Xử vụ ông Vươn kiện UBND huyện Tiên Lãng
TAND huyện Tiên Lãng đã lên lịch xét xử sơ thẩm vụ án Khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai giữa ông Đoàn Văn Vươn với UBND huyện Tiên Lãng vào ngày 30/9 tới.
Sáng 20/9, đại diện gia đình ông Đoàn Văn Vươn cho biết, Tòa án nhân dân (TAND) huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng vừa có quyết định đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án Khiếu kiện quyết định (QĐ) hành chính trong lĩnh vực đất đai giữa ông Đoàn Văn Vươn với UBND huyện Tiên Lãng.
Theo đó, vụ án sẽ được đưa ra xét xử tại TAND huyện Tiên Lãng vào ngày 30/9. Đại diện cho ông Vươn tham gia phiên tòa theo ủy quyền là ông Vũ Văn Luân, Thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng. Đại diện cho UBND huyện Tiên Lãng tham gia phiên tòa là ông Phạm Văn Trống, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Đoàn Văn Vươn).
Trước đó, vào tháng 8/2009, ông Đoàn Văn Vươn khởi kiện ra tòa yêu cầu UBND huyện Tiên Lãng thu hồi QĐ số 461 của UBND huyện Tiên Lãng về việc thu hồi diện tích đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình.
Ngôi nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, xây cạnh đầm nuôi trồng thủy sản, bị phá huỷ trong vụ cưỡng chế trái luật ngày 5/1/2012
Ông Vươn cho rằng 19,3 ha đất bị thu hồi được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản là đất nông nghiệp, đất bị thu hồi chưa hết thời hạn sử dụng và nếu hết thời hạn thì được tiếp tục sử dụng dưới các hình thức Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, khi thu hồi phải bồi thường…
Video đang HOT
Ngày 27/1/2010, TAND huyện Tiên Lãng có bản án hành chính sơ thẩm bác đơn khởi kiện với những yêu cầu trên của ông Vươn. Tiếp đó, ông Vươn kháng cáo bản án này.
Ngày 19/4/2010, ông Vươn có “đơn xin rút kháng cáo để UBND huyện Tiên Lãng tiếp tục giao đất”. Sau đó TAND TP Hải Phòng ra QĐ đình chỉ vụ án.
Ngày 10/2/2012, chánh án TAND Tối cao ra QĐ kháng nghị tái thẩm đối với QĐ đình chỉ vụ án của TAND TP Hải Phòng và bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng. Ngày 15/2/2012, tòa hành chính TAND Tối cao mở phiên tòa xét xử theo thủ tục tái thẩm và ra quyết định hủy QĐ đình chỉ vụ án của TAND TP Hải Phòng và bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng, đồng thời giao TAND huyện Tiên Lãng giải quyết lại vụ án này.
Ngày 4/10/1993, UBND huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng ra QĐ số 447/QĐ-UB giao 21 ha đất bãi bồi ven biển thuộc địa bàn xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng để nuôi trồng thủy sản, thời gian là 14 năm. Trong quá trình khai thác sử dụng, ông Đoàn Văn Vươn có hành vi lấn chiếm ra khu vực ven biển với diện tích là 19,3 ha nên bị UBND huyện Tiên Lãng xử phạt hành chính về hành vi lấn chiếm đất. Sau đó, UBND huyện Tiên Lãng ra QĐ số 220/QĐ-UB ngày 9/4/1997 giao bổ sung cho ông Đoàn Văn Vươn 19,3 ha đầm nuôi trồng thủy sản, thời hạn là 14 năm tính từ ngày 4/10/1993. Như vậy, UBND huyện Tiên Lãng đã giao cho ông Vươn 40,3 ha. Trong quá trình khai thác sử dụng diện tích đất được giao, gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã xây dựng 1 kho chứa vật tư, 1 nhà hai tầng. Vợ chồng ông Đoàn Văn Quý (em ông Đoàn Văn Vươn) xây thêm 1 nhà mái tôn công trình phụ liền kề; 1 chuồng chăn nuôi. Trên diện tích 19,3 ha, ông Đoàn Văn Vươn xây dựng 1 nhà trông đầm và công trình phụ, 1 chòi canh ở giữa đầm. Ngày 4/12/2007, UBND huyện Tiên Lãng ra Thông báo số 225/TB-UBND về việc dừng đầu tư vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản trên diện tích 21 ha. Ngày 23/4/2008, UBND huyện Tiên Lãng ra QĐ 460/QĐ-UBND về việc thu hồi diện tích 21 ha đất nuôi trồng thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn; ngày 2/7/2008 UBND huyện Tiên Lãng ra thông báo số 103 về việc dừng đầu tư vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản trên khu vực 19,3 ha. Ngày 7/4/2009, UBND huyện Tiên Lãng ban hành QĐ số 461 về việc thu hồi 19,3 ha đất đầm bãi này. Từ đó đã dẫn tới vụ cưỡng chế trái luật thu hồi khu đất đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn vào ngày 5/1/2012
Theo Tr.Đức (Người Lao Động)
E dè cưỡng chế, thu hồi đất sau vụ Tiên Lãng
"Sau khi có vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng thì các địa phương hạn chế, e dè khi áp dụng biện pháp hành chính như thực hiện cưỡng chế thu hồi đất".
Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang nêu nguyên nhân của tình trạng lãng phí đất đai.
Theo thông báo của Bộ TN&MT, đến giữa năm 2013 cả nước có khoảng 8.161 tổ chức vi phạm, sử dụng đất lãng phí với diện tích 128.033,131 ha.
Với hàng chục nghìn đơn vị sai phạm như trên, các địa phương chỉ thu hồi được đất của 819 tổ chức (khoảng 10%) với diện tích 38.771 ha (trong đó có 479 tổ chức kinh tế/25.138 ha; 158 tổ chức sự nghiệp công/551 ha; 17 nông, lâm trường/12.794 ha...). Hiện các địa phương đang tiếp tục xử lý 1.547 tổ chức với diện tích 22.654 ha.
Bộ TN&MT cho biết, sau vụ Tiên Lãng, các địa phương e dè thực hiện cưỡng chế thu hồi đất
Trước những con số sai phạm trên, Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang cho biết, nguyên nhân để xảy ra những sai phạm trên do công tác quy hoạch chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển, đặc biệt, quy hoạch khu công nghiệp chưa tốt, chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa tính đến yếu tố liên kết vùng và ngành...
Ngoài ra tình trạng chậm hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đang diễn ra phổ biến ở địa phương do chính sách thường xuyên thay đổi. Bên cạnh đó cũng có nguyên nhân do các cơ quan có thẩm quyền chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật, kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng.
"Sau khi có vụ việc cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng thì các địa phương hạn chế, e dè khi áp dụng biện pháp hành chính như thực hiện cưỡng chế thu hồi đất" - Bộ trưởng TN&MT dẫn dụ.
Bên cạnh đó, Bộ TB&MT cũng chỉ ra một nguyên nhân cơ bản khác là thị trường bất động sản đang trong giai đoạn bị chìm lắng dẫn đến chậm đưa đất vào sử dụng. Công cuộc khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu cũng làm tăng khó khăn về vốn, đầu ra, thu hút đầu tư, làm chậm tiến độ sử dụng đất.
Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong thời gian qua vẫn còn chạy theo mục đích thu hút đầu tư để phát triển kinh tế địa phương. Chính bởi lý do này mà các địa phương chưa sàng lọc được nhà đầu tư kém năng lực, chưa kiểm soát được tình trạng một nhà đầu tư nhưng xin giao đất, thuê đất để thực hiện nhiều công trình, dẫn đến tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, chủ đầu tư bao chiếm, găm giữ đất, bỏ hoang gây lãng phí.
Cũng theo Bộ TN&MT, các cơ quan có trách nhiệm chưa chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên tiến độ triển khai thực hiện các dự án sau khi giao đất, cho thuê đất cho chủ đầu tư. Thậm chí nhiều vụ việc xử lý vi phạm còn bị chi phối bởi các quan hệ xã hội...
Trước hàng chục nghìn vi phạm của các tổ chức, Bộ TN&MT đề nghị các Bộ, ngành địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai. Đồng thời cần tăng cường quản lý thị trường bất động sản, chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu cụm công nghiệp, hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Để đạt mục tiêu hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận lần đầu (đạt 95% số trường hợp đủ điều kiện hoặc đạt 85% diện tích cần cấp trở lên đối với các loại đất chính), Bộ TN&MT cho biết, đến 31/12/2013 các địa phương trong cả nước cần phải cấp 3.547.000 giấy với tổng diện tích 2.267.000 ha.
Theo Thành Nam (Infonet.vn)
Vụ nổ súng ở Thái Bình cho thấy sự phức tạp trong thu hồi đất Vụ nổ súng bắn 5 người tại Thái Bình có liên quan đến đề bù đất đã được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu ra như một ví dụ cho thấy sự phức tạp của việc đền bù, thu hồi đất. Phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 12/9 về Luật Đất đai tập trung nhiều vào vấn...