Xuân Hinh mua đất lập ‘quỹ phòng chống bất hiếu’
“Tôi đang ở cái nhà trên đất của nhà vợ, còn nhà ở quê là nhà thờ của các cụ, phải để lại chứ chả lẽ lại bán nhà đi để “chén” à?”, danh hài đất Bắc chia sẻ về tin đồn là “đại gia nhà đất”.
Cầm tinh con Hổ, năm Nhâm Thìn này Xuân Hinh vừa tròn 50. Nổi tiếng là tếu táo, “xuất khẩu không chỉ thành thơ mà thành cả “hò vè”, Xuân Hinh ngoài đời trẻ trung hơn nhiều so với tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh”. Trái với nhiều người, anh chẳng sợ “lên lão” mà ngược lại còn có vẻ háo hức.
- Không biết có nên chúc mừng anh nhân dịp “lên lão”?
- Chúc thì cứ chúc đi, tôi sợ gì lên lão! Ở quê tôi có cái lệ, ai 50 thì được làng tổ chức cho cái lễ ngoài đình gọi là lên lão, con cháu vây quanh chúc tụng. Ai cũng thế, mình không thế lại thấy “kém miếng khó chịu”. Thực ra, từ năm ngoái tôi đã được “lên lão” rồi, tính theo tuổi các cụ.
- Vậy xin chúc anh tuy đến tuổi được xếp vào hàng “ kính lão đắc thọ” nhưng “cái răng vẫn chắc cái chân không mềm” để còn dẻo dai diễn hài phục vụ bà con.
- (Cười giòn … ngâm nga) Đừng tưởng Xuân Hinh “Tuổi già như lá mùa thu, cái răng thì rụng cái chân thì mềm” nhé. Xuân Hinh vẫn hay mơ mình mới có 18, mới chỉ có cái tóc nó bạc, cái mắt nó mờ đi tý thôi.
Nói đùa chứ, tôi cũng không còn sung sức như xưa nữa. Xưa diễn vài show một đêm cũng cứ băng băng, năm có 365 ngày, tôi diễn 500 suất. Bây giờ, chân tay cũng “rệu rã”, không kham nổi nữa, “xưa thì bất kể sớm trưa, bây giờ đủng đỉnh lưa thưa gọi là” thôi.
Đấy, giờ là thời buổi công nghệ thông tin mà mình cập nhật chậm, tiếng Anh không bằng các cháu ở nhà, mắt nhìn xa còn có 1/10, đọc sách phải đeo kính nên đã thấy ngại đọc. Chả bệnh già thì bệnh gì? Bắt đầu thấy hơi chán chán rồi.
Xuân Hinh.
Video đang HOT
- Nhưng trông anh vẫn còn xuân lắm, nhất là vẻ bề ngoài, không những xuân mà còn ngầu. Anh có bí quyết gì?
- Tôi không có bí quyết gì, đơn giản là cứ cười nhiều vào, có gì uất ức trút thẳng ra ngoài đường, đừng có mang về nhà đổ cho vợ con. Tôi ăn uống cũng đơn giản, đậu phụ hay vài con tôm con tép cũng xong bữa, không có nhu cầu gì nhiều.
- Thế mà thiên hạ đồn đại Xuân Hinh là “đại gia nhà đất”, “chả có nhu cầu gì nhiều” thì sao làm đại gia được?
- Ngày xưa nghèo mãi, đến khi tôi có tý tiền nghĩ ngay đến việc xây mộ cho các cụ ở quê. Sau đó, tôi có tý nữa xây cái nhà rộng rãi hơn để có chỗ “chui ra chui vào”. Sau nữa, tôi thừa ra chút ít cũng nghĩ đến chuyện mua mấy mét đất đấy, nhưng cứ đi đến đâu mới hỏi giá rồi về thôi mà người ta đã đồn ầm lên là Xuân Hinh vừa mua đất ở đây rồi, làm thiên hạ cứ tưởng Xuân Hinh là đại gia nhà đất.
Sự thực, tôi đang ở cái nhà trên đất của nhà vợ, còn nhà ở quê là nhà thờ của các cụ, phải để lại chứ chả lẽ lại bán nhà đi để “chén” à? Chắc là sắp tới tôi cũng mua ít đất để dành gọi là “quỹ phòng chống bất hiếu”, nhưng tôi mua ở xa xa vì còn phải hỏi ý kiến con (cười khoái trá).
- Sao anh lại phải hỏi ý kiến con rồi mới mua đất?
- Tôi phải hỏi chúng chứ, sau này già yếu chả nhờ nó nhờ ai? Trong nhà tôi, bố con bình đẳng, bố chỉ nói phòng trong thì phòng ngoài con đã hiểu ý.
- Anh đã chuẩn bị sẵn sàng để đón tuổi già, vậy anh đã 50 tuổi, nhịp sống có chậm hơn trước không?
- Có chứ, tuổi ấy ở quê là lên ông lên bà rồi. Bây giờ tôi đi diễn không dám nhảy nhót như xưa, chỉ lượn ra lượn vào thôi. Tôi mà ký hợp đồng với nhà sản xuất là dứt khoát phải có mấy điều khoản như không cưỡi động vật 4 chân (trừ người cõng), không nhảy tường vượt rào. Có nhà sản xuất bảo chưa bao giờ thấy có ai ký hợp đồng như thế, tôi mới bảo: “Bây giờ ông thấy rồi đấy”.
- Có phải vì sợ “tuổi già sầm sập sau lưng” nên gần đây anh bận chạy show nhiều hơn?
- Tôi bị rơi vào cái tình thế khó xử, vì tôi biết là khách ít đến thì quý lắm, nhưng khách đến ở hàng tháng có khi chán không muốn nhìn nhau. Tôi quan niệm cái mặt mình là của quý, đã là của quý mà đi đâu cũng thấy thì còn gì là quý. Vì khán giả quý mến nến nhiều bầu show cứ mời mọc, còn làm băng làm đĩa. Tôi chỉ muốn 2 năm ra đĩa một lần, bây giờ, tuổi tôi càng cao càng mệt mỏi, nhiều lúc phải cố đấy. Nhiều người cứ hỏi: “Chắc là cát-xê cao lắm”. Tính tôi lại làm việc theo “cơn”, có khi rất cao nhưng cũng có khi không cần đồng nào.
- Diễn hài quanh năm, mỗi khi ra đĩa thì đĩa lậu “phủ sóng” khắp từ quê ra tỉnh, cả người già người trẻ người khỏe ngườiyếu đều mê. Anh có sợ đến lúc nào đó sẽ khiến khán giả nhàm chán?
- Tôi chấp nhận điều đó vì diễn hài cũng như món ăn, hôm nay thích món này mai thích món khác là chuyện bình thường. Tôi chỉ biết cố gắng hết mình dù “cái tuổi nó đuổi xuân đi”, “dở hơi nhưng tiền rơi vẫn nhặt được” (cười).
- Mỗi năm mỗi tuổi, giờ mơ ước của anh chắc cũng khác xưa?
- Mỗi tuổi một khác. Hồi từ Bắc Ninh mới lên Hà Nội chỉ mơ có được cái xe máy “cào cào” để đi cho đỡ khổ, rồi mơ lấy được cô vợ vừa đẹp vừa hát hay, có lúc nghèo quá lại mơ có nhiều tiền… Bây giờ, tôi chỉ cầu một chữ an nhàn. Sức khỏe không tốt không an nhàn, tiền không có cũng không an nhàn được mà con không học giỏi vợ không ngoan cũng không an nhàn. Thế nên để được chữ an nhàn khó lắm.
Gia đình Xuân Hinh.
- Thế vợ anh có được như anh “mơ”"ngày xưa không?
- Cô nào hát hay, xinh xắn là tôi hay mê, nhưng tôi cứ mơ hão thế thôi. Sau nghĩ lại, mình nói nhiều phải lấy cô nào ít nói mới được, bởi tôi đi suốt ngày, vợ phải ở nhà chăm lo con cái, thế mới ra cái gia đình. Lấy cô vợ vừa đẹp vừa hát hay có khi lại hỏng, không tồn tại được đến giờ. Trong nhà tôi ai đóng đúng vai người ấy, tôn trọng nhau, hiểu ý nhau là chính.
- Xem ra anh rất nghệ sĩ trên sân khấu nhưng ngoài đời cực kỳ tỉnh táo?
- Tỉnh chứ. Khi diễn tôi cũng thế, tỉnh nhưng mà say, diễn lên đồng mà quên hết thì có ngày ngã đâm vào cột điện à? Tôi ở tuổi nay mà ngoài đời cứ diễn với vợ như trên sân khấu thì chỉ còn nước nằm ngáp ngáp.
- Trên sân khấu anh diễn tiểu phẩm nịnh vợ được nhiều khán giả hưởng ứng, ngoài đời anh có bao giờ nịnh vợ không?
- Tôi tâm niệm “một lòng thờ vợ kính con”, thế là ổn. Vợ chồng nhiều khi là phải hiểu nhau và chấp nhận nhau. Tôi hay phải diễn cặp cùng các nữ diễn viên, vợ tôi chẳng bao giờ ghen vì rất hiểu chồng. Thế nên tôi đi đâu cứ đi, cứ phải “ăn cơm rồi mới ăn quà, ăn quà xong phải về nhà ăn cơm” (cười).
Theo Đời sống Gia đình
Nhục nhã vì bị vợ khinh thường ra mặt
"Anh có giỏi thì viết đơn, tôi kí. Tôi báu gì loại chân đất mắt toét như anh. Mà anh đã suy nghĩ kĩ chưa thế? Bỏ tôi, mẹ anh không có tiền chữa bệnh lăn ra củ tỏi thì anh là đứa con bất hiếu đấy!"
Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Bố mẹ tôi lẽ ra cũng không đến nỗi nghèo khó bần cùng nếu như họ không cố gắng sinh bằng được con trai. Sau 4 lần đẻ chỉ toàn "thị mẹt", cuối cùng ông bà cũng cố sinh được một người con trai chống gậy là tôi.
Nhà nghèo, bố mẹ tôi làm ruộng không đủ để nuôi 7 miệng ăn và cho các con học hành. Các chị tôi đều chỉ học hết cấp 2 là phải nghỉ học ở nhà phụ bố mẹ. Tất cả của cải trong nhà dồn lại để nuôi đứa con trai duy nhất là tôi ăn học. Không phụ lòng cha mẹ, tôi cũng đỗ vào trường Đại học Ngoại Thương. Tôi quyết tâm học hành để sau này có thể đổi đời cho bản thân và gia đình.
Cứ ngỡ ra trường với tấm bằng đỏ, tôi có thể dễ dàng kiếm được một công việc tốt giúp đỡ gia đình. Ngờ đâu, trụ lại Hà Nội này khó hơn tôi tưởng. Tôi tự tin cầm tấm bằng đi gõ cửa các công ty, ngân hàng lớn nhưng câu trả lời luôn là không. Không có người quen giúp, không có kinh nghiệm, hầu như đến đâu tôi cũng bị loại vì lí do "thiếu kinh nghiệm thực tế".
Để bố mẹ nuôi thêm nửa năm, cuối cùng tôi hạ thấp tự kiêu và ước mơ của mình. Tôi nộp đơn vào những nơi bình thường hơn. Sau quá trình dài lang thang tìm việc, tôi vào làm kế toán cho một công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên kinh doanh nội thất.
Giám đốc công ty là một bác rất giàu, có rất nhiều cửa hàng buôn bán. Đáng tiếc, bác chỉ có độc nhất một cô con gái. Bác rất quý tôi. Vào làm một thời gian khá lâu thì bác tỏ ý muốn gả con gái cho tôi.
Lúc đầu, tôi rất ngạc nhiên tại sao bác không chọn một nơi môn đăng hộ đối cho con gái mà lại chọn một đứa nghèo kiết xác như tôi. Nhưng về sau, khi gặp con gái bác, tôi đã hiểu ra tất cả.
Cô ấy là một người phụ nữ kênh kiệu. Cô ấy sành điệu, ăn chơi khét tiếng, luôn có thái độ coi thường nhân viên trong công ty. Nếu là một người có tiền, tôi cũng chẳng thèm lấy một người như cô ấy. Trong đầu tôi đã có sẵn ý định từ chối nhưng ngại bác giám đốc, tôi cứ khất lần.
Mới đi làm được tròn 5 tháng thì một chuyện buồn xảy đến với gia đình tôi. Mẹ tôi ốm nặng phải nhập viện. Các bác sĩ chẩn đoán bà bị suy thận cấp. Mẹ tôi lại không có bảo hiểm. Số tiền cần thiết để lo chạy thận cho bà mỗi tuần quá lớn, gia đình tôi không kham nổi. Ngày ngày nhìn mẹ tiều tụy và đối mặt với cái chết, tim tôi đau thắt.
Khi ấy, bác giám đốc đến thăm và biếu mẹ tôi một số tiền lớn. Bác lại đề cập đến chuyện gả con gái và kèm theo lời hứa giúp tôi tài chính để cứu chữa cho bà. Tôi như vớ được cọc.
Ảnh minh họa
Nhờ có sự bán thân của tôi mà mẹ qua cơn hiểm nghèo. Thời gian này, bà chỉ cần chạy thận đều đặn hàng tuần là ổn. Qua được gánh nặng chữ "hiếu", tôi lại vướng vào cảnh "chó chui gầm chạn" khốn khổ với cô vợ giàu.
Sau khi cưới, bố mẹ vợ mua cho chúng tôi một căn nhà xa hoa để ở riêng. Tôi lên làm kế toán trưởng trong chuỗi cửa hàng của nhà vợ. Nhìn bên ngoài thì tưởng đã đổi đời, nhưng nào ai biết tôi nhục đến thế nào.
Trong ví tôi hàng ngày nhiều lắm chỉ có vài chục ngàn. Lương, thưởng, phụ cấp hàng tháng của tôi được gửi vào ATM của vợ tôi. Mang tiếng cửa hàng làm ăn được, lương cao nhưng tôi không xu dính túi. Ngày ngày, vợ tôi đưa cho vài đồng ăn sáng. Nhiều khi bạn bè, khách hàng, cấp dưới mời đi uống nước, tôi cũng chẳng có tiền chi.
Gia đình nhà vợ giữ đúng lời hứa giúp mẹ tôi chữa trị. Nhưng ngoài số tiền chạy thận họ gửi thẳng cho bác sĩ, tôi không được phép mang 1 xu nào về cho gia đình. Vợ tôi lúc nào cũng phàn nàn phải cho "nhà tôi" quá nhiều. Cô ấy nói thẳng với tôi, gia đình tôi là mang nợ nhà cô ấy. Cô ấy luôn coi chồng dưới cơ.
Từ khi lấy nhau, cô ấy chưa bao giờ làm tròn trách nhiệm của người vợ. Toàn bộ công việc ở gia đình cô ấy giao cho ô sin lo. Cô ấy vẫn giữ thói quen như thời con gái: đi bar, spa, mua sắm. Thậm chí, cuối tuần, cô ấy còn đi bar thâu đêm đến sáng sớm mới về nhà.
Đôi lần tôi nhẹ nhàng góp ý, cô ấy buông lời lạnh lùng: "Anh thấy không hợp thì đi đi, ra khỏi nhà tôi. Tôi hết chịu nổi một ông chồng nhà quê lại còn tinh tướng. Anh cũng chỉ là cái loại đào mỏ nhà tôi, có gì hay mà lên mặt".
Tôi bị cô ấy khinh, bố mẹ tôi cũng bị cô ấy coi thường. Từ ngày 2 đứa lấy nhau đã hơn 1 năm nhưng cô ấy chưa bao giờ về quê thăm bố mẹ chồng. Trong suy nghĩ của cô ấy, bố mẹ tôi luôn là mấy người nhà quê, lạc hậu, đẻ cố để rồi đến nông nỗi bần cùng.
Những lần bố mẹ tôi lên chơi, cô ấy đều tỏ ý khó chịu. Có lần, một người họ hàng bên vợ đến nhà chơi và bất chợt hỏi sao vợ chồng lấy nhau lâu mà chưa sinh nở gì. Trong khi tôi trả lời khéo là đang kế hoạch thì cô ấy mát mẻ: "Phải kế hoạch chứ cô ơi. Nhà cháu còn phải nuôi bên chồng cháu đủ thứ. Thời buổi kinh tế khó khăn mà mấy trăm triệu đội nón ra đi vì bà mẹ chồng cháu rồi đấy. Phải xong cái nợ ấy, cháu mới đẻ con". Tôi tím mặt, nhục nhã trước người cô họ của vợ mà chẳng dám nói gì.
Gần đây, vợ tôi còn công khai cặp bồ. Cô ấy bao một tên trai đẹp mã và cặp thường xuyên. Mọi người xì xào sau lưng tôi. Giọt nước tràn li, vợ chồng tôi cãi nhau 1 trận lớn. Khi tôi hỏi về chuyện này, cô ấy ngang nhiên thú nhận. Máu uất nghẹn lên tận não, tôi quát:
- Cô không biết nhục hay sao mà qua lại với hạng vì tiền bán thân như vậy? Cô có nghĩ tới thanh danh của bố mẹ cô không?
- Anh tưởng anh khá lắm sao mà tinh vi. Anh cũng vì tiền mới lấy tôi, bám theo tôi còn nói ai? Anh cũng chỉ là 1 trai bao mà thôi. Cha mẹ anh cũng chẳng có quyền tự hào khi con họ bám váy tôi để lấy tiền. Cả anh lẫn bố mẹ anh, 1 lũ hám tiền, đốn mạt kém ai mà dạy đời.
Câu nói của vợ đánh thẳng vào lòng trọng của tôi, trong lúc cáu giận, tôi đòi li dị. Nào ngờ, vợ tôi tỉnh bơ: "Anh có giỏi thì viết đơn, tôi kí. Tôi lấy anh chỉ vì ông bô muốn vậy, chứ tôi báu gì loại chân đất mắt toét như anh. Mà anh đã suy nghĩ kĩ chưa thế? Bỏ tôi, mẹ anh không có tiền chữa bệnh lăn ra củ tỏi thì anh là đứa con bất hiếu đấy!".
Nói xong, vợ tôi ngúng nguẩy bỏ đi bar để mặc tôi trong căn nhà cô quạnh. Cô ấy nói đúng, nếu bỏ vợ, tôi đã gián tiếp giết chết mẹ mình. Nhưng nếu tiếp tục sống bên người đàn bà này, tôi sẽ ngày càng đớn hèn, nhục nhã. Tôi đang rơi vào 1 vực sâu không lối thoát.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đắng lòng chuyện mẹ già gửi đơn tố cáo con trai Nhiều ngày nay, huyện Thường Tín (Hà Nội) chấn động bởi câu chuyện bà Nguyễn Thị Hởi bị chính con trai mình ngược đãi, dọa giết. Vừa qua, qua đường dây nóng 01255.911.911, Báo điện tử VTC News nhận được thư phản ánh của bà Nguyễn Thị Hởi (xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội) về việc bà bị con, cháu "ngược...