Xử vụ Vũ “nhôm”: VKS bác nội dung tự bào chữa của Phan Văn Anh Vũ
Ngày 13.12, TAND TP.HCM tiếp tục phần tranh luận vụ án Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”), Chủ tịch HĐQT Công ty Bắc Nam 79, ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á – DAB và 24 bị cáo, gây thiệt hại hơn 3.600 tỷ cho DAB.
Trước đó, trong phần tự bào chữa, Vũ “nhôm” cho rằng cơ quan điều tra đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng. Vũ nhiều lần đề nghị được đối chất với bị cáo Bình nhưng bị từ chối. Chỉ sau khi làm đơn gửi Bộ Công an, bị cáo Vũ mới được đối chất nhưng lại không được đọc biên bản mà bị bắt ký tên vào.
VKS đã bác cáo buộc của Vũ, cho rằng cơ quan điều tra đã làm đúng quy định pháp luật. Về thủ tục khi đối chất, ngoài cán bộ điều tra, kiểm sát viên, còn có sự tham gia của luật sư Trần Viết Hùng (luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Vũ). Quá trình lấy lời khai Vũ không nói có sự vi phạm tố tụng.
Vũ cho rằng cơ quan điều tra thóa mạ, làm oan sai cho bị cáo
VKS khẳng định: “Vũ cho rằng cơ quan điều tra thóa mạ, làm oan sai cho bị cáo. HĐXX cần xem xét thái độ của Vũ, bị cáo ngoan cố, không thành khẩn mà còn vu khống. Đây là tình tiết cần lưu ý để xác định hình phạt của bị cáo”.
Ngoài ra, về việc Vũ cho rằng số tiền 200 tỷ đồng là quan hệ dân sự với Trần Phương Bình, theo quan điểm của VKS, bị cáo Bình là đại diện pháp luật của DAB, vì thế Vũ nhận là của DAB không phải của bị cáo Bình. “Vay mượn bình thường có thể thông qua hợp đồng giao dịch, hoặc nói miệng, không ai mượn tiền lại ký giấy nộp khống. Việc này đã thể hiện ý chí của Vũ”, đại diện VKS nêu.
Đồng thời, VKS cũng cho rằng điều này phù hợp với lời khai của ông Bình. Bị cáo Bình khai không có ý định cho Vũ mượn tiền mà chỉ đạo Nguyễn Đức Vinh (nguyên Trưởng phòng ngân quỹ Hội sở DAB) thu khống.
Các bị cáo tại phiên tranh luận.
Về việc Vũ khai chỉ ký vào chứng từ, VKS nêu: “Biên bản phải có nội dung, Vũ ký tên thì buộc phải đọc nội dung. Tiền Vũ nhận của ngân hàng chứ không phải của bị cáo Bình. Bị cáo Vũ có thể không tham gia bàn bạc, không nghe bị cáo Bình chỉ đạo bị cáo Vinh, nhưng việc ký tên hoàn toàn là ý thức của Vũ. Không ai bắt bị cáo Vũ ký được”.
Video đang HOT
Từ những chứng lý nêu trên, VKS bác bỏ hoàn toàn ý kiến luật sư bảo vệ cho Vũ “nhôm” và nội dung tự bào chữa của bị cáo Vũ cho rằng Vũ không phạm tội. Đồng phạm trong tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản không cần phải có quyền hạn.
Theo Danviet
Vũ 'nhôm' được cho ngồi viết tại tòa, có đúng luật?
Vũ "nhôm" được HĐXX chấp thuận cho ngồi viết nội dung sẽ trình bày ngay tại toà, đây được xem là việc chưa có tiền lệ, vậy luật có cho phép?
Như Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh ngày 3-12 trong phiên toà xét xử vụ thất thoát 3.608 tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng Đông Á, luật sư của bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) đã chuyển lời của Vũ. Theo luật sư Vũ "nhôm" mong muốn được HĐXX cho phépngồi ghi các ý kiến mà sẽ trình bày tại tòa.
Đề nghị này được HĐXX chấp nhận. Sau đó thư ký phiên tòa đã chuẩn bị giấy và bút để Vũ "nhôm" chuyển lên phía trên ngồi vào bàn và viết. Theo ghi nhận Vũ "nhôm" ngồi viết khá dài với gần 10 trang giấy trong gần một tiếng đồng hồ trong sự giám sát của cảnh sát. Trong khi các bị cáo khác vẫn tiếp tục trả lời luật sư tại phiên tòa.
Phan Văn Anh Vũ đang ngồi viết tại phiên tòa sáng 3-12. Ảnh: PLO
Theo quy định tại BLTTHS 2015 bị cáo có các quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật và nhữngyêu cầu thuộc một trong những quyền của bị cáo. Thông thường thì những bị cáo thực hiện những quyền này với mong muốn thực hiện nhằm mục đích gỡ tội và chứng minh không phạm tội hoặc có những tình tiết giảm nhẹ hình phạt.
Ngoài ra, bị cáo có quyền được trình bày lời khai, ý kiến về tài liệu được đọc, ghi chép những tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc những tài liệu khác liên quan đến vụ việc.
Bị cáo còn được đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự hỏi người tham gia nếu được chủ tọa đồng ý, được xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa .
Việc yêu cầu được viết ngay tại tòa để gửi cho HĐXX là điều được cho là hiếm thấy. Tuy nhiên tại điểm o khoản 2 điều 61 BLTTHS 2015 cũng quy định bị cáo có "Các quyền khác theo quy định của pháp luật". Những quyền này sẽ được thể hiện rõ sau khi các văn bản hướng dẫn có hiệu lực.
Theo luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn Luật sư TP.HCM) việc HĐXX cho bị cáo Vũ viết nội dung trình bày tại toà là hợp lý. Vì theo Điều 98 BLTTHS 2015 thì lời khai của bị cáo Vũ sẽ được coi là chứng cứ nếu phù hợp với các chứng cứ khác và đây là quyền của bị cáo.
Trong khi Luật sư Nguyễn Văn Nhàn (Đoàn Luật sư Tp.HCM) cho rằng, việc cho bị cáo viết lời trình bày tại phiên toà về bản chất cũng cũng giống như một bản tự khai, không vi phạm thủ tục tố tụng.
Bị cáo có quyền:
a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
b) Tham gia phiên tòa;
c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
d) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
i) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;
k) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
l) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;
m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Khoản 2 điều 61 BLTTHS 2015
Lời khai của bị can, bị cáo
1. Bị can, bị cáo trình bày những tình tiết của vụ án.
2. Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội. Điều 98 , BLTTHS 2015
MINH VƯƠNG
Theo PLO
Vũ 'nhôm' đã 'dắt tay' bao nhiêu cán bộ tại Sài Gòn vào lao lý Thống kê từ tài liệu của Tiền Phong, đến thời điểm hiện nay đã có gần 20 người là quan chức, lãnh đạo, cán bộ ngân hàng 'dính' lao lý liên quan tới Vũ 'nhôm. Danh sách này còn kéo dài vì các vụ án đang và mở rộng điều tra. Tại TPHCM, hiện có ít nhất 5 người đang là bị can...