Xuân Lan mỉa mai mẫu hở ngực vô danh “kém biết điều”
“Công nhận hay thiệt. Thời buổi này, cứ to đùng và chịu hở bạo thì sẽ được chú ý ngay lập tức. Không cần biết thật giả thế nào. Ôi… Khổ thân…”, Xuân Lan chia sẻ với giọng điệu châm biếm.
Trong 1 sự kiện mới đây Xuân Lan cùng rất nhiều người nổi tiếng khác cùng tham dự và siêu mẫu gần như lu mờ trước 1 cô người mẫu “ vô danh tiểu tốt” ăn mặc hở hang. Trên trang cá nhân, Xuân Lan “mỉa mai” người mẫu trẻ và cô gửi lời nhắn nhủ của mình tới những người mẫu hiện nay bằng những lời bộc bạch rất chân thành.
Xuân Lan châm biếm cô gái ăn mặc hở hang “vô danh” được báo chí săn đón hơn ngôi sao nổi tiếng.
Nội dung dòng chia sẻ của Xuân Lan như sau:
Văn Hoá Thảm Đỏ…
“Thảm Đỏ” xin được bỏ trong ngoặc kép. Là nơi để các nhân vật nổi tiếng chụp ảnh trong một sự kiện nào đó. Thường thì là backdrop in tên sự kiện, logo của các đơn vị tài trợ phía sau và thảm được trải phía trước cho các khách mời đứng chụp ảnh với chủ nhân sự kiện đó. Một là để lưu lại kỷ niệm là các nhân vật này đã đến dự sự kiện. Hai là để lên báo PR về chương trình với sự xuất hiện của các nhân vật nổi tiếng là khách mời danh dự đến sự kiện đó (celeb).
Có nhiều phóng viên và nhiếp ảnh đứng trước backdrop chuẩn bị sẵn ống kính. Bất cứ nhân vật nào xuất hiện trên thảm là sẽ được chụp ảnh. Càng nổi tiếng thì càng được khai thác nhiều, ảnh chụp liên tục. Đương nhiên hình ảnh này sẽ xuất hiện trên các báo sau đó. Rất nhanh và chi tiết.
Bắt đầu từ đây mới có những hành vi gọi là “kém biết điều” hay “không tế nhị”, nói thẳng là “vô duyên” của một số người ở thảm đỏ làm cho nhiều người khác phải khó chịu. Nhất là chủ nhân sự kiện.
Trong một sự kiện gần đây, khi chủ của một câu lạc bộ đang chụp ảnh đón khách tại backdrop thì đột nhiên có sự xuất hiện của một cô gái hở ngực. Cô ấy không đứng vào chụp cùng gia chủ mà đứng tách riêng ra ngoài.
Các phóng viên thấy hở quá đà thì thi nhau chuyển hết ống kính qua đó. Bỏ mặc các nhân vật chính đứng lóng ngóng trong thảm đỏ. Cô ấy đứng đó, vặn vẹo rất lâu, cười rất tươi, mặc kệ nhiều người đang khó chịu về cách hành xử kém duyên ấy. Một vài người nổi tiếng khác thấy vậy cũng làm theo.
Video đang HOT
Các ống kính xoay tùm lum hướng, và không có 1 ống kính nào xoay về backdrop cùng chủ nhà và các khách mời khác. Đến khi mình phải lên tiếng nhắc nhở một số “người nhà” không nên chi phối sự tập trung của các máy ảnh thì tình hình giảm được 50%. 50% ống kính còn lại vẫn đang ở xa với cô gái hở ngực tươi cười lạc lõng với sự kiện kia. Công nhận hay thiệt. Thời buổi này, cứ to đùng và chịu hở bạo thì sẽ được chú ý ngay lập tức. Không cần biết thật giả thế nào. Ôi… Khổ thân..
Đây là một kinh nghiệm mới mà mình sẽ dạy học trò cách hành xử có văn hoá trên thảm đỏ. Cho dù các em nổi tiếng tới đâu thì các em cũng phải ý nhị, biết điều. Có như vậy thì người ta mới đánh giá các em là có văn hoá ứng xử.
Thêm một lời dặn dò nữa. Hãy nhớ ai là chủ nhân của sự kiện. Đừng chiếm thảm đỏ quá lâu. Đừng trơ trẽn nhảy bổ vào bất kỳ khách nào để chụp chung. Đừng biến sự kiện đó thành sự kiện của mình theo kiểu mặt dày mày dạn. Hình ảnh của mình chẳng sang đẹp lên đâu. Chỉ có xấu đi và những cái bĩu môi lắc đầu sẽ theo mình mãi mãi.
P/S : Cô gái kia. Trước đó 1 tuần có người gửi vào danh sách người mẫu tham gia biểu diễn trong đêm sự kiện ấy. Theo lời gửi gắm là “em ấy rất muốn tham dự sự kiện này” . Nhưng mình không nhận lời vì không biết cô ấy là ai. Và không biết cô ấy diễn có tốt không. Thế nhưng, sự xuất hiện ngoạn mục bất ngờ kia là điều mình hoàn toàn không lường trước được. Mình thua!!!”.
Theo Trithuctre
Đầu năm, nghe người giàu nói về hạnh phúc và tiền bạc
Người ta vẫn nói "tiền mua được hạnh phúc" - dưới một ngưỡng nhất định. Và trên thực tế, nếu thu nhập hàng năm của bạn là 75.000 USD thì việc tăng thêm thu nhập cũng không khiến bạn hạnh phúc hơn.
Tuy vậy, sự thật về sự giàu có và hạnh phúc phức tạp hơn bất cứ kết quả nghiên cứu nào. Hãy xem ví dụ điển hình của Evan Spiegel, vị CEO 23 tuổi thành lập nên Snapchat.
Evan Spiegel.
Mới đây, nhiều tờ báo Mỹ đã đăng tin Spiegel đã từ chối khoản tiền lên tới 3 tỷ USD với đề nghị sáp nhập từ Facebook. Khi mọi người đọc tin này, họ nghĩ Spiegel thật điên rồ.
Nhưng cũng có những điều hợp lý ở đó. Spiegel đến từ một gia đình rất giàu có. Bố anh sống tại một khu xa xỉ bậc nhất vùng Los Angeles. Bên cạnh đó, Spiegel cũng có thể bán một phần cổ phiếu Snapchat cho nhiều nhà đầu tư thu lại hàng triệu USD.
Như vậy, khi từ chối khoản tiền 3 tỷ USD từ Facebook, Spiegel cũng nói KHÔNG với việc trở nên giàu có hơn. Anh vốn dĩ đã quá giàu rồi.
Và khoản tiền kếch xù của cha anh và anh đã mang lại gì cho anh? Đó là một cuộc sống khá thoải mái với việc quản lý một công ty công nghệ toàn cầu. Nó mang lại cho anh sự mưu cầu.
Mưu cầu có nghĩa là một điều gì đó không giống như hạnh phúc, nó không thể được định giá.
Rất nhiều người thuộc giới công nghệ hiểu điều đó và tôn trọng quyết định của Spiegel. Tuy nhiên không phải ai cũng vậy. Một nhà quản lý cấp cao thất vọng cho rằng Spiegel đang khiến con cháu của gia đình Spiegel nghèo đi.
Tất nhiên, chủ đề giàu có và mối quan hệ của nó tới hạnh phúc là một điều rất phức tạp. Nó cần sự đánh giá của nhiều người. Do đó, chúng ta không khỏi thú vị khi đọc những ý kiến trên Quora, nơi mà những người giàu có trả lời câu hỏi: "Bạn cảm thấy thế nào khi trở nên giàu có về mặt tài chính?".
Có thể bạn sẽ cảm nhận thấy thú vị, ấm áp và sự chân thành trong những chia sẻ đầy thẳng thắn sau đây:
Tiền không làm cho bạn hạnh phúc hơn, nhưng mối quan hệ thì có.
Tôi hoài nghi với niềm tin về sự giàu có rằng: "Khi bạn sở hữu nhiều hơn, cũng có nghĩa là bạn cần nhiều tiền hơn để bảo đảm mức độ hạnh phúc của mình. Hạnh phúc liên quan chặt chẽ với mối quan hệ và chất lượng của mối quan hệ đó. Tôi không tin rằng nó là một hình khối mà nhà kinh tế có thể đưa ra kết luận sau khi đo lường" - J.C. Hewitt
Tiền không thay thế được các mối quan hệ thật sự.
Tiền càng nhiều, bạn càng muốn nhiều thêm.
"Tôi nghĩ rằng, nếu tối có thể kiếm được 10 triệu USD và sau đó cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng. Tuy vậy, thực sự thì nhiều người khác đã có thể kiếm được 11 triệu USD. Và một lần nữa tôi lại thấy mình nghèo. Bây giờ tôi cần có 100 triệu USD để cảm thấy hạnh phúc" - James Alturcher
Khi người giàu thấy sức khỏe đi xuống, họ thấy ít tự hào hơn với khối tài sản của mình.
"Sau khi mẹ tôi đạt được những gì mà bà nghĩ là thành công thì bà phát hiện ra mình bị ung thư giai đoạn 4. Bà sống những ngày cuối đời trong sự nuối tiếc với tất cả những quyết định của mình, dằn vặt bản thân ngày qua ngày. Những trang nhật ký cuối cùng của bà cho thấy bà không còn đề cao những gì bà có, sự nhận thức hạnh phúc không nằm tại những mặt nổi diễn ra khá muộn màng" - Mona Nomura
Những người giàu cũng có những nỗi buồn tương tự, nhưng họ không bị tổn thương quá nhiều bởi vì họ vẫn giàu.
"Những người giàu cũng thường xuyên có những vấn đề, những tổn thương về mặt tâm lý tương tự như bất cứ người nào. Và tất nhiên là vào một số trường hợp, tiền cũng có thể gây ra sức ép tâm lý khiến họ không hạnh phúc. Nhưng có một điều khác biệt - nếu như bạn không hạnh phúc nhưng giàu có, bạn vẫn sở hữu nhiều tiền. Và tiền đem lại sự thoải mái". - Steven Kane
Tâm trạng bạn vẫn không đổi khi bạn giàu có
"Sau một vài tháng sống trong sung túc, cuối cùng bạn sẽ cảm thấy quen với điều đó, và trở lại với con người thật sự của mình" - Balraj Chana.
Nếu bạn giàu có nhờ vào đồng lương của mình, bạn kết thúc cuộc đời mình trong công việc.
"Xét về khía cạnh xã hội, bạn sẽ thấy cuộc sống của những người kiếm được rất nhiều tiền có thể không như những gì bạn nghĩ. Những người giàu có trên truyền hình có thể là người sinh ra trong giàu có. Những người giàu có nhờ làm việc thường cống hiến hết mình cho công việc. Ở một khía cạnh nào đó, cha của tôi là người làm việc và đi lại đây đó quanh năm. Khi em tôi sinh ra, ông ấy đang phải tới lui giữa Zurich và New York 5 ngày trong một tuần" - J.C.Hewitt.
Sự giàu có mang lại ít rủi ro
"Cuộc sống tôi có chứa đựng ít rủi ro. Nếu ốm, tôi sẽ đến những bác sĩ giỏi nhất. Nếu tôi đầu tư vào bất động sản, tôi có thể bù lại được khoản lỗ từ việc đầu tư mà không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của mình. Tôi có 5 đứa con, và tôi biết rằng chúng đều sẽ được học đại học". - Josh Kerr
Sau khi trở nên giàu có, bạn vẫn đặt câu hỏi: "Có phải bạn đã đến đích hay chưa"?
"Khi bạn đạt được mục tiêu tiền bạc, bạn sẽ bắt đầu nghĩ "Có phải đây là cái mình muốn?". Và nếu bạn thực sự là một cá nhân cầu tiến, với mong muốn thay đổi thế giới, bạn có thể tự hỏi bản thân rằng điều gì tiếp theo, và làm sao để thay đổi thế giới?" - Vô danh.
Theo Dantri
Có hay không chuyện không nghiện cũng bị ép vào trại để cai? Công an thị trấn Sông Cầu huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) bắt người vô tội vạ vào trại cai nghiện bằng cách ra quyết định sẵn, "dụ" người đi lên công an xã, thị trấn làm việc rồi cho cưỡng bức đưa thẳng vào Trại Bà Diệu - mẹ Phạm Đức Trung - đi kiện khắp nơi vì cho rằng con mình không...