Xua tan tâm lý tự ti do vẩy nến
Từ lâu, vẩy nến đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi nó không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt, mà còn khiến bệnh nhân cảm thấy mất thẩm mỹ, tự ti ngại giao tiếp.
Ảnh minh họa
Rối loạn hệ thống miễn dịch được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh vẩy nến. Thêm vào đó, yếu tố di truyền, các tác nhân hóa chất, nhiễm độc, nhiễm trùng, tâm lý căng thẳng,… cũng ảnh hưởng trên sự khởi phát, tái phát hoặc làm bệnh nặng thêm. Vẩy nến được coi là bệnh lành tính, không lây nhiễm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, tâm lý, làm người bệnh tự ti, ngại ngùng trong giao tiếp.
Bệnh vẩy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ, đóng vẩy trắng đục, khi cạo, gãi thì vẩy bong ra giống như sáp nến. Các thương tổn này xuất hiện ở vùng da đầu, sau đó đến những vị trí thường bị tỳ đè như khuỷu tay, đầu gối hoặc các nếp gấp. Nếu bị vẩy nến tại móng tay, móng chân, những vị trí này sẽ trở nên xù xì, giòn, dễ gãy. Trường hợp nặng, bệnh có thể gây sưng, đau và biến dạng khớp làm hạn chế vận động, vẩy nến thể khớp xuất hiện các mụn mủ ở lòng bàn tay, bàn chân (vẩy nến thể mủ) hoặc da toàn thân bị đỏ, căng (vẩy nến thể đỏ da toàn thân). Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị sốt, mệt mỏi,…
Để vẩy nến không phát triển và lan rộng, bệnh nhân cần trút bỏ tâm lý tự ti, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh tổn thương da, stress, bia, rượu… Giải pháp giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh thường được áp dụng là ngâm mình trong nước ấm, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da. Tùy từng trường hợp và mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp thuốc bôi ngoài da như acid salicylic; vitamin A, D… và thuốc uống dùng toàn thân như: methotrexat, cyclosporin… Tuy nhiên, bệnh nhân cần thận trọng vì những thuốc này có thể gây tác dụng phụ, khả năng tái phát cao. Trường hợp nặng có thể được áp dụng quang hóa liệu pháp nhưng tiềm ẩn nguy cơ ung thư da nếu quá lạm dụng phương pháp này.
Video đang HOT
Hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Phác đồ điều trị là kết hợp “trong uống-ngoài bôi” để đạt hiệu quả cao nhất, tiêu biểu cho dòng sản phẩm thiên nhiên bôi ngoài da là kem dược liệu Explaq và đường uống là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang.
Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng giúp chống tự miễn, kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,… có tác dụng chống viêm, giảm đau rát, phục hồi, làm cân bằng hệ thống miễn dịch của cơ thể, ức chế đặc hiệu, chỉ tác động tới các tế bào miễn dịch bất thường, giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, bong vẩy… và ngăn chặn vẩy nến tái phát. Từ đó đem lại tự tin cho người bệnh. Kim Miễn Khang đã được nghiên cứu tại bệnh viện Da liễu Trung ương và cho kết quả tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến.
Năm 2014, Kim Miễn Khang vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.
Mắc vẩy nến từ năm 1995, ai mách gì chữa nấy nhưng bà Nguyễn Thị Kim Bình, 65 tuổi (trú tại 124 ngách 1/62/23 ngõ 1 Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn không khỏi bệnh, luôn lo lắng, mất tự tin khi ra ngoài. Tuy nhiên, thật may mắn: “Tôi uống Kim Miễn Khang ngày 4 viên từ tháng 12/2013. Uống hết 2 tháng đầu, tôi thấy bệnh chưa đỡ nhiều lắm. Nhưng dựa vào kinh nghiệm của những người đã dùng trước đó, tôi kiên trì uống tiếp thì đến tháng thứ 3, vẩy nến dần dần biến mất. Cuối tháng 3/2014, qua báo chí, tôi được biết đến kem thảo dược đặc trị căn bệnh này có tên Explaq nên quyết định mua về bôi kết hợp ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, đồng thời giảm liều Kim Miễn Khang xuống còn 3 viên/ngày. Cứ như vậy, chỉ một thời gian ngắn, những nốt mẩn trên tay, chân lặn sạch, tôi rất mừng. Sau đó, tôi quyết định duy trì mỗi ngày 1 viên Kim Miễn Khang và bôi kem Explaq thường xuyên. Đến nay, những chỗ mọc vẩy dù dày hay mỏng đều đã hết, chỉ còn vài nốt nhỏ trên đầu. Da tôi giờ láng bóng, không còn vết thâm” – Bà chia sẻ.
Từ kinh nghiệm của bản thân, bà Bình nhận thấy, vẩy nến rất hay tái phát vào mùa khô, nên người bệnh cần kiên trì uống Kim Miễn Khang thường xuyên để hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng của vẩy nến. Đồng thời, nên kết hợp với bôi kem thảo dược Explaq cũng là biện pháp hiệu quả để đẩy lùi bệnh vẩy nến.
Theo TPO
Bệnh vảy nến
Vảy nến là bệnh hệ thống hiện chưa được khẳng định có thể điều trị khỏi, nhưng việc xác định chính xác thể bệnh giúp kiểm soát hiệu quả.
Sử dụng thuốc phù hợp mới có thể điều trị hiệu quả đối với bệnh vảy nến - Ảnh: Shutterstock
Hay gặp ở người trẻ
Vảy nến có nhiều thể khác nhau: thể móng (móng dày hoặc có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng); thể khớp (khớp bị biến dạng, bệnh nhân khó vận động); thể mủ (da có các mụn mủ khô và nông); thể đỏ da toàn thân... Khoảng 3% dân số mắc vảy nến, bệnh có thể khởi phát ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp hơn ở người lớn, tuổi khởi bệnh trung bình là 33.
Vảy nến thể giọt thường gặp hơn ở người trẻ và trẻ em. Biểu hiện bệnh là tổn thương bởi các chấm từ 1 - 2 mm (hoặc hơn) đường kính. Các nốt này nổi rải rác khắp người, đặc biệt ở nửa trên (lưng, ngực). Tổn thương có màu đỏ tươi, phủ vảy mỏng màu trắng đục, dễ bong, rụng vảy như bụi phấn. "Vảy nến giọt thường gặp ở trẻ em và người trẻ, có liên quan đến các ổ viêm nhiễm trùng, nhiễm độc như viêm a mi đan, viêm tai giữa", TS-BS Nguyễn Minh Quang, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu T.Ư cho biết.
Vảy nến giọt chịu tác dụng tốt với trị liệu bằng kháng sinh, tuy nhiên bệnh cần được khám chẩn đoán đúng và kê đơn với liều phù hợp. "Nếu điều trị không đúng, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, gây đỏ da toàn thân". Chuyên gia cũng lưu ý, vảy nến giọt cần được khám đúng chuyên khoa, chẩn đoán chính xác tránh nhầm lẫn với một vài bệnh khác, trong đó có thể nhầm với ban giang mai dạng vảy nến.
Không dùng thuốc theo kinh nghiệm
Mới đây, một bệnh nhân nam tại Hà Nội khi thấy trên da nổi mẩn đỏ, cho rằng bị dị ứng nên đã đến khám tại Trung tâm dị ứng của Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân được bác sĩ chuyển khám tại Bệnh viện Da liễu T.Ư. Sau khi khám và làm xét nghiệm, bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán mắc vảy nến giọt. Tuy nhiên, thay vì dùng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân nghe theo lời mách của người quen tìm mua thuốc của một thầy lang. Chỉ vài ngày sau khi dùng loại thuốc không phù hợp, bề mặt da toàn thân của người này tấy đỏ, hai chân phù nề.
Dị ứng thuốc sẽ khiến bệnh nặng thêm, điều trị khó khăn hơn và nguy cơ tổn thương, ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác như gan, thận, mắt. "Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp bội nhiễm hoặc dị ứng do sử dụng thuốc của thầy lang để điều trị. Thực tế, có các bài thuốc y học cổ truyền để trị bệnh vảy nến nhưng cần đến điều trị tại các cơ sở y học cổ truyền đã được cấp phép, các bài thuốc được thẩm định", TS-BS Quang lưu ý. Đặc biệt với vảy nến là bệnh viêm hệ thống, việc chẩn đoán, điều trị khá phức tạp nên người bệnh cần đến khám, điều trị tại các cơ sở đủ điều kiện chuyên môn.
Các chuyên gia lưu ý, bệnh vảy nến có yếu tố gia đình, không lây nhưng ảnh hưởng đến chất lượng sống. Căng thẳng, sang chấn tinh thần là yếu tố liên quan đến phát bệnh và vượng (mức độ nặng) bệnh. Ngoài ra, các chất kích thích như rượu bia cũng có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Liên Châu
Theo TNO
Sữa chua ngừa nhiễm độc kim loại nặng Ăn sữa chua có thể bảo vệ thai phụ và trẻ em khỏi nguy cơ phơi nhiễm kim loại nặng, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san mBio của Hiệp hội Vi sinh vật Mỹ. Ảnh: Shutterstock Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Human Microbiome and Probiotics (Canada) cho các tình nguyện viên là thai phụ và trẻ em dùng...