Xuân này em sẽ về thăm thầy
Ngày ấy, sau khi tốt nghiệp THCS, bố bị bệnh, mẹ một mình lăn lộn với cuộc sống mưu sinh để lo cho mấy chị em ăn học. Thấy mẹ quá vất vả, tôi xin mẹ đăng ký vào học lớp bổ túc, vừa đi học vừa có thời gian nghỉ phụ giúp gia đình.
Vì lớp bổ túc ngày ấy học một tuần ba ngày, hai năm ba lớp. Trong lớp có 33 thành viên với đủ thành phần công việc. Anh Ngọc là Trưởng Công an xã, anh Hy Trưởng trạm Y tế, nhiều chị là giáo viên mầm non, nhiều anh là bộ đội xuất ngũ.
Có chị Tuyết, anh Phúc tốt nghiệp bổ túc xong, công tác thêm năm năm là về hưu. Nhiều học sinh lớn tuổi hơn các thầy cô đứng lớp. Thế mà tôi là cô học trò nhỏ tuổi nhất, là cô bé nhỏ nhất trong lớp bổ túc khóa đầu tiên mở tại huyện Quảng Điền.
Mấy anh chị trong lớp nói: “Thầy Phan Dũ là Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên, cũng là giáo viên dạy văn của lớp mình, thầy rất sâu sắc, đầy tình người đấy em à”.
Video đang HOT
Ấn tượng buổi học đầu tiên của tôi là thầy rất gần gũi và thân thiện. Từ Quảng Thái về lớp học cách 12 km, đường đi lởm chởm toàn đá tổ ong, nhiều lần tôi cùng chị Cúc bị trễ học vì lốp xe đạp bị thủng, thế mà thầy không quảng ngại giảng lại bài. Thầy ghé lên thăm nhà tôi, tận tình chỉ bảo cho tôi rất nhiều điều. Chị Hồng Anh nói: “Chị rất thương bố chị, nhưng chị em mình cứ xem thầy giống như người bố thứ hai Hảo nhé!”. Thế là tôi và chị Hồng Anh đều thống nhất xem thầy như người bố thứ hai của mình, và điều đó như là bí mật của hai chị em.
Khi biết mình không đủ tuổi để thi tốt nghiệp, tôi rất buồn và khóc, nhưng nhờ thầy và thầy Duyên đã động viên an ủi, giúp đỡ làm các thủ tục giấy tờ. Nhiều lúc tôi nghĩ nếu như ngày ấy không có thầy khích lệ và định hướng, không biết ngày hôm nay tôi có được công việc ổn định như bây giờ không?
Ra trường và đi làm, công việc bận rộn cuốn phăng đi tất cả mọi thứ, kể cả sự hờ hững và vô tâm của mình đối với người thầy năm xưa. Nhiều lúc tôi chạy xe, quay đầu nhìn vào lớp học với những hồi ức kỷ niệm, cái lớp học hoen ố vôi vữa tạm bợ năm nào giờ thay vào ngôi trường bổ túc hai tầng khang trang lộng lẫy, thầy vẫn là Giám đốc của trung tâm, hàng ngày với những nhiệt huyết cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục.
Nhiều lần em muốn vào thăm thầy, nhưng rồi cứ viện cớ công việc và khất lần mãi. Anh Lượng, anh Dũng, anh Quân… và hầu như tất cả các thành viên trong lớp ngày ấy đều rất thành đạt trong công việc hôm nay, không biết các anh chị trong lớp vào những ngày lễ có ai về thăm Thầy không? Hay là lãng quên và đỗ lỗi vì công việc giống như tôi. Để đến hôm nay, vô tình đọc được những dòng tâm sự của những học trò viết về thầy cô giáo của mình với tất cả tấm lòng kính trọng, tôi mới thảng thốt nhận ra sự thờ ơ thật đáng trách của mình đối với người thầy mà mình rất mực tôn kính năm nào.
Một mùa xuân nữa lại sắp về, nhất định em và chị Hồng Anh sẽ về thăm thầy cô như đứa con thơ rong chơi lâu ngày quay về tạ lỗi. Cảm ơn thầy đã giúp em rất nhiều trong những ngày thơ dại. Em sẽ lưu giữ mãi hình ảnh đẹp của Thầy, như một kỷ niệm đẹp mãi mãi không thể phai mờ trong ký ức tuổi học trò.
Theo Lao động
Cái Thùy
Có lẽ, trong suốt cuộc đời này tôi không thể nào quên được cái Thùy - cô bạn cùng khóa, với kỷ niệm buồn, khiến tôi còn ân hận, day dứt đến tận bây giờ.
Năm ấy, tôi học lớp 8B Trường PTCS Rạng Đông, Nghĩa Hưng, Nam Định. Mặc dù đã mười bốn, mười lăm tuổi nhưng đứa nào cũng vẫn còn nghịch ngợm như quỷ. Nhà trường vừa mới xây được hai phòng học mái bằng và ưu ái cho hai lớp 8 chúng tôi vào học. Mặc dù đã được thầy hiệu trưởng nhắc nhở là phải giữ gìn lớp học sạch đẹp nhưng các hình vẽ và những dòng chữ vẫn được chúng tôi vẽ lén lút lên bức tường vôi trắng toát ấy. Nhiều nhất là các hình vẽ về xe tăng, máy bay, tàu chiến, súng ống... với đủ màu sắc.
Rồi cũng đến lúc Thùy khó chịu với trò đùa dai như đỉa của tôi nên đã ngồi dịch ra một chút khiến tôi không còn được nhìn thấy mái tóc dài ấy nữa. Tôi chuyển sang viết thư. Tôi xé những mảnh giấy nhỏ bằng bàn tay, viết vào đó một hai dòng rồi vo viên lại, dùng que đẩy sang phía bên kia. Hình như cái Thùy thích thú bởi vì nhiều lần tôi thấy nó đưa tay ra đón viên giấy mà tôi đẩy sang...
Thế rồi tôi bị cảm, phải nghỉ học gần một tuần. Hôm khỏi ốm, tôi đến lớp và được thằng Tùng - ngồi cạnh tôi ghé tai kể rằng trong những ngày tôi nghỉ học, thỉnh thoảng cái Thùy đi ngang qua lớp tôi và nhìn vào cái lỗ thủng như muốn tìm cái gì đó. Tôi vội vàng xé giấy viết thư cho Thùy. Vì muốn viết nhiều nên thành ra mảnh thư ấy to quá. Tôi vo mãi mà viên giấy cũng chỉ nhét vừa miệng lỗ. Tôi phải chọc thật mạnh để đẩy viên giấy ấy sang. Bỗng nghe tiếng kêu thất thanh ở lớp bên kia.
Ôi thôi, cái Thùy đang ôm mặt khóc. Máu và nước mắt từ mắt phải chảy ra đầm đìa khuôn mặt. Thì ra khi tôi chọc mạnh cái que sang cũng là lúc cái Thùy đang ghé mắt dòm vào cái lỗ thủng. Cái que ấy đã làm rách mi mắt trên rồi chọc vào con ngươi khiến nó rất đau đớn.
Sau một thời gian được điều trị trên Hà Nội, cái Thùy trở lại với chỗ ngồi quen thuộc ở trong lớp học. Cũng may là Thùy vốn học giỏi nên cũng không mấy khó khăn trong việc theo đuổi chương trình. Ai hỏi về vụ tai nạn đó, Thùy đều nói là khi cúi xuống gầm bàn, do sơ ý mà bị chiếc bút máy chọc vào.
Lên cấp 3, Thùy được chọn vào lớp Toán của trường chuyên trên tỉnh. Rồi đường đời muôn ngả và cuộc sống bộn bề khiến chúng tôi không có dịp gặp lại nhau. Thùy bây giờ đã là thạc sĩ, giảng dạy ở trường ĐHSP Hà Nội I.
Còn tôi, run rủi thế nào mà sau khi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm lại được về dạy ở ngay ngôi trường làng mình đã học ngày xưa. Mặc dù hai phòng học mái bằng ngày ấy không còn nữa bởi đã được thay bằng dãy nhà ba tầng khang trang, nhưng nhiều khi đứng trên bục giảng nhìn xuống cuối lớp, tôi vẫn hình dung thấy cái lỗ thủng ấy. Phía bên kia lỗ thủng là ánh mắt của Thùy ngày ngày cứ nhìn xoáy sâu vào miền tâm tưởng của tôi...
Theo Lao động
Cậu học trò nghèo và mấy dây bầu Nhà tôi nghèo lắm, ở thành thị mà chẳng biết đến ánh đèn điện, vẫn tranh tre như ở quê. Mẹ mua gánh bán bưng độ nhật qua ngày, nên chuyện học hành là cả một cuộc vật lộn ghê gớm. Tôi thường đói lòng đến lớp, và triền miên làm đơn xin miễn giảm học phí, cho dù khi ấy mức đóng...