Xử vụ Phạm Công Danh: Cán bộ BIDV xin rút kinh nghiệm
Cán bộ Ngân hàng BIDV cho rằng thực hiện việc cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay đúng theo quy trình, còn hậu quả vụ án xảy ra thì xin được rút kinh nghiệm.
Chiều 12.1, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh cùng đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại 4 ngân hàng: VNCB, Sacombank, TPBank và BIDV tiếp tục phần xét hỏi. Trong đó, HĐXX chủ yếu tập trung các câu hỏi xoay quanh hành vi Phạm Công Danh cùng các đồng phạm làm giả hồ sơ vay thông qua 12 công ty để vay của BIDV 4.700 tỷ đồng.
Đáng chú ý trong phiên tòa chiều 12.1, ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV) tiếp tục vắng mặt để trả lời các câu hỏi liên quan đến trách nhiệm trong việc cho các công ty của Phạm Công Danh vay tiền. Dù trước đó ngay từ khi bắt đầu phiên tòa, HĐXX đã yêu cầu triệu tập ông Trần Bắc Hà với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nhưng đến nay vẫn chưa thấy nhân vật này xuất hiện. Ngoài ra, ông Trần Lục Lang (Phó giám đốc BIDV) cùng nhiều cán bộ của BIDV với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án cũng vắng mặt không lý do.
Trong phần trả lời của mình, ông Trần Hoài Lâm – đại diện BIDV hội sở – cho biết, trước đó ông phụ trách địa bàn TP.HCM. Tất cả các doanh nghiệp xin vay vốn mà có địa bàn tại TP.HCM do VNCB giới thiệu đều có gửi đến ông. Ông thừa nhận có đề xuất cấp tín dụng cho 12 trường hợp vay tiền của BIDV, do VNCB và BIDV có ký kết hợp tác thực hiện và do khách hàng có nhu cầu vay.
Video đang HOT
Bị cáo Phạm Công Danh.
Ông Lâm cho biết, khi ấy căn cứ vào quy định của BIDV và quyết định 1627 của Ngân hàng Nhà nước là phù hợp. Các hồ sơ là do VNCB chuyển qua Ban khách hàng doanh nghiệp của BIDV và khi thấy đủ điều kiện thì ban này duyệt.
“Tức là anh không duyệt mà đưa xuống, nhưng chi nhánh lại hiểu là cấp tín dụng. Có khi nào là bên dưới hiểu là cấp trên chỉ đạo họ duyệt không? Sau việc xảy ra thì ông nghĩ trách nhiệm của mình thế nào?” – chủ tọa phiên tòa hỏi. Về điều này, ông Lâm cho rằng đã làm đúng quy trình, chức năng của phòng ban, còn sự việc xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng thì xin rút kinh nghiệm.
Còn bà Phương (Trưởng ban Pháp chế), đại diện BIDV giải thích các hợp đồng của 12 công ty vay tiền tại BIDV thực hiện theo quy trình của Quy định 1627 và Quy chế cho vay của BIDV, các quy định về giao dịch bảo đảm, quyền cầm cố thế chấp của các tổ chức tín dụng… Hợp đồng giữa BIDV và 12 công ty là hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định tại Bộ luật Dân sự chứ không phải hợp đồng bảo lãnh. Do đó, có hai chủ thể trong hợp đồng là bên cầm cố và bên nhận cầm cố. Nội dung của hợp đồng thực hiện quy định theo mẫu chung BIDV, bao gồm các nội dung: Bên cầm cố là ai, nhận là ai, bảo đảm, xác định nghĩa vụ theo hợp đồng như thế nào, việc quản lý tài sản, nghĩa vụ VNCB, quyền BIDV…
Đại diện BIDV cũng cho biết đã lập hội đồng kỷ luật những người liên quan đến thiếu sót trong việc cho 12 công ty vay. BIDV đã nghiêm khắc kiểm điểm, thành lập hội đồng kỷ luật nhưng bà Phương vẫn khẳng định đây không phải trọng yếu. Việc cho 12 doanh nghiệp vay, BIDV yêu cầu doanh nghiệp phải có 30% vốn tự có, các doanh nghiệp đều đáp ứng nên đại diện BIDV vẫn khẳng định không có sai phạm.
HĐXX nêu: “Tiền các bị cáo phạm cố ý làm trái chuyển đi các địa chỉ được xác định là vật chứng của vụ án, theo quy định pháp luật cần thu hồi, BIDV có ý kiến gì không?”. Đại diện BIDV cho rằng khi thu tiền khách hàng vay, BIDV không có nghĩa vụ chứng minh từ đâu. Chỉ biết rằng đó là tài sản sở hữu hợp pháp, nếu đi theo từng bị cáo thì sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm. Đại diện BIDV cho biết thêm, việc giao dịch với VNCB là giao dịch giữa hai pháp nhân, thực hiện theo Luật Các tổ chức tín dụng. Bị cáo Phan Thành Mai, Phạm Công Danh là người đại diện theo pháp luật, chứ BIDV không giao dịch với các cá nhân trên.
Theo Danviet
Phạm Công Danh được ra ngoài vừa chăm sóc y tế vừa nghe cáo trạng
Sáng nay (9.1), TAND TP.HCM tiếp tục ngày làm việc thứ 2 phiên xét xử sơ thẩm "đại án" Phạm Công Danh và 45 đồng phạm về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
VKSND TP.HCM công bố bản cáo trạng truy tố các bị cáo. Tuy nhiên, giữa chừng, do Phạm Công Danh có nhiều biểu hiện mệt mỏi, khó ngồi, không đảm bảo sức khỏe để nghe cáo trạng, HĐXX đã cho phép Danh được ra ngoài để đội y tế chăm sóc sức khỏe, vừa nghe cáo trạng.
"Đề nghị thư ký kiểm tra tại phòng y tế, loa có nghe rõ không để Danh nghe cáo trạng", chủ tọa nói. Danh được đưa ra ngoài, đại diện VKSND tiếp tục công bố cáo trạng.
Phạm Công Danh được cho ra ngoài vừa chăm sóc y tế, vừa nghe cáo trạng,
Như Dân Việt đã đưa tin, ngày 8.1 TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) cùng đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại 4 ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam (VNCB, nay là CB), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Có 46 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội danh nêu trên. Đáng chú ý, ngoài Phạm Công Danh còn có các bị cáo nguyên là lãnh đạo của ngân hàng Sacombank như Trầm Bê, Phan Huy Khang...
Danh và đồng phạm đã thành lập 29 công ty để lập kế hoạch, giấy tờ vay tiền từ 3 ngân hàng: Sacombank, TPBank và BIDV, gây thiệt hại cho Nhà nước 6.126 tỷ đồng.
Theo Danviet
Phạm Công Danh nhiều lần bị nhắc nhở, ngắt lời tại toà Trong phiên tòa chiều 10.1, mặc dù sức khỏe bị cáo Phạm Công Danh không đảm bảo, HĐXX vẫn tiến hành xét hỏi nhưng cho bị cáo này ngồi trả lời. Liên quan đến việc vay tiền tại 3 ngân hàng (Sacombank, TPBank, BIDV) gây thất thoát cho VNCB số tiền lên đến 6.126 tỷ, bị cáo Phạm Công Danh nhận phần sai...