Xử vụ Phạm Công Danh: 6.126 tỷ đồng có phải vật chứng của vụ án?
Sáng nay (12.1), đại diện VKS đề nghị HĐXX tiếp tục điều tra làm rõ tại tòa số tiền thiệt hại, thu hồi 6.126 tỷ đồng để khắc phục hậu quả như đề nghị trong cáo trạng của VKSND Tối cao.
Như Dân Việt đã thông tin, trong giai đoạn 2 của vụ án, cáo trạng của VKSND Tối cao xác định, năm 2013 và 2014, bị cáo Phạm Công Danh đã chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) và nhân viên thuộc Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 lượt công ty do bị cáo Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, lập 29 hồ sơ khống vay vốn tại các ngân hàng: Sacombank, TPBank, BIDV; đồng thời dùng tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng trên để cầm cố, bảo lãnh cho các khoản vay. Sau đó, bị 3 ngân hàng thu hồi nợ từ tiền gửi của VNCB với tổng số tiền hơn 6.126 tỷ đồng.
Do các công ty làm hồ sơ vay khống không thực hiện kinh doanh theo phương án cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ, còn VNCB thực hiện bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên không thu hồi được số tiền bảo lãnh từ các công ty. Từ đó, dẫn đến thiệt hại cho VNCB hơn 6 ngàn tỷ đồng.
Các bị cáo bị dẫn giải ra khỏi tòa.
Cụ thể, hành vi cố ý làm trái của Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc gửi tiền sang Ngân hàng Sacombank, cho vay, bảo lãnh và trả nợ thay cho 6 công ty gây thiệt hại cho VNCB trên 1.835 tỷ đồng. Hành vi cố ý làm trái của Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc dùng tiền gửi tại Ngân hàng TPBank bảo lãnh và trả nợ thay cho 11 công ty vay vốn để mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.740 tỷ đồng. Hành vi cố ý làm trái của bị cáo Danh và đồng phạm trong việc dùng tiền gửi của VNCB tại BIDV bảo lãnh và trả nợ cho 12 công ty của mình vay vốn, gây thiệt hại trên 2.550 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cáo trạng của VKSND Tối cao nhận định, do kết luận giám định xác định thiệt hại thuộc về Ngân hàng VNCB, nên trong quá trình điều tra VNSND Tối cao đã yêu cầu thu hồi hơn 6.126 tỷ đồng cho VNCB để khắc phục hậu quả nhưng cơ quan điều tra chưa thực hiện.
Trong phiên tòa sáng nay, đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa tiếp tục nhắc lại việc thu hồi số tiền này, đồng thời đề nghị HĐXX tiếp tục điều tra công khai tại phiên tòa để xác định các khoản tiền phải thu hồi. Quan điểm của VKS là yêu cầu thu hồi hơn 6 ngàn tỷ đồng cho VNCB để khắc phục hậu quả, bởi kết luận giám định cho thấy VNCB chính là bên bị thiệt hại. Do đó, đại diện VKS đồng thời nêu câu hỏi về vấn đề này với đại diện cơ quan điều tra tại tòa.
Giải đáp thắc mắc của VKS, điều tra viên Tăng Thị Nga (trực tiếp điều tra vụ án Phạm Công Danh cùng đồng phạm), đại diện cơ quan điều tra, cho biết có nhận được công văn của VKSND Tối cao. Quá trình điều tra đã xác định số tiền thiệt hại thông qua các khoản vay của Phạm Công Danh tại các ngân hàng: Sacombank, BIDV, TPBank. Viện KSND Tối cao xác định số tiền này là tang vật vụ án nên phải thu hồi. Tuy nhiên theo cơ quan điều tra, đây là các khoản tiền gửi tại các ngân hàng, đã tất toán, nhưng hành vi gửi tiền chưa có kết luận sai, tất toán cũng chưa có kết luận sai, nên không có cơ sở để thu hồi làm bằng chứng, vật chứng của vụ án.
Chiều nay, phiên tòa tiếp tục xét hỏi các bị cáo, người có quyền lợi liên quan đến hành vi mà bị cáo Phạm Công Danh cùng các đồng phạm thông qua 12 công ty lập các hồ sơ giả tạo để vay 4.700 tỷ đồng từ BIDV.
Theo Danviet
Bị cáo Phạm Công Danh: "Tôi bị ép phải tăng vốn điều lệ"
Bị cáo Phạm Công Danh cho rằng vào thời điểm tái cơ cấu ngân hàng Đại Tín, bị cáo chịu nhiều áp lực lớn khi vừa phải đảm bảo thanh khoản ngân hàng, vừa bị buộc phải tăng vốn điều lệ. Dù bị cáo đã xin chia nhỏ số tiền tăng vốn điều lệ ra nhiều giai đoạn, nhưng vẫn không được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp nhận.
Ngày 12.1, phiên tòa xét xử vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục phần xét hỏi.
Mở đầu phiên tòa, đại diện VKS thông tin lại đề nghị liên quan đến số tiền 6.126 tỷ đồng. VKS cho rằng giám định thiệt hại thuộc về Ngân hàng VNCB nên trong quá trình điều tra, Viện KSND Tối cao đã có yêu cầu về việc thu hồi số tiền hơn 6.126 tỷ đồng cho VNCB để khắc phục hậu quả, nhưng cơ quan điều tra chưa thực hiện. Do đó, VKS đề nghị HĐXX và đại diện VKS tiếp tục điều tra công khai tại phiên tòa để xác định các khoản tiền phải thu hồi do hành vi làm trái của các bị can và người có liên quan gây ra, cùng trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Bị cáo Phạm Công Danh.
Trong phần xét hỏi sáng 12.1, HĐXX tập trung làm rõ các thông tin liên quan đến hành vi của Phạm Công Danh và các đồng phạm dùng 12 công ty tạo những hồ sơ vay giả tạo vay 4.700 tỷ đồng từ BIDV.
Như Dân Việt đã thông tin, trong giai đoạn 2 của vụ án, Phạm Công Danh cùng đồng phạm đã thực hiện các hành vi gây thất thoát của VNCB hơn 6.000 tỷ đồng. Riêng hành vi cố ý làm trái của Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc dùng tiền gửi của VNCB tại BIDV để bảo lãnh và trả nợ thay cho 12 công ty của mình vay vốn, Phạm Công Danh đã gây thiệt hại cho VNCB trên 2.550 tỷ đồng.
Trong phần xét hỏi, bị cáo Mai Hữu Khương (cựu Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) xác nhận việc dùng số tiền vay 4.700 tỷ từ BIDV là để tăng vốn điều lệ Ngân hàng Đại Tín (sau là VNCB). Bị cáo này thừa nhận là đại diện cho 12 công ty lên BIDV vay vốn. Sau khi vay, số tiền được chuyển về 4 công ty đầu ra trong phương án vay vốn, tức 12 công ty phải trả tiền cho 4 công ty vật liệu xây dựng, sau đó chuyển tiền về Agribank Tân Phú để phục vụ tăng vốn điều lệ của VNCB, theo chỉ đạo của Phạm Công Danh.
Trong phần trả lời, bị cáo Phạm Công Danh thừa nhận lời khai của Mai Hữu Khương là đúng, nhưng xin trình bày thêm về bối cảnh xảy ra vụ việc. Dù nhiều lần bị HĐXX nhắc nhở, yêu cầu dừng lại nhưng bị cáo Danh vẫn cố gắng xin trình bày, bị cáo cho rằng thời điểm đó bị cáo chịu áp lực rất lớn, đó là lo ngân hàng mất thanh khoản, đặc biệt chịu áp lực phải tăng vốn điều lệ theo quy định của NHNN. "Tôi bị ép phải tăng vốn điều lệ..." - bị cáo nói trước tòa.
Theo trình bày của bị cáo Danh, trong một cuộc họp với đại diện NHNN tại Long An, ông đã trình bày những khó khăn của ngân hàng nên việc đảm bảo số tiền 40 ngàn tỷ để tái cơ cấu ngân hàng rất khó khăn. Bị cáo cho biết đã xin NHNN tăng vốn điều lệ theo từng giai đoạn, mỗi lần từ 500 - 1.000 tỷ nhưng NHNN không cho, đồng thời yêu cầu phải tăng vốn. Do đó, bị cáo này cho rằng bị ép phải tìm mọi cách tăng vốn điều lệ ngân hàng từ 3.000 lên 7.500 tỷ đồng.
HĐXX yêu cầu bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) xác nhận có hay không việc bị cáo Danh cho rằng bị ép phải tăng vốn điều lệ? Bị cáo Mai cho rằng cách nói khác nhau, nhưng hiểu đại khái là như vậy. Bởi trong cuộc họp với NHNN tại Long An, bị cáo Phạm Công Danh xin đại diện NHNN cho chia nhỏ khoản tiền tăng vốn điều lệ và thực hiện làm nhiều giai đoạn, nhưng NHNN vẫn yêu cầu thực hiện theo phương án tái cơ cấu, buộc phải tăng vốn điều lệ.
Trước đó, cũng trong sáng 12.1, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An cho biết có nắm 2 giấy thay đổi đăng ký kinh doanh của VNCB. Năm 2013 VNCB có đăng ký để thay đổi vốn, Sở đã nhận hồ sơ và thực hiện thay đổi theo vốn điều lệ 7.500 tỷ, nhưng sau đó NHNN đề nghị sửa đổi giấy phép tăng vốn của VNCB để giảm vốn trở lại do chưa đủ điều kiện. Sau khi xem xét công văn của NHNN thì Sở đã thu hồi giấy đăng ký kinh doanh vừa cấp lại.
Tuy nhiên khi HĐXX hỏi "NHNN đã bao giờ cho phép VNCB tăng vốn lên 7.500 tỷ đồng đâu?", đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An cho biết Sở đã thực hiện theo NHNN vì NHNN có văn bản cho biết đang xem xét lại việc tăng vốn của VNCB và đề nghị thu hồi đăng ký kinh doanh vốn 7.500 tỷ. Vị đại diện Sở này cũng cho biết, do mảng ngân hàng là mảng chuyên ngành nên Sở Kế hoạch và Đầu tư bị sơ sót trong việc cấp thay đổi đăng ký kinh doanh.
Theo Danviet
Xử vụ Phạm Công Danh:Vì sao NHNN 2 lần từ chối giám định thiệt hại? Liên quan đến hành vi gây thiệt hại của Phạm Công Danh cùng đồng phạm, các luật sư đã đưa ra thắc mắc với đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc vì sao 2 lần bộ phận giám định từ chối giám định thiệt hại? Chiều 11.1, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm tiếp tục phần xét...