Xử vụ chạy thận tử vong: “Không triệu tập cựu giám đốc bệnh viện, vụ án còn bế tắc”
Tại tòa, Luật sư Trần Vũ Hải (bào chữa cho bị cáo Bùi Mạnh Quốc) cho rằng, ông Trương Quý Dương – nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình đi nước ngoài, vắng mặt tại tòa là rất nghiêm trọng, vụ án sẽ còn bế tắc. Tuy nhiên, đại diện VKS cho rằng, ông Dương không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh.
Sáng nay (24/5), TAND TP Hòa Bình tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án chạy thận làm chết 9 người xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình ngày 29/5/2017, đây là ngày làm việc thứ 8.
Trong phần tranh tụng, Luật sư Trần Vũ Hải (bào chữa cho bị cáo Bùi Mạnh Quốc) cho rằng, phải xem xét trách nhiệm đối với cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát (VKS), vì không mời được ông Trương Quý Dương – nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bìnhđến tòa, do ông Dương đã đi nước ngoài.
Có thông tin ông Trương Quý Dương đã đi nước ngoài.
Việc này có lỗi của và trách nhiệm của VKS, vì theo Nghị định 138 năm 2007 về vấn đề xuất nhập cảnh nêu rõ: Trong trường hợp người có liên quan đến công tác điều tra hoặc đang trong quá trình tranh chấp về dân sự kinh tế thì cơ quan điều tra, VKS hoặc tòa án có quyền yêu cầu ngừng xuất cảnh.
“Trong vụ án này, nếu xác định ông Dương là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan mà không phải là bị can, bị cáo tức là đang liên quan đến tranh chấp đến dân sự kinh tế nên phải ngừng xuất cảnh, còn nếu liên quan đến công tác điều tra thì đương nhiên phải yêu cầu ngừng xuất cảnh” – Luật sư Hải nêu quan điểm.
Đại diện VKS cho rằng, theo Bộ Luật Tố tụng hình sự về việc tạm hoãn xuất nhập cảnh, Điều 124 quy định rất rõ ràng có thể tạm hoãn xuất nhập cảnh với 2 trường hợp: người bị tố giác, quá trình điều tra người đó bị nghi là tội phạm sẽ có biện pháp ngăn chặn ngay người đó bỏ trốn; người đó là bị can hoặc bị cáo.
Đại diện Viện Kiểm sát.
Video đang HOT
“Quá trình điều tra xác định cá nhân ông Trương Quý Dương là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và cũng đã điều tra, xác minh làm rõ thời điểm điều tra cũng đã kết luận hành vi của ông Dương chưa đủ căn cứ để khởi tố hình sự, nên VKS không đề nghị cơ quan điều tra áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh” – đại diện VKS nói.
Vị đại diện VKS giải thích tiếp, theo Nghị định 138 có quy định về việc tạm hoãn xuất nhập cảnh nếu có tranh chấp về dân sự, trong sự cố này về phía xem xét trách nhiệm dân sự VKS có căn cứ vào Bộ Luật Dân sự trước hết thuộc về pháp nhân (BVĐK tỉnh Hòa Bình), pháp nhân phải bồi thường trước tiên, nếu phát sinh tranh chấp giữa cá nhân với pháp nhân thì sẽ giải quyết ở giai đoạn sau.
Trong các phiên xử trước, nhiều luật sư cũng có ý kiến phải triệu tập ông Trương Quý Dương và ông Đỗ Anh Tuấn – Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn đến tòa. Vì ông Tuấn và ông Dương là hai nhân vật quan trọng trong việc ký kết hợp đồng sửa chữa hệ thống lọc nước của máy chạy thận ở Đơn nguyên thận nhân tạo của BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Nguyễn Dương – Trần Thanh
Theo Dantri
Vụ chạy thận tử vong: "Đổ lỗi" cho đồng hồ đo độ dẫn điện
Luật sư Nguyễn Tiến Dũng (bào chữa cho bị cáo Bùi Mạnh Quốc) cho biết, những lần sửa chữa trước đó tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, Quốc đều dựa vào đồng hồ đo độ dẫn điện để kiểm tra chất lượng nguồn nước của máy chạy thận và lần sữa chữa ngày 28/5/2017 cũng vậy. Tuy nhiên, ngày 28/5/2017, đồng hồ đo độ dẫn điện bị hỏng, VKS và cơ quan điều tra chưa làm rõ cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về đồng hồ đo độ dẫn điện.
Chiều nay (23/5), TAND TP Hòa Bình tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án chạy thận làm chết 9 người xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình ngày 29/5/2017, đây là ngày làm việc thứ 7.
Quang cảnh phiên tòa.
Trong phần tranh luận, HĐXX mời bị cáo Bùi Mạnh Quốc lên bục khai báo để tự bào chữa cho mình. Trước khi thực hiện phần tự bào chữa, bị cáo Quốc gửi lời chia buồn và xin lỗi tới các gia đình nạn nhân có người tử vong, cấp cứu.
Bị cáo Quốc cho biết, trước khi sự việc xảy ra ngày 29/5/2017 làm 9 người tử vong, bản thân bị cáo đã làm cho BVĐK tỉnh Hòa Bình nhiều lần, bị cáo không biết sử dụng hóa chất là trái quy định của Bộ Y tế. Bị cáo làm nhiều lần ở 2 hệ thống lọc nước RO số 1 và 2 của bệnh viện này chưa có lần nào được các bên có chức năng giám sát hỏi về hóa chất đó được sử dụng không?. Các bên chỉ nhìn nhận công việc của bị cáo thực hiện có đạt được chất lượng, lưu lượng nước lọc RO hay không, nên bị cáo không biết sử dụng hóa chất đó là sai. Bản thân bị cáo, nhân viên bệnh viện khi vận hành chỉ xác định vào đồng hồ đo độ dẫn điện để xem chất lượng nguồn nước sau khi sửa chữa xong.
BVĐK tỉnh Hòa Bình phải có trách nhiệm lớn?
Được ủy quyền bào chữa cho bị cáo Quốc, Luật sư Nguyễn Tiến Dũng cho biết, trong bản kết luận điều tra có viện dẫn kết quả giám định Bộ Khoa học hình sự là đồng hồ đo độ dẫn điện của hệ thống lọc nước RO số 2 có sai số quá lớn, không đảm bảo sử dụng, nhận định này Viện Kiểm sát và Cơ quan điều tra chưa làm rõ đơn vị, cá nhân vận hành, sửa chữa hệ thống đồng hồ này. Chỉ số đồng hồ là sai số lớn là nguyên nhân quan trọng để dẫn đến sự cố y khoa này. Bị cáo Quốc đã sửa rất nhiều lần ở bệnh viện này (làm 20 lần) cũng dùng những hóa chất đó, tẩy rửa và sục xả chỉ nhìn đồng hồ đo độ dẫn điện để đảm bảo độ toàn của nguồn nước, đề nghị HĐXX cân nhắc xem xét.
Luật sư Dũng tiếp tục trình bày quan điểm, trong sự cố trên, BVĐK tỉnh Hòa Bình phải có trách nhiệm lớn nhất, vì bệnh viện không ban hành quy trình bảo dưỡng, vận hành máy lọc nước RO, bảo dưỡng dẫn đến sự cố này. Trong trường hợp không xác định được những cá nhân về quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng thì đương nhiên là trách nhiệm của ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Một nội dung khác Luật sư Dũng đưa ra, đó là Công ty Thiên Sơn là nhà cung cấp lắp đặt máy chạy thận cho BVĐK tỉnh Hòa Bình từ năm 2010, Thiên Sơn phải có sơ đồ, nếu Thiên Sơn không giao sơ đồ đó để Quốc bảo dưỡng thì Quốc không có căn cứ biết vị trí cần sửa chữa, trách nhiệm này thuộc về Thiên Sơn. Nếu Thiên Sơn không lưu giữ, thì cần bảo BVĐK tỉnh Hòa Bình cung cấp cho Quốc.
Bị cáo Bùi Mạnh Quốc ngồi bên phải ở hàng đầu.
Ngoài ra, Luật sư Dũng cho rằng, để xảy ra sự cố trên, một phần trách nhiệm thuộc Bộ Y tế, vì chưa ban hành quy định về sửa chữa, sử dụng hệ thống lọc nước RO, chỉ sau khi sự cố xảy ra ngày 29/5/2017 tại BVĐK tỉnh Hòa Bình mới ban hành quyết định quy trình hướng dẫn chạy thận nhân tạo.
"Thỏa thuận giữa Quốc và công ty Thiên Sơn là phải lấy mẫu nước đi xét nghiệm theo theo tiêu chuẩn AAMI thì mới hoàn thành. Nhưng Quốc chưa lấy mẫu nước đi xét nghiệm thì bệnh viện đã cho máy chạy, điều này đề nghị HĐXX xem xét. Trong việc bảo dưỡng hệ thống RO, Quốc không có trách nhiệm bàn giao cho bệnh viện, theo thỏa thuận Thiên Sơn nhận bàn giao từ Quốc, từ đó Thiên Sơn mời bàn giao cho bệnh viện" - Luật sư Dũng nói.
Tại tòa, Quốc đã nhận thức hành vi, trách nhiệm của mình trong vụ án này, và Quốc đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Quốc.
Theo bản luận tội của VKS, HĐXX có xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Quốc, nhưng Luật sư Dũng bổ sung thêm tình tiết giảm nhẹ, đó là, ông của bị cáo Quốc đã có công với cách mạng, được tặng nhiều Huân chương và nhiều Giấy khen.
Đồng hồ đo độ dẫn điện không quyết định chất lượng nguồn nước
Trước quan điểm của Luật sư Dũng, vị đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa nói quan điểm của mình như sau: Đồng hồ đo độ dẫn điện không quyết định chất nguồn nước của hệ thống lọc nước RO số 2 để đưa vào cơ thể người, phải lấy mẫu nước đi xét nghiệm theo tiêu chuẩn AAMI. Dựa vào đồng hồ đo độ dẫn điện để xác định chất lượng nguồn nước là thể hiện sự tự tin của bị cáo Quốc.
Đại diện VKS.
Vị đại diện VKS tiếp tục trình bày quan điểm, đối với sự cố trên liên quan đến ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình, trong quá trình điều tra, truy tố chưa đủ căn cứ để xem xét cá nhân này, nếu tòa xét thấy cần xem xét đối với ông Dương thì thực hiện ở giai đoạn sau.
"Về phần trách nhiệm của Bộ Y tế, VKS nhận định vụ việc 9 bệnh nhân tử vong sau chạy thận cũng cho thấy có sự sơ hở của Sở Y tế Hòa Bình và Bộ Y tế về quản lý hoạt động chạy thận như thiếu hàng lang pháp lý, không có quy định chủ thể được phép sửa chữa hệ thống nước RO trong chạy thận, chưa phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện. VKS sẽ thực hiện kiến nghị phòng ngừa với các nội dung này" - đại diện VKS nêu quan điểm.
Nguyễn Dương - Trần Thanh
Theo Dantri
Ông Trương Quý Dương lại vắng mặt tại phiên xử BS Hoàng Công Lương Sáng 15.5, TAND TP.Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình tiếp tục mở phiên tòa Xét sử sơ thẩm công khai vụ 8 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tử vong tại BVĐK tỉnh Hòa Bình (29.5.2017). Ông Trương Quý Dương, nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình vẫn tiếp tục vắng mặt với tư cách là người có trách nhiệm và quyền lợi liên...