Xử vụ lừa đảo lớn nhất Tây Ninh với hàng trăm nạn nhân
Hàng trăm người bị hại với số tiền lừa đảo lên đến gần 10 tỉ đồng.
Vụ án sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản do TAND tỉnh Tây Ninh xét xử sẽ diễn ra trong năm ngày từ ngày 26 đến 30-9. Hai bị cáo bị truy tố là Lâm Văn Liêu (sinh năm 1962, trú tại huyện Tân Biên) và Huỳnh Thị Rảnh (sinh năm 1958, trú tại TP Tây Ninh).
Theo hồ sơ, khoảng đầu tháng 2-2010, Lâm Phúc Hùng truy cập trang mạng của Công ty TNHH Diamond Holiday Đông Nam Á (DHT Đông Nam Á), thấy quảng cáo hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đa cấp với gói sản phẩm đặt phòng du lịch dành cho hai người ở các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trên toàn thế giới với giá rẻ. Hùng dịch nội dung trên sang tiếng Việt và rủ hai người khác đặt mua gói dịch vụ và tham gia hệ thống DHT.
Sau đó Hùng đi HongKong gặp người điều hành mạng của DHT trên Internet tìm hiểu, thỏa thuận phương thức dụ dỗ, lôi kéo khách hàng tham gia nộp tiền đặt phòng du lịch trên Internet thông qua câu lạc bộ du khách.
Hùng và đồng phạm tự soạn các tài liệu dùng để quảng bá, tuyên truyền, vận động người khác tham gia mua gói dịch vụ đặt phòng với nhiều nội dung hấp dẫn. Theo đó, người tham gia được quảng cáo là càng vận động được nhiều người tham gia hệ thống DHT thì càng leo lên vị trí cao và được hưởng nhiều hoa hồng.
Đến năm 2011, Lâm Phúc Hùng thành lập công ty do mình làm tổng giám đốc và thành lập các văn phòng đại diện, chi nhánh ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có Tây Ninh để tổ chức hoạt động. Ngày 25-02-2012, Công an TP Hà Nội đã bắt Lâm Phúc Hùng cùng các đồng phạm.
Tại Tây Ninh, bị cáo Liêu và Rảnh ký hợp đồng dịch vụ với công ty của Hùng và đứng ra huy động nhiều người tham gia mua gói sản phẩm của DHT để đủ điều kiện được nhận thưởng từ 1.000 USD đến 15.000 USD trong ví điện tử.
Khi có tiền thưởng trong ví điện tử, Liêu, Rảnh thao tác trên mạng Internet bán số tiền ảo cho những người tham gia sau để thu về tiền thật hưởng lợi và chi trả cho những người được thoát bàn bằng tiền Việt Nam.
Liêu, Rảnh mở nhiều tài khoản tại các ngân hàng cho nhiều người tham gia nộp tiền để chiếm đoạt.
Đến khi bị bắt hai bị cáo đã vận động, lôi kéo 544 người nộp hơn 6,6 tỉ đồng vào tài khoản của Liêu để mua DHT, số tiền Liêu chiếm đoạt của 149 người là gần 2,2 tỉ đồng.
Video đang HOT
Rảnh đã vận động, lôi kéo 627 người nộp hơn 10 tỉ đồng vào tài khoản của Rảnh để mua DHT, số tiền Rảnh chiếm đoạt của 191 người là hơn 3 tỉ đồng.
Trong hai ngày xét xử đầu, đã có hàng trăm người bị hại đến tham dự. Hai bị cáo không thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng quy kết.
Nhiều người bị hại đến tham dự phiên tòa.
THANH TÙNG
Theo PLO
Dân mạng Mỹ chế giễu màn khẩu chiến Trump-Clinton
Rất nhiều người dùng mạng xã hội Mỹ đã thẳng thừng chê bai cách nói chuyện của tỉ phú Donald Trump.
Cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên giữa Donald Trump và Hillary Clinton diễn ra tối ngày 26.9 (giờ Mỹ) (Ảnh: New York Times)
Cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên giữa Donald Trump và Hillary Clinton kéo dài 90 phút được phát sóng trực tiếp trên truyền hình Mỹ sáng 27.9 (giờ Việt Nam).
Thay vì ngồi im trước màn hình TV hay máy tính để lắng nghe, những người dùng mạng xã hội với đầu óc chính trị đã làm nóng cuộc tranh luận, đưa ra những lời bình luận hoặc gay gắt hoặc vô cùng hài hước.
"Cuộc vui" trên mạng xã hội bắt đầu từ 1 tiếng trước cuộc tranh luận. Những nhân vật nổi tiếng nước Mỹ, những nhà bình luận và tất nhiên, hàng trăm nghìn dân mạng - những "anh hùng bàn phím", không ngừng cập nhật trên Twitter, Facebook để chia sẻ cảm xúc của họ về sự kiện quan trọng.
Một tiếng trước khi cuộc tranh luận diễn ra, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đăng tải một "status" khích lệ vợ của mình: "Rất mong chờ cuộc tranh luận tối nay. Tôi biết rằng hàng triệu người Mỹ sẽ nhìn thấy một Hillary Clinton mà tôi đã biết trong suốt hơn 30 năm qua."
Cựu Tổng thống Bill Clinton động viên vợ trước buổi tranh luận
Thế nhưng, những lời ủng hộ có cánh như vậy có vẻ như không xuất hiện nhiều trên mạng xã hội. Rất nhiều người dùng mạng cho rằng cuộc bình luận quá nhàm chán và không thực sự đưa ra kết quả nào quan trọng.
Trên Twitter, tài khoản Anne T. Dounahue thể hiện sự chán chường bằng câu nói: "Trong khi cuộc tranh luận đang diễn ra, Lester (người dẫn chương trình) đang xem điện thoại, cố gắng bắt một con Pokemon". Tài khoản Jim Gaffigan thậm chí còn nói: "Có lẽ chúng ta nên thử 4 năm mà không có tổng thống xem sao?"
Trong khi đó, tài khoản JJ Kincaid nhận xét thẳng thừng: "20 phút trôi qua và hai ứng cử viên Tổng thống giống như một cặp vợ chồng già đang cãi nhau vậy".
Rất nhiều người dùng mạng cho rằng cuộc bình luận quá nhàm chán và không thực sự đưa ra kết quả nào quan trọng (Ảnh: New York Times)
Đây là một sự kiện vô cùng quan trọng với nước Mỹ, vì các cuộc tranh luận trực tiếp sẽ có tác động rất lớn đến cử tri. Vì lý do này, nhiều trang báo Mỹ như New York Times, Washington Post,... đều phát sóng trực tiếp 90 phút sự kiện trên trang fanpage của họ. Đây cũng là nơi người dùng Facebook có thể thoải mái thể hiện ý kiến của mình bằng cách "thả tim, "like" hay thậm chí "giận dữ".
Sau khi cuộc tranh luận kết thúc, lúc 14h chiều giờ Việt Nam, video của New York Times thu hút tới 85 nghìn lượt like, 44 nghìn lượt giận dữ, 21 nghìn lượt "thả tim" cùng rất nhiều phản ứng khác (tổng cộng lên tới 167 nghìn lượt phản ứng). Số bình luận cũng đang tăng lên từng giây, tổng cộng hơn 32 nghìn bình luận.
Trong đó, có thể thấy rõ những bình luận được like nhiều nhất là những bình luận chê bai ông Donald Trump. Tài khoản Facebook Lawrence D. Burroughs nói: "Tại sao chuyện này lại có thể xảy ra nhỉ. Ông ta tranh luận như một đứa trẻ mẫu giáo". Còn Anna Anejuela bình luận: "Đứa con 4 tuổi của tôi nói rằng ông ta thật thô lỗ và nó hi vọng bà Clinton sẽ thắng. Đứa con 4 tuổi của tôi còn làm tổng thống tốt hơn ông Trump." Theo Leslie Jones: "Dường như ông ta còn chẳng thèm lắng nghe".
Donald Trump nhận "gạch đá" khi nhiều lần cắt lời bà Clinton (Ảnh: New York Times)
Trái lại, trong cuộc tranh luận, bà Clinton nhận được khá nhiều lời cổ vũ, khen ngợi.
"Chiến lược tốt nhất của bà Clinton sẽ là: Phòng thủ. Không nói dối. Hãy tự để Trump hủy hoại mình", theo Ian Bremmer. Người dùng Facebook Hailey Muir thì khen: "Bà ấy có dáng làm tổng thống hơn nhiều. Bà tôn trọng quy định của cuộc tranh luận bằng cách để cho ông ấy nói. Nhưng ông Trump lại luôn cắt lời bà Clinton. Người ta nên tắt micro của ông khi bà đang nói".
Heather Murray cũng nhìn thấy ưu điểm của bà Clinton: "Hãy để ý bà ấy có sự chuẩn bị và ghi chú để trả lời. Còn người đàn ông điên rồ này chỉ nói bất kể những gì ông ta nghĩ".
Trên fanpage của New York Times, cư dân mạng thường "thả tim" khi bà Clinton phát biểu, còn "giận dữ" với ông Trump
Trong khi theo dõi cuộc bình luận, có thể thấy mỗi lần Trump nói, video trên fanpage của New York Times nhận được rất nhiều phản ứng "giận dữ", nhưng với bà Clinton, cư dân mạng lại "thả tim" khắp màn hình.
Đây mới chỉ là cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên trong ba cuộc tranh luận của hai ứng cử viên tổng thống Mỹ, trên đường tới ngày bầu cử mùa thu 8.11. Những bình luận trên mạng xã hội là một phần ý kiến của người dân Mỹ về hai ứng viên, nhưng mọi chuyện đều có thể xảy ra từ giờ đến lúc đó.
Theo Danviet
Khổ vì mẹ chồng suốt ngày theo dõi FB của con dâu còn bình luận lung tung Tôi có thể chấp nhận tất cả, sự khó tính cũng như soi mói của mẹ chồng. Nhưng nỗi khổ của tôi không nằm ở đó, mà lại nằm ở chuyện mẹ chồng hay lên Facebook (FB) của tôi và viết lung tung. Chẳng hiểu bà con lối xóm nào dạy mẹ cách dùng FB mà từ ngày mẹ biết dùng, mẹ vào...