Xử vụ công an dùng nhục hình: Kiểm tra hành chính nhưng lại còng tay
Việc tổ công tác đến nhà Ngô Thanh Kiều lúc 3 giờ sáng 13.5.2012 là kiểm tra hành chính, nhưng sau đó còng tay, dẫn giải Kiều về trụ sở Công an xã Hòa Đồng là sai, không đúng qui trình kiểm tra hành chính, theo lời khai của nhân chứng Nguyễn Văn Thắng.
Chủ tọa phiên tòa đưa tang vật cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành nhận dạng tang vật vụ án
Sáng 10.4, phiên tòa xét xử vụ án công an dùng nhục hình xảy ra tại Công an TP.Tuy Hòa (Phú Yên) làm Ngô Thanh Kiều (ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa) tử vong, tiếp tục xét hỏi các nhân chứng trong vụ án.
Dẫn giải nạn nhân Kiều không có lệnh
Tại tòa, nhân chứng Nguyễn Trần Nguyên Phúc, Đội phó Đội CSĐT về trật tự xã hội Công an TP.Tuy Hòa khai: “Sáng 13.5.2012, nhận tin là Kiều đã được dẫn giải về Công an xã Hòa Đồng, tôi có điện báo cho đồng chí Hoàn (bị cáo Lê Đức Hoàn-PV), Trưởng ban chuyên án biết. Đồng chí Hoàn bảo tôi phân công Võ Công Phi (cán bộ Công an TP.Tuy Hòa-PV) cùng vời anh Thành (Lê Đức Thành, cán bộ PC45 Công an tỉnh Phú Yên-PV) lên Công an xã Hòa Đồng đưa Kiều về”.
Chủ tọa phiên tòa hỏi: “Chỉ phân công dẫn giải hay có lệnh gì không?”. “Chỉ phân công đưa về, không có lệnh gì cả”, nhân chứng Phúc nói.
Luật sư Nguyễn Văn Thắng, người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên cán bộ Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an TP.Tuy Hòa) hỏi nhân chứng Phúc: “Trong hồ sơ, anh Võ Công Phi có khai tại cơ quan công an là anh có giao cho anh Phi một giấy triệu tập đối tượng Ngô Thanh Kiều?”. Nhân chứng Phúc khẳng định là không giao giấy triệu tập.
Nhân chứng Võ Công Phi là người thay còng trước khi đưa Kiều từ Công an xã Hòa Đồng về trụ sở Công an TP.Tuy Hoa vào sáng 13.5.2012. “Khoảng 6 giờ sáng, đồng chí Phúc phân công tôi cùng Lê Đức Thành (cán bộ Công an tỉnh Phú Yên) và tài xế lái xe ô tô lên Công an xã Hòa Đồng để đưa Kiều về”, nhân chứng Phi nói. Chủ tọa hỏi: “Khi phân công đi có giao lệnh hay giấy tờ gì không?”. Nhân chứng Phi nói: “Đồng chí Phúc giao lên Công an xã Hòa Đồng dẫn giải Kiều về, không có lệnh gì cả. Nhiệm vụ tôi chỉ lên dẫn giải Kiều về làm việc”.
Bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành mô tải cách còng tay Kiều mà cán bộ Công an TP.Tuy Hòa đã còng – Ảnh: Đức Huy
Video đang HOT
Chủ tọa hỏi tiếp: “Khi lên Công an xã Hòa Đồng để dẫn giải Kiều về có làm biên bản bàn giao người không?”. “Không! Khi đi đầu cầm giấy tờ gì đâu mà lên đó bàn giao. Lên đó, Công an xã Hòa Đồng không làm biên bản giao nhận người và tôi cũng không làm biên bản giao nhận người với Công an xã Hòa Đồng”.
Chủ tọa hỏi tiếp: “Khi nhận người anh thấy Kiều như thế nào?”. Nhân chứng Phi thuật lại: “Khi nhận, tôi thấy Kiều ngồi trên ghế gỗ, 2 tay còng phía trước. Qua quan sát bên ngoài, tôi thấy Kiều vẫn bình thường, còn bên trong mặc quần áo nên tôi không rõ”. Nhân chứng Phi khẳng định mình đã thay còng tay, rồi đưa Kiều lên xe chở về trụ sở Công an TP.Tuy Hòa. Quá trình đưa Kiều về bình thường, không có đánh đập. Về đến Công an TP.Tuy Hòa cũng không làm biên bản bàn giao mà chỉ báo cáo với bị cáo Lê Đức Hoàn đã dẫn giải Kiều về.
Vì một số nhân chứng vắng mặt tại phiên tòa nên luật sư, bị cáo Thành và gia đình nạn nhân đề nghị công bố lời khai của các nhân chứng quan trọng như: Nguyễn Văn Thắng (Trưởng Công an xã Hòa Đồng), Lê Văn Nhì (cán bộ Công an TP.Tuy Hòa), Nguyên Văn Lai (cán bộ Công an huyện Tây Hòa), Nguyễn Hồ Chu Toàn (cán bộ Công an TP.Tuy Hòa) và Trương Quốc Dũng (cán bộ Công an TP.Tuy Hòa).
Theo lời khai của nhân chứng Nguyễn Văn Thắng được chủ tọa công bố tại tòa, việc tổ công tác đến nhà Ngô Thanh Kiều lúc 3 giờ sáng 13.5.2012 là kiểm tra hành chính, nhưng sau đó còng tay, dẫn giải Kiều về trụ sở Công an xã Hòa Đồng là sai, không đúng qui trình kiểm tra hành chính. Còn lời khai của nhân chứng Nguyễn Văn Lai thì thừa nhận là chính Lai là người còng, còn chiếc còng dùng để còng tay Kiều là của Công an xã Hòa Đồng.
Lấy còng, dùi cui mới làm tang vật?
Sau khi hỏi các nhân chứng xong, luật sư Võ An Đôn, người bảo vệ quyền lợi cho chị Trần Thị Tâm (vợ của nạn nhân Kiều) đã đề nghị HĐXX cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành nhận dạng tang vật là dùi cui cao su và còng.
Sau khi nhận dạng, bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành xác định, còng và dùi cui cao su hiện nay lưu giữ trong hồ sơ vụ án là tang vật thay thế.
Theo bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành, cả còng và dui cui đã thất lạc. “Còng của Công an xã Hòa Đồng thì tôi không biết, nhưng còng ở phòng của Đội điều tra tổng hợp là còng thay thế”.
Bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành cũng khai rằng, việc còng nghi phạm Ngô Thanh Sơn và Ngô Thanh Kiều chỉ còng 4 ngón tay, khi bóp thì còng sẽ siết chặt lại.
Đức Huy
Theo Thanhnien
Vụ 5 công an dùng nhục hình: Cha bị cáo Thành kêu oan lên Chủ tịch nước
Ngày 28/4, ông Nguyễn Văn Thân (cha ruột bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành - nguyên thiếu úy tại Công an TP Tuy Hòa, Phú Yên) cho biết đã gửi đơn kêu oan đến Chủ tịch nước.
Bị cáo Thành là người bị tuyên án nặng nhất (5 năm tù giam) trong số 5 bị cáo (nguyên là sĩ quan công an) dùng nhục hình dẫn đến cái chết của anh Ngô Thanh Kiều (32 tuổi, ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên), xảy ra vào ngày 13/5/2012.
Bị cáo Nguyên Thân Thảo Thanh bị án nặng nhất 5 năm tù
Mở đầu đơn, ông Thân bày tỏ lòng biết ơn về việc Chủ tịch nước đã yêu cầu Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao chỉ đạo giải quyết vụ án nghiêm minh, đúng pháp luật, và tin tưởng con trai ông là Nguyễn Thân Thảo Thành sẽ được cứu khỏi sự oan sai.
Cụ thể, trong đơn kêu oan gửi Chủ tịch nước, ông Thân trình bày: "Viên KSND tôi cao va Viên KSND TP Tuy Hoa cung Hôi đông xet xư đa sai lâm khi lây lơi khai cua Ha Văn Đai la nhin thây con tôi đanh anh Kiêu 2-3 cai, nhưng không xac đinh đanh vao đâu. Lơi khai cua Đai rât lung tung, mâu thuân vơi chinh lơi khai cua Đai va ngươi lam chưng Trân Khai Hoan. Lơi khai cua Đai đa được điêu tra viên mơm va sưa chưa lơi khai.
Đơn kêu oan của ông Thân (cha ruột bị cáo Thành) gửi lên Chủ tịch nước
Để chứng minh cho lập luận của mình, ông Thân đã trích dẫn một số but luc, bản tường trình, biên bản làm việc tại cơ quan điêu tra, lơi khai nhân chứng tai toa."Trong Bản giám định chỉ có 3 vết thương trên đầu nạn nhân, điều này trùng hợp kỳ lạ với lơi khai cua Đai, Cáo trạng của Viện kiểm sát va Toa sơ thâm cho rằng, Thanh dùng dùi cui đánh lên đỉnh đầu nạn nhân 2- 3 cái. Vấn đề đặt ra ở đây là: Những công cụ nào là đối tượng tác động để tạo ra 3 vết thương diện rộng có kích thước khác nhau, hình dáng khác nhau. Trong đó, co 2 tô hơp 3 vêt tu mau, 1 tô hơp tu mau diên rông, 1 vêt xây sat da. Không hiểu dựa trên cơ sở nào ? mà một vấn đề đơn giản ai cũng thấy, ai cũng hiểu và ai cũng biết được đối tượng tác động là chiếc dùi cui không thể tạo ra được cái gọi là 3 vết thương trên đầu nạn nhân. Nếu là dùi cui thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh. Nhưng ơ đây cơ quan tiến hành tố tụng đa không chưng minh cơ chê hinh thanh vêt thương, cho du luât sư nhiêu lân yêu câu. Phai chăng, đây la âm mưu "thi tôt" cua ai đo ? đê mưu hai con tôi".
Ông Thân cũng cho rằng: "Cơ quan Viên kiêm sat va Toa an TP Tuy Hoa đa tam giam con tôi qua thơi hiêu cua phap luât hơn 4 thang, trong đo co hơn 2 thang giam không co lênh. Đây là việc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật".
Trao đổi với PV Dân trí, ông Thân nói: "Sau khi sự việc xảy ra, Thành đã kể lại tất cả với gia đình. Tôi nói nếu con có đánh Kiều thì hãy nhận, vì cuộc đời con còn rất dài, lương tâm sẽ cắn rứt không yên. Tuy nhiên, đến giờ phút này Thành khẳng định nó chỉ cầm dùi cui giơ lên dọa chứ không đánh anh Kiều".
Ông Thân (cha ruột bị cáo Thành) chia sẻ với PV Dân trí
Liên quan đến vụ án này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có ý kiến yêu cầu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, chỉ đạo giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo Chủ tịch nước kết quả.
Văn phòng Chủ tịch nước đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước đến các cơ quan pháp luật nói trên để thực hiện.
Trước đó, chiều 3/4, TAND TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) đã tuyên bản án dành cho 5 bị cáo nguyên là sĩ quan công an dùng nhục hình, trong đó có 3 người chịu án giam, còn 2 người được cho hưởng án treo.
Cụ thể, 3 bị cáo bị phạt tù giam gồm: bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, trinh sát của Công an TP Tuy Hòa) 5 năm tù giam, bị cáo Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá, Đội phó Đội trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội- PC45, Công an tỉnh Phú Yên) 2 năm tù và bị cáo Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) 1 năm 6 tháng tù giam.
Hai bị cáo bị kết án tù nhưng cho hưởng án treo gồm: bị cáo Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá, Đội phó Đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Tuy Hòa) 1 năm 3 tháng tù cho hưởng án treo và bị cáo Đỗ Như Huy (nguyên trung úy, cán bộ Công an TP Tuy Hòa) 1 năm tù cho hưởng án treo.
Thế nhưng, không đồng tình với bản án này, gia đình bị hại (Ngô Thanh Kiều) và bị cáo Thành đều đã có đơn kháng cáo lên cơ quan chức năng cao hơn để xử lý.
Doãn Công
Theo Dantri
Xét xử vụ công an dùng nhục hình: 'Tôi chỉ cầm dùi cui dọa Kiều' Sáng 7.4, TAND tỉnh Phú Yên đưa vụ án dùng nhục hình xảy ra tại trụ sở Công an TP.Tuy Hòa (Phú Yên) ra xét xử sơ thẩm. Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Phi Đô, Phó chánh án TAND tỉnh Phú Yên. 6 bị cáo nguyên là cán bộ Công an TP.Tuy Hòa và phòng PC45 Công an tỉnh Phú...