Xử xe Hổ vồ: Cục đăng kiểm nhờ…nhà sản xuất?
Cục đăng kiểm cho biết đề xuất dừng nhập khẩu xe Hổ vồ vì lường trước chủ ý của người dùng.
Cục Đăng kiểm Việt Nam đang đề xuất Bộ GTVT tạm dừng cho phép nhập khẩu một số mẫu xe không hợp lý giữa kết cấu thùng và tổng thể xe, điển hình như xe Hổ vồ (howo) của Trung Quốc, nhằm hạn chế tình trạng chủ xe sau khi mua xe tự ý cơi thùng lên cao 2-3 lần như hiện nay.
Nói như vậy nghĩa là những xe Hổ vồ vẫn lưu hành lâu nay đều không đúng quy chuẩn mà vẫn công khai được lưu hành. Vậy ai cho phép lưu hành trong khi Cục đăng kiểm chính là đơn vị cấp Tem và giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với một phương tiện vận tải khi lưu hành giao thông?
Điều đáng nói, Cục đăng kiểm là nơi ra quy định về kết cấu, kích thước, giới hạn thùng hàng xe tự đổ, xe xi téc, xe tải và chiều dài toàn bộ xe để được phép lưu hành theo đó sẽ là quy chuẩn để các doanh nghiệp nhập xe nhập về và hải quan cho thông quan.
Khó kiểm soát xe quá tải
Nhưng xe Hổ vồ đang lưu hành ko đúng quy chuẩn nghĩa là hải quan đã cho thông quan sai với quy định, doanh nghiệp nhập cũng sai, Đăng kiểm cũng sai vì theo quy định phương tiện vận tải phải đăng kiểm định kỳ theo quý? Điều này liệu có mâu thuẫn với chính quy định mà đơn vị Đăng kiểm đã đề ra và phải xử lý thế nào, ai chịu trách nhiệm?
Báo Đất Việt đã có trao đổi với ông Nguyễn Tô An – Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Chất lượng xe cơ giới (VAQ), Cục Đăng kiểm VN).
Cấp dưới tải trọng cho an toàn
PV:- Xin ông nói rõ hơn cơ sở thực tế nào để Cục Đăng kiểm đưa ra đề xuất tạm dừng nhập khẩu xe Hổ vồ?
Nguyễn Tô An: - Hiện tại cơ quan đăng kiểm mới có văn bản số 2865/ĐKVN-VAQ khuyến cáo và đề nghị các tổ chức, cá nhân khi sản xuất lắp ráp, nhập khẩu và mua xe cơ giới cần quan tâm tới thiết kế của xe vì các xe sai thiết kế sẽ không được cấp phép nhập khẩu.
Đối với xe Hổ vồ, từ thực tế hiện nay gần như 100% xe đang lưu hành đều có chung vi phạm là cơi nới thùng hàng vượt quá kích thước để phục vụ mục đích chở quá tải.
Nghĩa là thủ tục nhập khẩu, thông quan và đăng kiểm đều tuân thủ đúng quy trình, pháp luật tuy nhiên do ý chí chủ quan của người dùng nên có chuyện khi lưu hành đều mắc sai phạm chung. Việc này nằm ngoài kiểm soát của đăng kiểm.
Căn nguyên xuất phát từ quy định hiện hành không có quy định chi tiết về kích thước, giới hạn thùng xe, điều này mặc nhiên được hiểu đó là trách nhiệm của doanh nghiệp và nhà sản xuất.
Theo thông lệ quốc tế, việc sản xuất, thiết kế thùng xe cho phù hợp, đúng kỹ thuật đảm bảo an toàn là trách nhiệm của nhà sản xuất. Cơ quan quản lý không quy định cụ thể thông số, giới hạn cho thùng xe. Do đó, mới có tình trạng xe nhập khẩu về đúng, nhưng khi sử dụng lại sai.
Để chuẩn bị kỹ lưỡng, Cục Đăng kiểm VN đang xây dựng dự thảo sửa đổi Thông tư 32/2012/TT-BGTVT “quy định về kích thước giới hạn thùng chở hàng của ôtô, rơ moóc và sơmi rơ moóc tham gia giao thông đường bộ”, trong đó đề ra lộ trình chuyển thùng xe có kích thước lớn (được nhập, lắp ráp trước ngày 1/10/2012) về bằng với kích thước xe sản xuất, lắp ráp sau ngày 1/10/2012.
Bộ Giao thông Vận tải cũng đã có quy định về kích thước thùng xe, áp dụng đối với các xe đăng kiểm sau ngày 1/1/2013. Đối vối những xe thùng quá kích cỡ đăng kiểm trước thời điểm đó đang xây dựng lộ trình để cắt, dự kiến ban hành trong tháng 8/2014.
PV:- Không có quy định cụ thể quy định kích thước thùng hàng, vậy Cục đăng kiểm dựa trên cơ sở, thông số kỹ thuật nào để cấp Tem và giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật đối với một phương tiện vận tải khi lưu hành giao thông, thưa ông?
Video đang HOT
Nguyễn Tô An: - Tất nhiên Cục Đăng kiểm vẫn đựa trên những quy định hiện hành trước đây được quy định tại Thông tư 30,31, các văn bản quy định về quy chuẩn và tiêu chuẩn với ô tô nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về quy định kích thước thùng hàng.
Quy định của chúng ta đang để mở cho nhà sản xuất nghiên cứu, tự thiết kế cho phù hợp. Nhưng, thực tế đã có những doanh nghiệp, nhà sản xuất cố tình nhập khẩu, sản xuất lắp ráp những sản phẩm có kết cấu bất hợp lý để phục vụ cho mục đích chở quá tải.
Ở đây phải hiểu, phương tiện không có lỗi mà chở quá tải hay không là do ý chí chủ quan của người sử dụng. Khi ý chí chủ quan là cố ý sẽ có những sản phẩm được sản xuất phục vụ mục đích này.
Đứng về phương tiện từ trước tới giờ chúng ta mới chỉ đặt ra yêu cầu phải đảm bảo những thông số kỹ thuật an toàn chứ chưa để ý tới thiết kế thùng hàng hay phân bố tải trọng trục bất hợp lý.
Cy có thể hiểu việc phân bố tải trọng trục này giống câu chuyện cái cân của bàn bán hàng rong. Vẫn cùng khối lượng nhưng nếu chủ ý là bán hàng sai thì sẽ đặt hàng lệch về phía trước mặt cân, cân đúng đặt ở giữa còn cân thiếu đặt lệch phía sau.
Do đó, giải pháp của cơ quan quản lý là công nhận toàn bộ khối lượng của nhà sản xuất nhưng khi cấp phép lưu hành giao thông chỉ cho phép tải trọng gần sát với nhà sản xuất công bố. Tôi lấy ví dụ, xe có tải trọng 40 tấn, thùng hàng được cấp phép chuyên chở chỉ được khoảng 27-28 tấn.
Điều này lý giải vì sao thời gian qua có câu chuyện vì sao xe tải 40 tấn chỉ được chở 20 tấn, hay xe trở đúng tải trọng mà vẫn bị phạt bởi quá tải trọng trục sau. Vấn đề ở đây là do sự sai sót ngay từ khâu sản xuất hoặc cải tạo sai.
PV:- Theo ông nói có thể hiểu là xe được thông quan, nhập khẩu sai và cơ quan đăng kiểm cũng sai?
Nguyễn Tô An: - Từ trước tới nay không có quy định cụ thể về phân bố tải trọng trục, do đó cơ quan đăng kiểm chỉ đăng kiểm cấp phép dựa trên những thông số kỹ thuật nhà sản xuất công bố.
Vấn đề thiết kế đã trở thành luật bất thành văn, nhà sản xuất phải thiết kế tải trọng trục cho hợp lý, nhà quản lý không can thiệt. Đó là kiến thức sơ đẳng nhà sản xuất đã được học trong nhà trường.
Dừng nhập khẩu để đón đầu…nhà sản xuất?
PV: – Nghĩa là xe Hổ vồ nhập khẩu không sai vậy tại sao lại đề xuất tạm dừng nhập khẩu, thưa ông?
Nguyễn Tô An: - Những xe lưu hành hiện nay họ vẫn đạt những yêu cầu, kích thước thùng hàng, thông số kỹ thuật theo quy định như trước đây nên họ vẫn được nhập khẩu về.
Đề xuất tạm dừng nhập khẩu vì cơ quan quản lý lường trước được tình trạng cố tình thiết kế, phân bố tải trọng trục sai, thể tích thùng hàng sai nên mới phải ra quy định như vậy. Chúng ta chưa thể từ chối nhập khẩu, chỉ khi nào Thông tư này được ban hành những phương tiện này đương nhiên không được nhập khẩu nữa.
Khi quy định ban hành sẽ không còn tình trạng Đăng kiểm phải chạy theo để xử lý nữa.
Ngoài tầm kiểm soát ?
PV: – Cục đăng kiểm là nơi ra quy định về kết cấu, kích thước, giới hạn thùng hàng xe tự đổ, xe xi téc, xe tải và chiều dài toàn bộ xe để được phép lưu hành theo đó sẽ là quy chuẩn để các doanh nghiệp nhập xe nhập về và hải quan cho thông quan.
Nhưng xe Hổ vồ đang lưu hành ko đúng quy chuẩn nghĩa là hải quan cho thông quan sai với quy định, doanh nghiệp nhập cũng sai, Đăng kiểm cũng sai vì theo quy định phương tiện vận tải phải đăng kiểm định kỳ theo quý? Điều này liệu có mâu thuẫn với chính quy định mà đơn vị Đăng kiểm đã đề ra và phải xử lý thế nào, ai chịu trách nhiệm?
Nguyễn Tô An: – Trước tiên phải nói trách nhiệm này thuộc về Bộ GTVT và Cục Đăng kiểm.
Đăng kiểm là cơ quan chuyên ngành quản lý về kỹ thuật, chất lượng phương tiện giao thông, Hải quan chỉ có trách nhiệm giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu sau khi đã được Đăng kiểm.
Một phương tiện nhập về vi phạm quy định hiện hành đó là lỗi của Đăng kiểm. Nhưng ở đây tôi muốn nói là xe nhập về đúng nhưng khi lưu hành sai. Do đó, cơ quan quản lý mới đưa ra những quy định về thùng hàng đối với xe tự đổ, xe xi-téc.
Đây là quy định cá biệt dành riêng cho Việt Nam mà trên thế giới chưa nước nào áp dụng. Điều này bắt nguồn từ ý thức tham gia giao thông ở Việt Nam chưa cao.
Bộ GTVT quyết trảm xe hổ vồ
Hơn nữa, khi đi đăng kiểm theo định kỳ, các chủ xe, doanh nghiệp thường sử dụng nhiều chiêu lách luật như thuê thùng xe, cắt bớt thùng nên không thể đổ lỗi cho đăng kiểm sai.
Khi phương tiện giao thông lưu thông trên đường thì không còn thuộc chức năng của đăng kiểm nữa mà thuộc trách nhiệm của cơ quan khác. Nếu các lực lượng chức năng khác làm chặt chẽ, đúng quy định thì sẽ không có hiện tượng xe quá tải xảy ra.
PV: – Nói vậy nghĩa là dù cấm nhập khẩu, vẫn không thể hạn chế được xe chở quá tải trọng, thưa ông?
Nguyễn Tô An: - Rõ ràng đây là vấn đề không đơn giản. Chắc chắn không thể có người rải hết cả nước đi kiểm soát quá tải trọng. Ở đây quan trọng vẫn là ý thức của người tham gia giao thông và sự phối hợp vào cuộc của các cơ quan chức năng.
PV: Xin cảm ơn ông!
Xe hổ vồ thiết kế riêng theo đơn đặt hàng của DN Việt Nam
Ông Nguyễn Giang Tiến, người phụ trách kê khai tờ khai xuất nhập khẩu hải quan, Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa Nội Bài: Xe hồ vồ nhập vào Việt Nam đã được thiết kế làm riêng theo đơn đặt hàng của DN Việt Nam. Ngay cả lốp xe nhìn như thế nhưng sức chịu tải khác hẳn loại lốp cùng kích cỡ.
Hải quan không giám định chuyện này. Lốp nhập về được phép mua bán, trao đổi bình thường. Ngay cả lốp họ giải thích họ làm dày hơn, tốt hơn, tải trọng cao hơn là để phù hợp với đường sá Việt Nam hơn thì mình cũng chịu.
Theo như tôi biết không riêng gì lốp mà xe còn thiết kế để có thể hoán cải được thùng cũng là theo đặt hàng của DN. Tiêu chuẩn thì vẫn bình thường, nhưng thiết kế thì tăng trọng tải lên.
Thế nhưng đăng kiểm thì theo sơ đồ, bản vẽ, theo hợp đồng mua bán nhập về để thẩm định nhưng thực chất tải trọng xe đã được tính toán nâng lên thì không dựa vào căn cứ nào để nói.
Sau khi có ý kiến của Bộ GTVT cấm xe hổ vồ phía đăng kiểm mới yêu cầu phải giám định lại chất lượng của xe. Trước nay chỉ thẩm định về động cơ xem khí thải như thế nào. Còn thẩm định chỉ theo đúng thiết kế. Mà thiết kế này đã được tính toán chỉnh sửa từ bên sản xuất nên bên đăng kiểm Việt Nam chỉ còn biết theo thiết kế để thẩm định thôi.
Hải quan thông quan trên cơ sở phiếu giám định của bên đăng kiểm. Khi đăng kiểm cấp phép thì hải quan mới được thông qua.
Cá nhân tôi chưa tâm phục khẩu phục khi Bộ GTVT ra quy định cấm vì xây dựng đường xá là theo tiêu chuẩn, cấp độ đảm bảo sức chịu tải ngày càng nâng cao. Nhưng nay lại đòi giảm tải trọng xuống. Đường tốt hơn, xe tốt hơn nhưng lại hạn chế về trọng tải và tốc độ thì không khớp nhau. Như thế là mâu thuẫn nhau.
Chỉ cần truy lại thiết kế ban đầu dự án giao thông sẽ thấy dự án đều nêu thiết kế 4 làn đường đảm bảo tốc độ 100km, trọng tải 50 tấn chẳng hạn. Phải quay lại để thấy ở đây đường hỏng là do chất lượng thi công, hai là nguyên vật liệu có vấn đề chứ không thể nói là do tải trọng quá mức.
Theo Vietbao
Bắt buộc lấy ý kiến cộng đồng khi quy hoạch xây dựng
Theo Luật Xây dựng (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và vừa được Chủ tịch nước chính thức công bố sáng nay (10/7), cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng phải lấy ý kiến cộng đồng dân cư...
Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan - ảnh minh họa
Cụ thể, Điều 16 của Luật Xây dựng sửa đổi quy định, cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.
Ủy ban nhân dân có liên quan, tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trong việc lấy ý kiến.
Theo đó, đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương có liên quan.
Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về đồ án quy hoạch xây dựng. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, có giải trình, tiếp thu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi quyết định phê duyệt.
Trong khi đó, theo Điều 17, việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch xây dựng được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng được thực hiện thông qua lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Trong khi đó, việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được thực hiện bằng phiếu góp ý thông qua hình thức trưng bày công khai hoặc giới thiệu phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng.
Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng ít nhất là 15 ngày làm việc đối với cơ quan, 30 ngày làm việc đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được lấy ý kiến để hoàn thiện đồ án quy hoạch xây dựng. Trường hợp không tiếp thu thì phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Liên quan đến vấn đề lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng, tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, giải trình trước Quốc hội, Ủy ban TVQH cho biết, việc lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng là nhằm thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch. Do đó, ngoài việc lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm bảo đảm chất lượng quy hoạch thì việc lấy ý kiến của người dân trong khu vực bị tác động bởi quy hoạch là rất cần thiết để bảo vệ quyền lợi của họ.
Về vai trò của Hội đồng nhân dân các cấp trong việc phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng, tiếp thu ý kiến ĐBQH, khoản 4 Điều 34 đã được quy định "Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi quy hoạch này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt".
Ngoài ra, tiếp thu ý kiến xác đáng của ĐBQH, Ủy ban TVQH đã chỉ đạo chỉnh sửa Điều 42, quy định hình thức bắt buộc công bố thông tin quy hoạch xây dựng được duyệt trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng và tùy theo điều kiện, tình hình thực tế lựa chọn thêm các hình thức công bố khác như thông qua hội nghị, trưng bày tại nơi công cộng, tại cơ quan quản lý nhà nước, in ấn phát hành rộng rãi...
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Đã có phương án đối phó với giàn khoan Nam Hải 9 Tối qua 19.6, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho hay theo thông tin mà Cục Hải sự Trung Quốc công bố thì giàn khoan mới mà nước này đang kéo ra biển Đông sẽ hạ đặt tại thềm lục địa của Trung Quốc. Tọa độ dự kiến hạ đặt giàn khoan này là 17 độ 14,1...