Xử vụ Dương Chí Dũng: “Tiền tham ô nhận như được bố thí”?
Nhận 340 triệu đồng dưới danh nghĩa tiền vay nợ, sau đó mới được… xóa nợ, vào trại giam mới biết nguồn tiền là từ khoản “lại quả” của nổi 83M, luật sư của nguyên Phó Tổng GĐ Vinalines Trần Hữu Chiều kêu nghịch lý vì thân chủ tham ô mà như nhận… bố thí.
Nạn nhân hay “tội đồ”
Thực hiện việc bào chữa cho nguyên Phó Tổng GĐ Vinalines Trần Hữu Chiều (bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 19 năm tù về 2 tội cố ý làm trái, tham ô tài sản), luật sư Phạm Thanh Sơn cho rằng thân chủ mình chỉ là người tuân theo sự điều hành, chỉ đạo của các “sếp” trong TCty. Không giữ vai trò, chức vụ quyết định, Chiều không phạm tội cố ý làm trái.
Đối với tội tham ô tài sản bị cáo bị tuyên buộc, ông Sơn biện giải, Trần Hữu Chiều nhận 340 triệu đồng từ Trần Hải Sơn nhưng chỉ đến khi bị bắt mới biết khoản tiền này có nguồn gốc từ việc mua bán ụ nổi. Trước đó, bị cáo khai là gia đình có việc cần nên hỏi vay Sơn 1 tỷ đồng. Sơn mang đến trước cho Chiều 340 triệu đồng và sau đó chuyển khoản thêm cho đủ 1 tỷ. Khi Chiều báo trả nợ, Sơn mới nói chỉ cần trả khoản tiền chuyển khoản sau đó, còn 340 triệu đồng đưa trực tiếp là “em biếu bác bồi dưỡng”.
Bị cáo Trần Hữu Chiều tại tòa.
Luật sư cũng nhận định, lời khai của Trần Hải Sơn về khoản tiền này có rất nhiều điểm mâu thuẫn, lúc thì khai là tiền mua ụ nổi, lúc thì khai là tiền riêng của Sơn.
“Ông Chiều là nạn nhân chứ không phải tội phạm, như đứng trên tư cách người được cho, nhận bố thí số tiền này” – luật sư nói và tiếp tục đề nghị hủy án sơ thẩm để điều tra lại.
Về Trần Hữu Chiều, cơ quan công tố cho rằng bị cáo là người trình phương án khảo sát ụ 83M, trình, ký nháy biên bản giám định ụ nổi. Việc xử lý bị cáo bằng 9 năm tù về tội cố ý làm trái là hợp lý, kháng cáo xin giảm nhẹ án của bị cáo không có cơ sở xem xét.
Với bị cáo Trần Hải Sơn, nguyên Tổng GĐ CTy TNHH sửa chữa tàu biển thuộc Vinalines, nguyên Phó Trưởng BQLDA nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, luật sư Nguyễn Đình Hưng cho rằng không có chứng cứ của khoản tiền tham ô, ngoại trừ việc có một khoản tiền từ Công ty AP chuyển về cho công ty Phú Hà và từ công ty Phú Hà chia cho các bị cáo.
Theo bản án, Vinalines đã chuyển cho công ty AP 9 triệu USD, khoản tiền này có quay về hay không thì không có chứng cứ chứng minh. Đây đã là hậu quả của tội làm trái thì không thể tiếp tục tính là hậu quả của tội tham ô. Một hành vi khách quan nhưng lại được xác định cho hai tội danh là bất cập.
Ụ nổi còn nghĩa là… chưa mất tiền (?!)
Luật sư Đào Hữu Đăng bảo vệ cho bị cáo Lê Văn Dương nêu nhận định đầu tiên, cựu Đăng kiểm viên Cục Đăng kiểm Việt Nam này chỉ là người bị lợi dụng trong vụ án xảy ra tại Vinalines.
Video đang HOT
Ông Đăng phân tích, Cục Đăng kiểm cử Dương đi khảo sát ụ nổi 83M là thực hiện chức năng thứ 2 – giám định phương tiện, thiết bị theo yêu cầu. Ở chức năng này, nhiệm vụ, trách nhiệm của đăng kiểm viên hoàn toàn khác, thực hiện theo yêu cầu của đơn vị “bỏ tiền thuê”, khác với làm chức năng quản lý nhà nước.
Thời gian Dương thực hiện việc kiểm tra ụ nổi 83M tại Nga chỉ diễn ra trong nửa buổi chiều và cũng không có phương tiện gì ngoài quan sát thực tế thì yêu cầu phản ánh đúng, chi tiết mọi vấn đề của món hàng, theo ông Đăng là rất khó.
Ngoài báo cáo khảo sát của Dương gửi cho Vinalines sau đó, Cục Đăng kiểm VN cũng có công văn 858 đưa ra kết luận về chuyến khảo sát của Đăng kiểm viên (trong đó để cập vấn đề ụ nổi và tàu biển) chuyển đến TCTy Hàng hải. Luật sư Đào Hữu Đăng lập luận, đó mới là văn bản có giá trị pháp lý.
Bị cáo Lê Văn Dương đã thay đổi kháng cáo, từ kêu oan sang xin giảm nhẹ hình phạt về tội cố ý làm trái.
Còn trong hồ sơ dự án của Vinalines, cùng với những văn bản này còn có kết luận giám định độc lập của Marilex về ụ nổi 83M. Trong khi Đăng kiểm viên Lê Văn Dương nói rõ trong báo cáo của mình là cần sửa chữa tại Nga rồi mới đưa về Việt Nam thì cơ quan giám định độc lập lại đánh giá khả năng kéo ụ nổi về Việt Nam rồi sửa chữa. Và thực tế, sau đó, Vinalines đã thực hiện theo phương thức này.
Như vậy, luật sư cho rằng, báo cáo của Dương lập chỉ có ý nghĩa tham khảo chứ không thể đánh giá đây là căn cứ để Vinalines quyết định mua, đầu tư ụ nổi 83M.
Từ những phân tích này, luật sư nhận định khác về trách nhiệm được “khoác” cho bị cáo trong vụ án, cả vấn đề mức hình phạt cũng như trách nhiệm bồi thường dân sự.
Về những thiệt hại cơ quan chức năng đã xác định về việc mua ụ nổi, luật sư Đăng tính toán, Vinalines đã thanh toán 9 triệu USD cho thương vụ này nhưng trong đó chỉ có 2,3 triệu USD là giá trị ụ nổi, 6,7 triệu USD là phần chi phí vận chuyển, bảo hiểm, sửa chữa ụ nổi, tiền “chiết khấu”…
Khoản 1,666 triệu USD lại quả thuộc trách nhiệm của các bị cáo khác khi ăn chia khoản lại quả này. Khoản 2,3 triệu USD theo luật sư không gây thiệt hại vì ụ nổi này vẫn còn đó, không thể đưa vào tính trách nhiệm bồi thường cho các bị cáo. Chỉ còn khoản 4,3 triệu USD là được coi là tiền nâng giá thì theo quy định, các bị cáo phải liên đới bồi thường.
Như vậy, việc áp trách nhiệm bồi thường 9 tỷ đồng cho Lê Văn Dương, luật sư cho là quá cao.
Ông Đăng đặt giả thiết, nếu ụ nổi được đưa vào hoạt động, mang lại hiệu quả thì cũng không ai chia lãi cho Lê Văn Dương. Vì vậy, luật sư lập luận, sao lại buộc bị cáo liên đới chia trách nhiệm bồi thường với bị cáo?
Người bào chữa đánh giá, đề nghị giảm án và giảm tiền bồi thường cho bị cáo của đại diện VKS là hoàn toàn xác đáng.
Dù trước tòa, bị cáo Lê Văn Dương thay đổi yêu cầu kháng cáo, chuyển từ kêu oan về tội cố ý làm trái sang việc nhận tội, xin giảm án, luật sư Đăng vẫn phát biểu dưới góc độ cá nhân là đề nghị tòa xem xét lại tội danh áp cho thân chủ của mình. Ông Đăng chỉ rõ, bị cáo có những thiếu sót, thực hiện việc giám định không báo cáo cấp trên, biết rõ khả năng đánh giá ụ nổi là khó vì thời gian làm việc như vậy nhưng cũng không thông báo lại mà lập báo cáo nhưng hành vi này nghiêng về dấu hiệu thiếu trách nhiệm hơn là cố ý làm trái.
P.Thảo
Theo Dantri
'Chưa bao giờ ngư dân bị đánh như vậy'
"Sau 1 giờ truy đuổi, tàu mang số hiệu 306 của Trung Quốc áp sát, nhiều người mặc quân phục xanh đen, rằn ri tràn qua tàu cá dùng dùi cui điện uy hiếp, đánh đập ngư dân rồi trấn lột hết tài sản...", thuyền trưởng Vương kể lại.
Hơn 20 năm gắn bó hành nghề ở vùng biển Hoàng Sa nhưng chưa bao giờ thuyền trưởng Võ Minh Vương (ngụ thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn) lại chứng kiến anh em ngư dân bị đánh đập tàn nhẫn như vậy. Từng 7 lần bị phía Trung Quốc bắt giữ, phạt tiền, phạt tù vô cớ trong lúc hành nghề ở Hoàng Sa nhưng đây là lần đầu tiên anh Vương bị đánh đập nhiều nhất.
Thuyền trưởng Võ Minh Vương xót xa trước những mảnh kính vỡ cabin tàu sau khi bị nhóm người của tàu Trung Quốc đập phá ở vùng biển Hoàng Sa sáng ngày 7/7. Ảnh: Trí Tín.
Thuyền trưởng Vương kể lại, vừa rời cảng Lý Sơn ra đến vùng biển Hoàng Sa đánh bắt hải sản được 3 ngày thì gặp nạn. 7h sáng ngày 7/7, sau khi 15 ngư dân trên tàu ăn bữa sáng nhẹ, chuẩn bị dây hơi bắt đầu lặn tìm hải sâm thì chiếc tàu to lớn, sơn màu trắng cùng chiếc ca nô bất ngờ lao tới.
Thấy tàu mang số hiệu 306 to lớn gấp 10 lần lao nhanh về phía tàu cá, thuyền trưởng hô anh em vào khoang trú rồi tăng hết ga. Sau 1h theo bám, tàu Trung Quốc áp sát, nhiều người mặc quân phục xanh đậm, rằn ri cầm dùi cui điện nhảy sang tàu cá và dồn ngư dân về phía trước mũi tàu, hai tay để sau đầu. Thuyền trưởng Vương và hai ngư dân Tốt, Nở bị bắt sang tàu Trung Quốc và phải giơ cao hai tay quì ở phía sau.
"Sau đó được trở lại tàu, nhóm người Trung Quốc lao lên nóc cabin, dùng dao chặt hai trụ cờ ném xuống biển. Tôi cúi xuống bên mạn tàu vớt lá cờ Tổ quốc lên thì nhóm người Trung Quốc xộc tới với thái độ hung dữ chẳng khác nào cướp biển. Họ dùng cùi chỏ tay đánh vào phía sau đầu, dùng dùi cui dí điện vào người khiến tôi ngất xỉu", thuyền trưởng Vương bức xúc nói.
Theo các ngư dân, sau khi thuyền trưởng Vương ngất, nhóm người Trung Quốc vội vàng múc nước biển dội thẳng vào mặt cho tỉnh lại. Sau đó họ mở dây, yêu cầu tàu cá này quay trở về Quảng Ngãi.
Ngư dân Võ Văn Hưng (đi trên tàu thuyền trưởng Vương) bên đống dây hơi bị băm nát trong lúc hành nghề ở Hoàng Sa. Ảnh: Trí Tín.
"Mỗi lần tôi ngẩng đầu lên là bị nhóm người mặc quân phục rằn ri Trung Quốc dí dùi cui điện phát ra tiếng nổ lách tách gây tê rần khắp cơ thể. Lúc ấy, nước mắt cứ chực tràn ra, nghĩ lỡ có bề gì ai lo cho vợ, con", ngư dân Võ Văn Hưng thuật lại.
Theo anh Hưng, nhiều ngư dân kêu la, đau đơn khi bị nhóm người Trung Quốc đấm đá. Ngư dân Nguyễn Tả cho biết thêm, khó thể nào quên giây phút thuyền trưởng Vương bị đánh ngất xỉu trên sàn tàu. Ai cũng lo lỡ thuyền trưởng Vương bỏ mạng không có ai điều khiển con tàu trở lại quê nhà.
Từng nhiều năm lăn lộn ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nhưng chưa bao giờ ngư dân Lê Tốt từng thấy những người mặc quân phục, đeo quân hàm lại trắng trợn đến thế. "Ngay cả thuốc men, chai dầu gió, bóng đèn chữ U dùng chiếu sáng trên tàu cũng bị cướp sạch", ngư dân Tốt ấm ức.
Không chỉ đánh, đá ngư dân, nhiều người trên tàu Trung Quốc đã dùng búa, xà beng đập bể nát kính cabin, chẻ nhỏ các cửa nắp hầm, cửa tủ, dùng dao băm nát 720 m dây hơi thành nhiều đoạn nhỏ...Sau đó họ lấy đi nhiều thiết bị, 5000 lít dầu, 1 tấn cá, gây tổng thiệt hại 400 triệu đồng.
Kính tàu cabin bị nhóm người trên tàu Trung Quốc 306 dùng búa, xà beng đập vỡ ở vùng biển Hoàng Sa. Ảnh: Trí Tín.
Sau khi đánh đập ngư dân, thu giữ tài sản trên tàu cá ông Vương, tàu 306 Trung Quốc tiếp tục rượt đuổi, tấn công tàu ông Mai Văn Cường (quê Lý Sơn). Ông Cường cho biết, vụ việc xảy ra lúc 9h sáng ngày 7/7, trong khi 14 lao động đang hành nghề. Thấy tình hình không ổn, ông Cường vội tăng tốc rồ ga tàu bỏ chạy nhưng máy nổ trục trặc nên chạy được vài hải lý thì bị tàu Trung Quốc áp sát, tấn công.
Người trên tàu 306 đã tràn qua tàu cá của ông Cường dùng dùi cui điện uy hiếp, đánh ngư dân, chặt phá toàn bộ dây hơi, dây neo, lấy đi máy định vị, máy dò, hệ thống Icom và hơn 2 tấn cá, rồi bỏ đi. Tổng thiệt hại ước tính hơn 200 triệu đồng.
Sau gần hai ngày đêm, hai tàu cá anh Vương và Cường về quê huyện đảo Lý Sơn trong tình trạng dò đường vì mất hết trang thiết bị, thông tin liên lạc.
Sáng nay (11/7), trao đổi với VnExpress.net, ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, Hội nghề cá đã xác minh, tổng hợp thông tin về vụ hai tàu cá ở huyện đảo Lý Sơn(Quảng Ngãi) bị tàu Trung Quốc tấn công, thu giữ tài sản vào sáng ngày 7/7 ở vùng biển Hoàng Sa.
"Hội đã gửi văn bản kiến nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn có "tiếng nói đồng thuận" can thiệp với phía Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền lợi của ngư dân", ông Mưu cho hay.
Theo ông Mưu, việc tàu Trung Quốc ngang nhiên dùng vũ lực tấn công, cướp tài sản của ngư dân Quảng Ngãi là hành động thô bạo, vô nhân đạo, đi ngược lại với tinh thần hữu nghị giữa hai dân tộc. Điều này trái với những nội dung mà lãnh đạo cấp cao giữa hai nước vừa ký kết, thỏa thuận đảm bảo yên ổn của ngư dân hành nghề trên biển Đông.
"Hành động này của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng công ước về luật biển ban hành năm 1982, không phù hợp tuyên bố giữa các bên với ứng xử DOC, đây là hành động có hệ thống, xảy ra liên tục, ngày càng gây phức tạp thêm tình hình biển Đông. Chúng tôi kịch liệt phản đối hành động vô nhân đạo này của phía Trung Quốc", ông Mưu khẳng định.
Theo VNE
Tàu cá bị cướp ở Hoàng Sa: Chủ tịch Lý Sơn nói gì? Liên quan đến việc 2 tàu cá Quảng Ngãi bị đập phá ở Hoàng Sa, Chủ tịch huyện đảo Lý Sơn vừa cho biết, đang điều tra và sẽ kiến nghị gửi công hàm ngoại giao. Ngày 11/7, Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) Trần Ngọc Nguyên cho biết, UBND huyện đang phối hợp với Bộ đội Biên phòng điều...