái rực rỡ, tươi mới của ngày Tết.
(Ảnh: Dao Duy Viet)
Tết này, bạn có thể không cần về quê ăn Tết để có thể dành thời gian và tiền bạc để chinh phục những ước mơ ấp ủ, để khám phá những chân trời mới. Điều này hoàn toàn bình thường, chẳng sao cả vì đó là cuộc đời của bạn, bạn muốn làm gì với nó là quyền ở bạn, chỉ là không khí ở quê, nơi căn nhà có bố, có mẹ, có những đứa em sẽ thiếu vắng đi một bóng hình. Dù vậy, bất luận người nhiều hay ít, bố mẹ nhất định sẽ giống như mọi năm, chuẩn bị sẵn củi đốt lò, đi mua dăm bảy cây giò, mua bánh chưng, bắt gà nuôi trong nhà giết thịt, đợi con trai, con gái bên ngoài về nhà ăn Tết.
Người ta vẫn thường nói, thế giới rộng lớn bao la, có vô vàn nơi chúng ta cần và có thể đến nhưng chỉ có một chốn để về. Hết kiếp này, chúng ta chưa chắn đi hết địa cầu nhưng hễ cứ về với gia đình, chắn chắn ai cũng sẽ được yêu thương, che chở. Bố mẹ già vẫn luôn ở đấy, trước hiên nhà, chuẩn bị sẵn mọi thứ, chờ đứa con thơ vẫy tay ở đầu ngõ. Năm rộng tháng dài, Tết với bố mẹ không phải là bánh mứt, bạc tiền, nhà cao cửa rộng mà chính là đứa con đã lâu rồi chưa được thấy mặt. Chúng ta còn nhiều mùa xuân để đi, tuy nhiên, bố mẹ còn bao nhiêu mùa xuân nữa để chờ ta về đây?
Theo helino
Chỉ có cơm trắng và mỳ gói, bữa cơm đầu tiên của người con về nhà ăn Tết vẫn ấm áp lạ thường
"Đây là bữa ăn đầu tiên mình về quê ăn Tết đấy các bạn ạ. Bố mẹ mình quanh năm chỉ toàn như vậy thôi và Tết cũng không ngoại lệ, tuy nghèo nhưng rất hạnh phúc và ấm áp".
Những ngày cuối năm, cái không khí tấp nập của đời sống thường nhật khiến ai cũng hối hả gói ghém, soạn sửa trở về bên gia đình, quây quần bên mâm cơm đầm ấm và đầy ắp, rôm rả tiếng nói cười chuyện trò. Tết của những con người đủ đầy là thế, tuy nhiên, đâu phải ai cũng có thể đón một cái Tết rộn ràng và ấm no khi câu chuyện mưu sinh hàng ngày vẫn đang là bài toán nan giải.
Vừa mới đây, trong một diễn đàn trên mạng xã hội được đông đảo bạn trẻ quan tâm có đăng tải câu chuyện về bữa cơm chiều cuối năm của một thành viên. Trở về nhà sau một thời gian xa cách, thành viên này có dịp ăn cùng gia đình mình bữa cơm chiều. Đáng lẽ ra đó phải là một bữa cơm đầm ấm với cá, thịt đủ đầy mừng đứa con phương xa về nhà đón Tết. Nhưng không, trên mâm cơm vỏn vẹn một nồi cơm trắng cùng với nồi mỳ điểm vài lá rau thay canh cho dễ nuốt.
Đính kèm với bức ảnh này là dòng tâm sự của chủ nhân bức ảnh: "Đây là bữa ăn đầu tiên mình về quê ăn Tết đấy các bạn ạ. Bố mẹ mình quanh năm chỉ toàn như vậy thôi và Tết cũng không ngoại lệ, tuy nghèo nhưng rất hạnh phúc và ấm áp.Về đi các bạn gia đình là nơi duy nhất đầy tình yêu thương".
Ngay khi vừa được đăng tải không lâu, tấm ảnh giàu cảm xúc chiều cuối năm này đã nhanh chóng thu về rất nhiều sự chú ý. Rất đông người dùng mạng có chung cảm xúc bồi hồi đã để lại những bình luận chia sẻ:
"Những bữa ăn hạnh phúc bên gia đình như thế này dù không phải sơn hào, hải vị hay vi cá, bào ngư nhưng là bữa ăn mà một đứa xa nhà như mình luôn khát khao, thèm muốn. Một bữa ăn có đủ vị, áp ấm đến lạ".
"Bạn may mắn lắm đấy! Lâu rôi mình không con biêt thê nao la bưa cơm gia đinh, dù ngày thường hay Tết. Ba me minh li hôn, them lăm cuôc sông quây quân bên ba me".
"Phải đi thật xa mới muốn được trở về.Trước đi làm xa, đến Tết là râm ran trong người, trông ngóng từng ngày từng giờ để được về ăn cơm mẹ nấu. Bây giờ ở nhà không đi làm xa lại thấy Tết chẳng có vị gì".
Vậy đó, cuộc sống này vốn dĩ vẫn còn nhiều lắm những bộn bề, mưu sinh và những nỗi âu lo thường nhật. Mỗi người riêng một hoàn cảnh, giàu sang, sung túc có, khó khăn, cơ hàn cũng có, nhưng trên hết không khí quây quần, đầm ấm bên gia đình là thứ mà bất cứ ai cũng khao khát, mong cầu mặc kệ cuộc sống có thế nào đi chăng nữa.
Tết đến là dịp để gia đình có thể đoàn tụ bên nhau, kể nhau nghe những vui buồn đã qua rồi hướng tới những mục tiêu mới trong cuộc sống. Dẫu đâu đó vẫn còn nhiều gian khổ, khó khăn trước mắt, tạm thời gạt sang một bên, xách balô lên và về nhà với bố mẹ để ngày Tết thật sự trọn vẹn và đủ đầy, bạn nhé!
Theo helino
Ám ảnh kinh hoàng trên chuyến xe về quê ăn Tết: Cô gái trẻ bị "đôi tay hư hỏng" này tìm cách sàm sỡ Tâm trạng háo hức của cô nàng đã bị phá hỏng, thay vào đó là nỗi sợ và cảm giác phẫn uất trào dâng chỉ vì đôi tay lạ từ ghế sau đã có hành động sàm sỡ nhân lúc cô ấy đang thiếp ngủ. Dạo gần đây, các hình ảnh gây đau mắt trên những chuyến xe xuôi ngược đưa những người...