Xua tan nỗi vì mỹ phẩm da mặt dị ứng làm thế nào
Là con gái, sử dụng mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp là điều rất tự nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng mỹ phẩm, có rất nhiều lý do để gây kích ứng cho da của bạn. Có thể là do mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hoặc đã hết hạn sử dụng; có thể là do da bạn thuộc loại da nhạy cảm và bị dị ứng với một vài thành phần của sản phẩm đó.
Cũng có thể do bạn lạm dụng nhiều mỹ phẩm, khiến da không thể “thở” gây tắc lỗ chân long dẫn tới tình trạng viêm da. Hoặc một vấn đề khá phổ biến hiện nay đó là sử dụng kem trộn, kem có chứa chất tẩy trắng da làm mỏng và tổn thương da nghiêm trọng. Tất cả những nguyên nhân trên đều dẫn bạn đến với câu hỏi: mặt dị ứng mỹ phẩm phải làm sao?
Cách chăm sóc và hồi phục da dị ứng gồm các bước sau:
Ngưng sử dụng loại mỹ phẩm gây dị ứng và tạm dừng các loại mỹ phẩm khác để da được “nghỉ ngơi”.Rửa mặt thật sạch và dưỡng da với mặt nạ tự nhiên.
Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn. Bạn có thể sử dụng thêm các loại hoa quả trái cây để làm mặt nạ như: mặt nạ bơ, mặt nạ dâu tây hoặc sữa chua. Hàm lượng vitamin ở các loại quả này rất cao. Việc kết hợp giữa ăn trực tiếp và đắp mặt nạ sẽ nâng cao hiệu quả.
Uống nhiều nước – tránh xa các tác nhân gây kích ứng.
Đây là giai đoạn da bạn đang nhạy cảm. Hãy cố gắng tránh xa các đồ uống có cồn như rượu hay cocktail, không sử dụng các món ăn nấu với bia, rượu. Bổ sung thật nhiều nước để nâng đỡ và làm mượt da mặt. Làm được những điều này bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi mặt dị ứng mỹ phẩm phải làm sao.
Video đang HOT
Nếu tình trạng da mặt bạn ở vào mức nghiêm trọng thì việc tự chăm sóc da tại nhà không được khuyến khích. Phương án tối ưu là nên đến tại các cơ sở chuyên nghiệp để được tư vấn dùng thuốc kháng sinh kết hợp cùng corticoid và vitamin C liều cao.
Theo Biquyetlamdep
Dị ứng mỹ phẩm và những điều cần lưu ý
Khi sử dụng một sản phẩm mới nên kiểm tra trước bằng cách xoa lên mặt trong cổ tay, cánh tay, để ít nhất 24 giờ xem có kích ứng hay không.
Dị ứng mỹ phẩm
Theo đó, mỹ phẩm không được chứa bất kỳ thành phần dược (thuốc) nào, vì các thành phần này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc hay chức năng của da. Tuy nhiên, hiện nay mỹ phẩm và một số loại thực phẩm chức năng không phải lúc nào cũng được phân biệt rõ, thậm chí nhiều sản phẩm có sẵn các thành phần để phục vụ cả hai chức năng này.
Người ta ước tính trung bình một ngày trên thế giới, mỗi người phụ nữ sử dụng ít nhất bảy loại mỹ phẩm, vì vậy không có gì là đáng ngạc nhiên khi xuất hiện phổ biến một số phản ứng không mong muốn khi sử dụng các sản phẩm này.
Mặc dù tỷ lệ dị ứng mỹ phẩm chưa có con số thống kê chính xác, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 10% dân số có một số loại phản ứng không mong muốn đối với một loại mỹ phẩm nào đó trong quá trình sử dụng. Con số thực tế có thể nhiều hơn do có những phản ứng nhẹ xảy ra và người sử dụng đã tự điều trị tại nhà.
Dị ứng mỹ phẩm có thể là viêm da tiếp xúc, viêm da kích ứng, sốc phản vệ..., tùy theo cơ địa và thời gian tiếp xúc với sản phẩm.
Chất gây dị ứng trong mỹ phẩm
Nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng mỹ phẩm như mùi hương, chất bảo quản, Paraphenylenediamine (PPD) được tìm thấy trong thuốc nhuộm tóc...
Dị ứng với mùi thơm. Hơn 5.000 loại mùi hương được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da, dầu gội, dưỡng ẩm, khử mùi... Hầu hết những sản phẩm này gây viêm da tiếp xúc qua biểu hiện đỏ, ngứa, phù nề vùng da sau tiếp xúc từ 30 phút đến 12 tiếng đồng hồ.
Chất bảo quản. Chất bảo quản được đưa vào sản phẩm để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Nó cũng là nguyên nhân thứ hai gây dị ứng mỹ phẩm, biểu hiện dưới dạng viêm da tiếp xúc. Các chất bảo quản bao gồm Paraben, Formaldehyde, Imdazolinidyl urea, Quaternium - 15, Isothiazolinone.
PPD trong thuốc nhuộm tóc. Là nguyên nhân thứ ba trong dị ứng mỹ phẩm, có thể gây chảy nước, phù nề, đỏ vùng da đầu, mi mắt...
Ngoài ra còn có những chất gây dị ứng như Lanolin, Coconut Diethanolamide, Glyceryl Monothioglycolate...
Điều trị
Dị ứng mỹ phẩm sẽ gây viêm da tiếp xúc. Đối với những trường hợp này sẽ điều trị bằng Steroid thoa tại chỗ để kiểm soát các triệu chứng đỏ, ngứa, sưng nề. Những trường hợp nặng như chảy nước, nhiễm trùng bắt buộc phải sử dụng kháng sinh.
Nếu có tiền sử dị ứng mỹ phẩm, cách tốt nhất nên chọn những sản phẩm chứa ít chất gây dị ứng (Lanolin, Cocunut Diethanolamide...).
Đọc kỹ những chất dễ gây kích ứng da trước khi sử dụng.
Khi sử dụng một sản phẩm mới nên kiểm tra trước bằng cách xoa lên mặt trong cổ tay, cánh tay, để ít nhất 24 giờ xem có kích ứng hay không.
Nếu có dị ứng với mỹ phẩm, nên đến gặp bác sĩ da liễu để có liệu pháp điều trị thích hợp.
Theo Alobacsi
Cách nào để cấp cứu da bị dị ứng do mỹ phẩm Rửa mặt với nước sạch là cách cấp cứu da dị ứng mỹ phẩm đơn giản hiệu quả nhanh chóng Hỏi: Chào chuyên gia Mỹ phẩm Mai Hân. Năm nay em 22 tuổi, hiện em đang làm chăm sóc khách hàng tại một công ty chuyên về thực phẩm. Em đang rất lo lắng vì từ khoảng 2 tháng trở lại đây em...