Xử vụ Phạm Công Danh: Ông Trần Bắc Hà bị ung thư gan, xin vắng mặt
Đại gia Hứa Thị Phấn cũng xin vắng mặt ví lý do bệnh. Theo giám định y khoa, sức khỏe của bà Phấn hiện chỉ còn 7%.
Chiều 9.1, TAND TP.HCM tiếp tục vào phần xét hỏi vụ án Phạm Công Danh (giai đoạn 2), Trầm Bê và 44 đồng phạm. Cụ thể là đại diện VKS tiếp tục công bố cáo trạng.
Đầu buổi xử chiều chủ tọa phiên tòa Phạm Lương Toản cũng cho biết có nhận được kiến nghị của luật sư của bà Hứa Thị Phấn xin cho bà vắng mặt do bệnh. Lý do theo giám định y khoa sức khỏe bà Phấn hiện chỉ còn 7%.
Ông Trần Bắc Hà. Ảnh: Internet
Cạnh đó là đơn xin vắng mặt tại phiên toà do sức khoẻ kèm bệnh án (ung thư gan) đang điều trị tại bệnh viện của ông Trần Bắc Hà.
Theo đơn, ông Hà không thể tham gia phiên toà vì đây là yêu cầu của y tế và xin giữ nguyên lời khai tại CQĐT. Lãnh đạo Ngân hàng TP Bank cũng có đơn xin vắng.
Chủ tọa nhấn mạnh theo diễn biến ngày xử đầu sau phần thủ tục đã ký tiếp các giấy triệu tập lại những người đã điểm danh gồm lãnh đạo một số ngân hàng và cá nhân liên quan, nhân chứng vắng mặt. Theo đó, những người này hôm nay đã có đơn vắng mặt tại tòa vì lý do y tế và công tác.
Cạnh đó, luật sư Bùi Văn Kiểm (Đoàn LS TP.HCM) xin rút không bào chữa chỉ định cho hai bị cáo.
Phiên toà vẫn đang tiếp tục…
Những con số trong đại án Trầm Bê – Phạm Công Danh. Nguồn: Zing
Theo Hoàng Yến ( Pháp luật TP.HCM)
Ông Đinh La Thăng thừa nhận chỉ đạo nóng vội, quá quyết liệt
Trước tòa, ông Đinh La Thăng bình tĩnh khai lại quá trình làm Chủ tịch HĐTV PVN và thừa nhận chỉ đạo nóng vội, quá quyết liệt, vi phạm quy trình, thủ tục.
Clip: HĐXX xét hỏi bị cáo Đinh La Thăng
Tiếp tục phần xét hỏi vụ án xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN, sáng nay 9.1, HĐXX TAND TP.Hà Nội đã xét hỏi bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN).
Trả lời HĐXX về khoảng thời gian làm Chủ tịch HĐTV PVN, ông Đinh La Thăng cho biết, trong thời gian làm Chủ tịch HĐTV PVN, nhiệm vụ của bị cáo là chỉ đạo HĐTV xây dựng chiến lược, quy hoạch, phát triển rồi trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt và triển khai, thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT, triển khai chủ trương, đường lối.
Theo ông Đinh La Thăng, PVN được Chính phủ cho phép cùng các đơn vị thành viên thực hiện các dự án đầu tư của tập đoàn. Tập đoàn đã xây dựng một số công ty con để phát triển các lĩnh vực chuyên ngành, trong đó có PVC được xây dựng thành một đơn vị xây lắp dầu khí mạnh của cả nước và tập đoàn.
Việc chỉ định PVC là tổng thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Thăng cho biết xuất phát từ chủ trương trong chiến lược phát triển của PVN đến năm 2025 trở thành tập đoàn phát triển đa ngành. PVN muốn nâng phần doanh thu dịch vụ trong tổng doanh thu, ưu tiên người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, phát huy nguồn lực đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế...
Ông Đinh La Thăng tại phiên tòa sáng nay
HĐXX hỏi: "Tháng 6.2010, bị cáo ký Nghị quyết giao cho PVC thực hiện gói thầu. HĐTV có nghị quyết nào nữa phê duyệt việc này?". Bị cáo Thăng trả lời: "Chủ trương tập đoàn là đồng ý cho PVC là tổng thầu. HĐTV có nghị quyết thành lập liên doanh tổng thầu".
Theo ông Đinh La Thăng, HĐTV có nghị quyết phê duyệt nguyên tắc thành lập liên doanh tổng thầu. Tuy nhiên, đây là dự án cấp bách, được Chính phủ chỉ đạo. Trong bối cảnh cấp bách, nếu triển khai thực hiện phương án liên doanh tổng thầu sẽ gặp nhiều khó khăn, mất thời gian trong việc tìm đối tác nếu thực hiện trong phương án nhà thầu trong nước. HĐTV đã đồng ý cho PVC làm tổng thầu thay, bị cáo thay mặt HĐTV ký văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin phép giao cho PVC là tổng thầu.
Về năng lực tài chính, bị cáo Thăng cho rằng dựa vào các báo cáo của PVC và các bộ phận giúp việc của PVN báo cáo. Do đó, căn cứ vào năng lực và thực tiễn của PVC nên bị cáo đồng ý về nguyên tắc.
"Khi PVC ký hợp đồng 33 thì PVC đã có các đánh giá, hồ sơ chưa?" - HĐXX hỏi. Bị cáo Thăng trả lời: "Trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư và tổng thầu, vì việc ký kết hợp đồng đó, bị cáo không chỉ đạo ký hợp đồng".
HĐXX hỏi tiếp "Căn cứ vào đâu, bị cáo khẳng định ngày 1.3.2011 sẽ khởi công nhiệt điện Thái Bình 2?". Bị cáo Đinh La Thăng cho biết, căn cứ vào báo cáo của chủ đầu tư, ban Tổng giám đốc và bị cáo đồng ý, khi PVPower cho rằng có đủ năng lực khởi công nên bị cáo đồng ý ký vào văn bản.
"Ngày 24.2.2011 bị cáo ký báo cáo hiệu chỉnh đầu tư, rõ ràng bị cáo nhận thức được rằng báo cáo chưa đầy đủ, vậy làm sao 4 ngày có thể khởi công được?" - HĐXX hỏi.
Ông Thăng trả lời: "PVN đã triển khai hàng trăm công trình khắp nơi chứ không chỉ có Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Do đó, để đảm bảo chất lượng, tiến độ, tập đoàn luôn chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện đồng thời nhiều việc".
Kết thúc phần xét hỏi bị cáo Đinh La Thăng, HĐXX đặt câu hỏi: "Trong qúa trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện dự án, bị cáo nhận thức có gì sai phạm?"
Ông Thăng trả lời: "Trong suốt quá trình điều tra, bị cáo cũng đã nhận thức trách nhiệm trước cơ quan điều tra, là người đứng đầu PVN và dự án, đến nay sau 10 năm, được cán bộ cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và trước Tòa chỉ ra, nhìn lại dự án trong bối cảnh 10 năm về trước, việc sức ép tiến độ, bị cáo chỉ đạo nóng vội, nôn nóng, quá quyết liệt, vi phạm quy trình, thủ tục. Bị cáo xin nhận trách nhiệm".
Theo cáo buộc, ông Đinh La Thăng với tư cách là Chủ tịch HĐTV PVN có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo Điện lực dầu khí (PVPower) ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định. Hợp đồng có nhiều nội dung không có thật, được lập và ký khi chưa được HĐTV của chủ đầu tư phê duyệt...Sau đó, ông Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN căn cứ hợp đồng này tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỉ đồng cho PVC để các bị can tại PVC sử dụng hơn 1.115 tỉ đồng sai mục đích, trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỉ đồng. Hành vi của ông Đinh La Thăng phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo Danviet
Ông Đinh La Thăng cùng đồng phạm gây thiệt hại gần 120 tỷ đồng như thế nào? Hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của các bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm tại Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đã gây thiệt hại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN tổng số tiền gần 120 tỷ đồng. Cố ý...