Xuân ấm áp đến với những mảnh đời neo đơn
Chính tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ của các cán bộ, nhân viên Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương đã góp phần mang một mùa xuân vui vẻ, ấm áp tình người đến với những mảnh đời kém may mắn đang được nuôi dưỡng, chăm sóc ở đây.
Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đã đến gần, không khí xuân đã rộn rã khắp nơi. Những ngày này, nhà nhà, người người tất bật sửa sang đón tết. Khác với không khí Tết nhộn nhịp ở ngoài, không gian ở Trung tâm yên tĩnh hơn nhằm giúp cho việc dưỡng bệnh của các cụ được thuận lợi. Dù vậy, không khí xuân vẫn ngập tràn nơi đây, cờ hoa đã được treo, khuôn viên Trung tâm đã được quét dọn sạch sẽ.
Sống tại Trung tâm, những mảnh đời kém may mắn đã nhận được sự yêu thương, chăm sóc của các cán bộ (Ảnh: CT)
Vừa đưa chúng tôi đi thăm từng khu vực chăm sóc người cao tuổi, ông Bùi Trọng Hải – Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương vừa chia sẻ, Trung tâm là nơi tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất, phục hồi chức năng và các hoạt động khác cho những đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có đối tượng là người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Mỗi người đến Trung tâm có một hoàn cảnh khác nhau, nhưng giống nhau ở điểm thiếu thốn, khao khát tình thân. Bởi thế, họ coi Trung tâm là mái nhà chung và sống cùng nhau như những người thân ruột thịt.
“Sống cùng nhau cả năm trời, Tết này có cụ, có cháu được gia đình, người thân đón về sum vầy. Nhưng vì hoàn cảnh, nhiều cụ già và các em nhỏ đều đón tết tại Trung tâm. Và những ngày giáp Tết, ngoài bận rộn chăm lo Tết cho gia đình, chúng tôi còn chuẩn bị chăm lo Tết cho các đối tượng ở đây” – ông Hải chia sẻ.
Đi thăm từng khu vực, tận mắt chứng kiến công việc của những nhân viên ở đây mới thấy khó có thể đong đếm được những vất vả của những người làm nghề công tác xã hội. Và hơn bất kỳ công việc nào, nghề công tác xã hội thật sự cần những trái tim nhân hậu, sự kiên trì, cảm thông với những đối tượng yếu thế.
Chị Hà Thị Hải Yến, Trưởng phòng Quản lý- Chăm sóc đối tượng của Trung tâm nhẹ nhàng tâm sự: Việc chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng vẫn gặp nhiều khó khăn, như đối tượng người cao tuổi đa dạng, nhiều người thiểu năng trí tuệ, già lẫn, không còn minh mẫn, thậm chí không tự phục vụ sinh hoạt bản thân được, từ vệ sinh tắm giặt, ăn uống phải có cán bộ phục vụ.
Chị Yến cho biết, cũng như mọi năm, phần lớn các cụ không có gia đình đón về quê ăn tết thì Trung tâm tổ chức cho các cụ ăn tết đầm ấm, đầy đủ. Đội ngũ cán bộ sẽ cắt cử nhau trực tết, không có cán bộ nào được nghỉ trọn vẹn. Chị bộc bạch: “Tết là dịp sum họp, đoàn viên của gia đình nhưng vì công việc chúng tôi không nề hà vất vả. Đặc biệt, các đối tượng ở Trung tâm đã chịu nhiều thiệt thòi nên chúng tôi có gắng chuẩn bị thực phẩm, đồ ăn, thức uống theo đúng phong tục cổ truyền để các đối tượng được đón tết vui vẻ, đầm ấm như tại gia đình. Gắn bó với nghề này phải có lương tâm, không có lương tâm không làm được, nếu tính mức lương với công sức bỏ ra thì không thể so sánh được”.
Video đang HOT
Vừa kiểm tra sức khỏe cho các cụ, nhân viên y tế Nguyễn Văn Hiếu (sinh năm 1993) vui vẻ cho biết, “chữa bệnh cho các cụ lắm lúc chữa bằng tinh thần trước chứ không phải bằng chuyên môn”. Bởi nhiều cụ tuổi già, hạn chế khả năng vận động (nằm liệt giường, ngồi xe lăn), tinh thần không được minh mẫn, lúc nhớ lúc quên.
Chia sẻ về công tác chuẩn bị tết tại Trung tâm, Hiếu nói: “Ngày Tết, ai cũng muốn được nghỉ ngơi, vui chơi. Nhưng vì tình yêu thương và trách nhiệm, chúng em cố gắng thu xếp việc gia đình, tận tình chăm sóc từng đối tượng. Đặc biệt, với các cụ già thì em nghĩ càng phải kiên nhẫn, dành thời gian chuyện trò để các cụ đỡ cô đơn, cảm thấy ấm áp như ở nhà”.
Cũng như chị Hà Thị Hải Yến, Hiếu cũng khẳng định, đây là một công việc đặc thù, khá vất vả, không chỉ đòi hỏi trách nhiệm, chuyên môn mà điều cần trước hết là tình cảm, cái tâm của mỗi cán bộ nhân viên. “Nếu không đặt cái tâm lên hàng đầu, không coi các cụ như người thân, ruột thịt của mình thì chúng em không bao giờ có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất”- Hiếu bày tỏ.
Đến thăm khu nhà ở của các cụ, chúng tôi được gặp bà Nguyễn Thị Dẻo, 73 tuổi, xã Kim Đính, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Hoàn cảnh gia đình không chồng, không con, sống với mẹ già, mấy năm nay khi mẹ mất, bà sống một mình cô đơn trong ngôi nhà. Sợ những lúc cuối đời ốm đau không người chăm sóc, bà đã xin vào trung tâm ở 2 năm. Bà Dẻo xúc động nói: “Vào trong này, chúng tôi có người cùng tâm sự, cùng sẻ chia để bớt đi những nỗi tủi phận. Chúng tôi nhận được sự chăm sóc tận tình của các nhân viên trong trung tâm. Những người sức khỏe yếu như tôi và các cụ trong phòng được cán bộ phục vụ ăn uống tận phòng”.
Cũng tại Trung tâm, chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Xén cùng con gái Nguyễn Thị Hiền. Trò chuyện với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Xén vui vẻ cho biết, hai mẹ con đã ở đây hơn 10 năm, cuộc sống cũng đầy đủ.
Hỏi bà Tết sắp đến rồi, bà có về nhà không?, bà rớm nước mắt nói: “Tết cũng nhớ nhà, nhớ quê, thấy nhiều người ở Trung tâm được người nhà đến đón về cũng tủi thân lắm. Nhưng mọi năm Trung tâm tổ chức Tết rất đầm ấm cho chúng tôi. Trung tâm còn tổ chức gói bánh chưng nên ai cũng rất vui”.
Những câu chuyện trên chỉ là 2 trong số 60 người cao tuổi đang được Trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc.
Anh Nguyễn Văn Hiếu kiểm tra sức khỏe cho các cụ ở Trung tâm (Ảnh: CT)
Ông Bùi Trọng Hải nhấn mạnh với chúng tôi, dù còn gặp nhiều khó khăn, song công tác chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi luôn được đơn vị quan tâm, đặc biệt là công tác chăm sóc y tế, chế độ dinh dưỡng và các hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ ngơi cho người cao tuổi. Ngay khi tiếp nhận người cao tuổi vào chăm sóc, nuôi dưỡng, Trung tâm đều khám sức khỏe ban đầu, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe và sắp xếp phòng ở phù hợp với độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tình trạng bệnh tật của từng người. Hàng ngày, Trung tâm bố trí cán bộ y tế thăm khám, kiểm tra sức khỏe để theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện kịp thời.
Ông cho biết, kể cả có những chuyện tưởng như rất nhỏ nhặt như vấn đề té ngã, uống nước của người già cũng được các cán bộ ở Trung tâm quan tâm. Cùng với chăm sóc về y tế, Trung tâm thường xuyên hướng dẫn các cụ đề phòng việc té ngã, đây là một nguyên nhân quan trọng gây nên bệnh tật cho người cao tuổi dẫn đến các chấn thương. Hay Trung tâm còn hướng dẫn người cao tuổi không bao giờ ăn quá no để “giảm tải” cho bộ máy tiêu hóa và nên ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc thực vật như rau, đậu….
Trao đổi về việc chuẩn bị Tết nguyên đán, ông Bùi Trọng Hải phấn khởi cho biết, chăm lo Tết cho các đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm là công việc thường niên của ban lãnh đạo cũng như nhân viên ở đây. Ngày Tết, tất cả các phòng ban đều có kíp trực ở lại, từ cán bộ y tế, nhân viên bảo vệ. “Quan tâm tới đối tượng thiệt thòi, mỗi dịp tết đến, xuân về, ngoài chế độ của Nhà nước, của tỉnh, Trung tâm đều tổ chức Tết cho các cụ với đầy đủ bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, bánh kẹo… Chúng tôi luôn làm tất cả mọi điều chỉ để mong sao các các đối tượng có được một cái tết vui vẻ” – ông chia sẻ.
Xuân đang về gõ cửa từng nhà. Sắc xuân, hương xuân đang ngập tràn trên mọi miền Tổ quốc. Với những người cao tuổi ở Trung tâm, mùa xuân không chỉ là do đất trời mang lại. Chính tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ của các cán bộ, nhân viên Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương đã góp phần mang một mùa xuân vui vẻ, ấm áp tình người đến với những hoàn cảnh kém may mắn ở Trung tâm!./.
Kim Thanh
Theo ĐCSVN
Ổi, táo "cháy hàng", vụ Tết nông dân thu hàng chục triệu
Với giá bán dao động từ 35.000 - 50.000 đồng/kg táo, ổi cao hơn thời điểm ngày thường từ 10.000 - 20.000 đồng/kg, các nhà vườn trồng ổi, táo ở huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) đã "cháy" hàng.
Trồng hơn 8 sào giống ổi Đài Loan áp dụng kỹ thuật bọc túi quả, mặc dù mới trồng hơn 1 năm nhưng chất lượng ổi của gia đình chị Hồ Thị Thuận ở xóm 5, xã Nam Anh (Nam Đàn) đã được nhiều khách hàng biết đến, tin tưởng đặt mua.
Khách hàng tìm đến vườn ổi Đài Loan ở Nam Đàn để mua về sử dụng trong ngày Tết. Ảnh: Thúy Tình
Chị Thuận cho biết, từ thời điểm giữa tháng 12 âm lịch, nhiều khách hàng đã đến tại vườn đặt mua vừa để làm quà biếu và sử dụng. Với giá 30.000 đồng/kg, trong dịp Tết này gia đình chị đã thu về hơn 10 triệu đồng. Hiện vẫn nhiều thương lái, khách hàng đến tìm mua nhưng không còn hàng. Giống ổi Đài Loan này ra quả liên tiếp nên ra Tết gia đình lại có ổi bán.
Giống ổi Đài Loan được trồng trên đất Nam Đàn cho thu nhập cao. Ảnh: Thúy Tình
Với diện tích gần 2 ha, đến thời điểm này toàn bộ ổi của gia đình anh Võ Văn Danh ở xóm 8, xã Nam Xuân cũng "sạch" hàng. "Hình thức đẹp, bình quân mỗi quả nặng trên 0,5 kg, chất lượng quả ngọt, giòn, ít hạt nên ổi Đài Loan được khách hàng ưa chuộng. Giá bán tại vườn dịp này từ 30.000 - 35.000 đồng/kg. Vì ổi ra quanh năm, thu hoạch đều nên dịp này chỉ có hơn 300 kg ổi bán ra thị trường Tết" - anh Danh cho biết.
Táo Nam Đàn cũng được khách hàng ưa dùng trong dịp Tết này. Ảnh: Thúy Tình
Nằm ở ven đường, các vườn táo ở xã Nam Tân (Nam Đàn) cũng rất đắt khách, giá bán tại vườn từ 35.000 - 50.000 đồng/kg, tùy loại, nhưng hiện nhiều vườn đã bắt đầu cạn nguồn hàng.
Anh Nguyễn Văn Hải ở xóm 7, xã Nam Tân cho biết: Với diện tích gần 3 sào, vụ táo năm nay gia đình anh thu về trên 70 triệu đồng. Hiện một số diện tích anh đã chặt tỉa cành để cây táo tiếp tục phát triển cho năm sau.
Ổi, táo Tết bán được giá cao, tiêu thụ nhanh là động lực để nông dân Nam Đàn tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ người tiêu dùng vào những năm kế tiếp.
Theo Thuý Tình (Báo Nghệ An)
"Đêm trắng" ở chợ đầu mối Hà Tĩnh ngày áp Tết Những ngày cận Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, chợ đầu mối TP Hà Tĩnh hoạt động gần như 24/24h để đón những chuyến hàng cuối năm. Các thương lái gọi chợ đầu mối bằng cái tên "chợ không ngủ". Những chuyến hàng xuyên đêm đến chợ đầu mối TP Hà Tĩnh Chợ TP Hà Tĩnh từ lâu thành nơi phân phối nông sản...