Xử vụ nguyên chủ tịch hội đồng quản trị đe dọa cưỡng đoạt tiền tỉ
Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần Tập đoàn tài chính Việt sắp hầu tòa vì cưỡng đoạt 1 tỉ đồng của nguyên Chủ tịch HĐQT một tổng công ty.
Ảnh minh họa
Theo dự kiến, ngày mai (29.9), TAND TP.HCM sẽ đưa Nguyễn Anh Tuấn (44 tuổi, ngụ P.2, Q.Phú Nhuận, TP.HCM), nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần tập đoàn tài chính Việt ra xét xử sơ thẩm với cáo buộc “cưỡng đoạt tài sản” của bà Vũ Thúy H., nguyên Chủ tịch HĐQT một tổng công ty.
Theo cáo trạng, cuối tháng 9.2014, Nguyễn Anh Tuấn biết được thông tin một số bài báo viết về “nghi án tham nhũng” liên quan đến hoạt động kinh doanh tại công ty của bà H. Vì vậy, Tuấn nảy sinh ý định lợi dụng các bài báo để đe dọa, uy hiếp tinh thần nhằm chiếm đoạt tài sản bà H.
Để thực hiện ý định, cuối tháng 9.2014 đến đầu tháng 10.2014, Tuấn nhiều lần điện thoại, nhắn tin và gặp bà H., yêu cầu người này đưa tiền cho Tuấn. Tuấn dọa nếu bà H. không làm theo thì tác động báo chí đăng tin và công an vào cuộc điều tra bà H.
Đầu tháng 10.2014, một tờ báo A. đăng bài “Nghi án tham nhũng tại Tổng công ty…”. Vì lo sợ báo chí làm ảnh hưởng đến chồng, ngày 6.10.2014, bà H. chuyển 1 tỉ đồng vào tài khoản của Tuấn. Ngày 7.10.2014, Tuấn bị công an bắt.
Ngọc Lê
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Tân Hiệp Phát ứng xử "không đẹp" vụ con ruồi 500 triệu?
- "Vụ việc "con ruồi giá 500 triệu" giữa một người dân ở Tiền Giang và công ty Tân Hiệp Phát đã thể hiện một cách ứng xử "không đẹp" của hai bên", luật sư Tú nhận định.
Người tiêu dùng và doanh nghiệp là hai chủ thể của mối quan hệ cung cầu, luôn tồn tại thống nhất, gắn bó mật thiết với nhau. Người tiêu dùng muốn có sản phẩm tốt nhất và doanh nghiệp muốn phát triển thì hai chủ thể này phải có sự hỗ trợ tương đối lẫn nhau.
Tuy nhiên, vụ việc "con ruồi giá 500 triệu" giữa một người dân ở Tiền Giang và công ty Tân Hiệp Phát đã thể hiện một cách ứng xử "không đẹp" của hai bên.
Trao đổi với luật sư Trương Anh Tú thuộc Đoàn luật sư Hà Nội về vụ việc dưới góc nhìn pháp lý, luật sư cho biết, hiện nay nhiều ý kiến cho rằng hành vi đe dọa tung thông tin lên các phương tiện truyền thông và phát 5.000 tờ rơi về việc chai nước ngọt có ruồi của ông Võ Văn Minh để buộc công ty Tân Hiệp Phát chi tiền có dấu hiệu của "Tội cưỡng đoạt tài sản", với hành vi khách quan là "dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản".
Trong trường hợp này, sự "uy hiếp tinh thần" được hiểu là làm giảm uy tín, giảm giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường, đây vốn được xem là tài sản vô hình của doanh nghiệp, nó gắn liền với doanh nghiệp. Tài sản vô hình đó không phải là của riêng của người đại diện công ty hay của bất kì cá nhân, tổ chức góp vốn nào, tài sản đó được tính vào giá trị doanh nghiệp.
Vụ việc "con ruồi giá 500 triệu" giữa một người dân ở Tiền Giang và công ty Tân Hiệp Phát đã thể hiện một cách ứng xử "không đẹp" của hai bên.
Với trường hợp của ông Võ Văn Minh tạm thời bị khởi tố về tội danh "Cưỡng đoạt tài sản", ở tội danh này có hai dấu hiệu đặc trưng đó là "Đe dọa sử dụng vũ lực" (sẽ sử dụng vũ lực trong tương lai) và "thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần" ông Minh được cho là phạm tội vì dấu hiệu thứ hai.
Ở dấu hiệu thứ nhất thì hành vi khách quan là rất cụ thể, dễ định lượng khi truy cứu, sự đe dọa được tiến hành trực tiếp đối với người có trách nhiệm quản lý tài sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với dấu hiệu "thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần" hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể nên không thể nói ông Minh uy hiếp tinh thần người của Tân Hiệp Phát với hành vi cụ thể là sẽ tung tin làm giảm giá trị thương hiệu.
Vì thương hiệu (giá trị thương hiệu) là của pháp nhân, thuộc về pháp nhân chứ không phải của cá nhân, nên việc làm giảm giá trị thương hiệu đó không thể làm cho người đại diện Tân Hiệp Phát tê liệt tinh thần dẫn đến giao tiền được. Thương hiệu này không gắn với bất kì cá nhân nào của doanh nghiệp do đó cá nhân không thể bị uy hiếp để buộc phải giao tiền.
Nếu người bị hại là cá nhân thì cấu thành tội phạm của tội này rất rõ ràng, cụ thể nhưng ở đây lại là doanh nghiệp, là pháp nhân.
Pháp nhân là một tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu, tổ chức, có tài sản nhưng khái niệm "tinh thần của pháp nhân" chưa được bất cứ từ điển nào định nghĩa và có thể hiểu rằng pháp nhân không thể có yếu tố tinh thần. Chúng ta chỉ nghe nói đến tinh thần của một dân tộc, tinh thần của một con người mà thôi.
Như vậy, dấu hiệu đặc trưng trong mặt khách quan, cũng như chủ thể bị xâm hại của tội phạm này chưa thỏa mãn. Do đó, hành vi của ông Võ Văn Minh chưa đủ yếu tố cấu thành của "Tội Cưỡng đoạt tài sản".
Video liên quan:
Phó chủ tịch Hội TC & BVNTD lên tiếng vụ "con ruồi 500 triệu"
Với quan điểm như trên, luật sư Trương Anh Tú bày tỏ: "Quan điểm của tôi về vấn đề "uy hiếp tinh thần" đối với bị hại là doanh nghiệp như đưa ra ở trên chắc chắn sẽ gây ra nhiều tranh luận vì nó không đi theo lối mòn tư pháp, nhưng tôi tin rằng quan điểm này là khoa học và phù hợp với thực tiễn".
Cứ cho rằng quan điểm trên còn gây tranh cãi thì với quy định tại Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cho phép người dân có quyền "Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết" (Khoản 6, Điều 8, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng).
Trong trường hợp này, ông Minh là người tiêu dùng, có quyền đưa yêu cầu bồi thường và được thương lượng với doanh nghiệp về việc bồi thường đó. Doanh nghiệp có nhiều cách để ứng xử thân thiện hơn thay vì "trở mặt" với người tiêu dùng sau khi đã đàm phán giá bồi thường. Như vậy, điều luật trên đã hóa giải toàn bộ sự buộc tội đối với ông Minh. Trong quá trình giải quyết vụ án này, nếu chúng ta chỉ nhăm nhăm nhìn vào Điều 135 BLHS, thì đó là sự sai lầm tai hại.
Trong trường hợp ông Minh tạo ra chai nước có con ruồi tống tiền DN thì đây là hành vi phạm tội, tuy nhiên không phạm phạm tội "Cưỡng đoạt tài sản".
Luật sư Tú cũng thẳng thắn cho rằng, quá trình điều tra và bắt giam của công an chưa thực sự chặt chẽ.
"Để vụ việc khách quan và công luận không nghi ngờ phía cơ quan chức năng thì theo tôi trong quá trình lấy lời khai nhất định phải có Luật sư tham gia. Vì nếu không, rất có thể trong quá trình lấy cung, anh Minh sẽ thừa nhận mình đã làm giả ra chai nước ngọt (không loại trừ trường hợp ngay cả khi đó là chai nước có con ruồi thật). Hơn nữa, chưa xác định được chai nước là giả thì chưa phạm tội. Chưa phạm tội sao lại bắt người vội vàng như vậy. Rất nhiều vấn đề cần được làm rõ.
Mặt khác, nếu DN có thiện ý thì họ nên cho người tiêu dùng biết rằng: hành vi đe dọa tung tin kia có thể vi phạm pháp luật và họ sẽ nhờ sự can thiệp của chính quyền ngay từ khi bắt đầu thương lượng và nếu họ đảm bảo được chất lượng hàng tiêu dùng của mình thì ngay từ đầu đã không "xuống nước" để đàm phán... Cái giá 500 triệu tất nhiên là rất lớn nhưng uy tín lại là sự sống còn của một doanh nghiệp. Họ đã đánh đổi sự sống còn đó chỉ để lấy 500 triệu là quá rẻ mạt. Trong trường hợp này thì "Trạng chết chúa cũng băng hà"...", Luật sư Tú cho hay.
PV
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Giả làm nhiếp ảnh gia, chụp ảnh khỏa thân để tống tiền, phạm tội theo tội danh nào? Chiều 5-1, Công an quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) cho biết vừa bắt giữ Nguyễn Văn Minh (trú tại TP Đà Nẵng) để điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật. Đối tượng Nguyễn Văn Minh Theo khai báo của Minh và trình bày của các bị hại, giữa tháng 11-2014, Minh gặp chị L.T.T. (1993, quê H. Hòa...