Xử vụ chạy thận tử vong: “Chỉ thu thập chứng cứ buộc tội, không thu thập chứng cứ vô tội?”
Trong phần tranh tụng, luật sư Trần Hồng Phúc đặt vấn đề, việc bổ nhiệm các chức danh của BVĐK tỉnh Hòa Bình đều tuân theo hướng dẫn của Sở Nội vụ tỉnh và do giám đốc bệnh viện này ký quyết định. Vậy tại sao cơ quan điều tra không thu thập tài liệu này mà chỉ thu thập chứng cứ buộc tội, không thu thập chứng cứ vô tội?.
Trong ngày làm việc thứ 9 của phiên xét xử sơ thẩm vụ án chạy thận làm 9 người chết xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình ngày 29/5/2017 tại TAND TP Hòa Bình, luật sư Trần Hồng Phúc (bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương) trình bày phần tranh tụng của mình liên tục suốt hơn 3 tiếng đồng hồ, có lúc luật sư này đã bật khóc vì những chứng cứ buộc tội cho thân chủ mình không có căn cứ mà Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát (VKS) vẫn lấy đó để buộc tội cho Hoàng Công Lương.
Theo luật sư, phải làm rõ bị cáo Hoàng Công Lương có được giao phụ trách quản lý tại Đơn nguyên thận nhân tạo ( Khoa Hồi sức tích cực-BVĐK tỉnh Hòa Bình) hay không mới buộc tội được bị cáo này về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án trên theo Điều 285 Bộ Luật Hình sự năm 1999.
Bổ nhiệm tuân theo hướng dẫn của Sở Nội vụ
Luật sư Trần Hồng Phúc.
Luật sư Trần Hồng Phúc trình bày, ngày 5/3/2018, Công ty luật Nguyễn Chiến (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) đã có Công văn số 21 gửi cho Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình và Giám đốc của BVĐK tỉnh Hòa Bình, tại văn bản số 684 ngày 26/4/2018, Sở Y tế Hòa Bình đã giao cho BVĐK tỉnh Hòa Bình trả lời các câu hỏi, các nội dung cần xác minh của luật sư bào chữa cho Hoàng Công Lương. Văn bản này được ông Lê Xuân Hoàng – GĐ BVĐK tỉnh Hòa Bình (ông Hoàng được bổ nhiệm ngày 27/9/2017 thay cho ông Trương Quý Dương) ký trả lời cho tổ chức hành nghề luật sư, theo đó, BVĐK tỉnh Hòa Bình đã khẳng định các nội dung như sau:
Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo các khoa, phòng của bệnh viện phải tuân theo hướng dẫn số 50 ngày 12/1/2010 của Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình. Trong quá trình xác minh của luật sư, BVĐK tỉnh Hòa Bình đã cung cấp kèm theo hướng dẫn số 50 nói trên của Sở Nội vụ, xác định quy trình bổ nhiệm rất chặt chẽ, Hoàng Công Lương không thuộc đối tượng điều chỉnh, không có một chứng cứ nào căn cứ theo văn bản số 50 này để xác định Hoàng Công Lương là lãnh đạo của Đơn nguyên thận nhân tạo. Đây là nguồn chứng cứ rất quan trọng vì nó liên quan đến công tác tổ chức cán bộ được UBND tỉnh Hòa Bình triển khai bằng hoạt động phổ biến hướng dẫn của Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình đối với các Sở, ban ngành liên quan.
Luật sư Phúc cho rằng, từ đó cho thấy, bệnh viện còn cung cấp được văn bản làm hành lang pháp lý cho công tác bổ nhiệm, thì không thể có chuyện cơ quan điều tra, cơ quan truy tố không xem xét đến thực tiễn bổ nhiệm ở tỉnh nhà như thế nào?. Bây giờ, cơ quan tố tụng cứ sử dụng lời khai miệng của ông Hoàng Đình Khiếu – nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Khoa này có 2 đơn nguyên: Thận nhân tạo và Hồi sức tích cực) phân công để bổ nhiệm cho Hoàng Công Lương thì hoàn toàn trái với quy định tại hướng dẫn số 50 của Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình. Việc này, BVĐK tỉnh Hòa Bình cũng thừa nhận việc bổ nhiệm trưởng, phó khoa đều tuân theo hướng dẫn số 50 của Sở Nội vụ.
Video đang HOT
Trong văn bản số 50 xác định, Giám đốc bệnh viện là người có thẩm quyền quyết định chứ không phải ông Hoàng Đình Khiếu; việc bổ nhiệm phải thông qua họp Ban chấp hành Đảng ủy, công bố Quyết định toàn bệnh viện biết và cá nhân được trao Quyết định hoặc được giao nhiệm vụ; trước ngày 29/5/2017, BVĐK tỉnh Hòa Bình không thực hiện quy trình theo quy định nào về việc bổ nhiệm Hoàng Công Lương phụ trách chuyên môn hay phụ trách các hoạt động tại Đơn nguyên thận nhân tạo; BVĐK tỉnh Hòa Bình trả lời Hoàng Công Lương không được hưởng phụ cấp chức vụ hoặc được phụ cấp trách nhiệm gì vì không có Quyết định bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ; việc đề xuất sửa chữa trang thiết bị, thực tế BVĐK tỉnh Hòa Bình chưa ban hành quy trình bằng văn bản.
“Vậy chúng ta lấy gì để buộc tội Hoàng Công Lương là phải nhận trách nhiệm đối với việc sửa chữa trang thiết bị y tế. Với chức danh là trưởng khoa, ông Hoàng Đình Khiếu lại “thí tốt” cho Hoàng Công Lương, trong hồ sơ vụ án này, ở công đường này là tài liệu giả mạo (Tại tòa, Điều dưỡng trưởng Đinh Tiến Công thừa nhận, sau sự cố ngày 29/5/2017 đã ghi thêm phần phân công công việc cho Hoàng Công Lương trong cuốn sổ giao ban cuối năm 2015, 2016 – pv), chúng tôi đề nghị HĐXX kiến nghị với vấn đề y đức làm việc cho vấn đề này” – Luật sư Phúc nói.
Hoàng Công Lương ở đâu trong các quyết định bổ nhiệm?
Theo Luật sư Phúc, với thực tế trả lời của BVĐK tỉnh Hòa Bình, với văn bản hướng dẫn số 50 của Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình thì hoàn toàn phù hợp với các quyết định sau: Quyết định số 175 ngày 8/3/2010 về việc thành lập Đơn nguyên thận nhân tạo, trong này đã tạm thời cho bác sĩ Nguyễn Đức Tiến- bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực phụ trách đơn nguyên này. Và trong này xác định rằng, các ông trưởng phòng tổ chức cán bộ, hành chính quản trị, tài chính kế toán, khoa hồi sức tích cực có trách nhiệm lập kế hoạch phương án về tổ chức nhân sự, phương án về cơ sở vật chất mọi mặt cho Đơn nguyên lọc máu hoạt động; các ông, bà trưởng, phó khoa như trên và ông Nguyễn Đức Tiến chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Thực hiện Quyết định này còn có cuộc công bố, rồi giao nhiệm vụ, thông báo rộng rãi tới tập thể cán bộ để còn phối hợp công tác trong bệnh viện.
Bị cáo Hoàng Công Lương (phải).
Còn tại Quyết định số 257 ngày 1/3/2018 của Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình ông Lê Xuân Hoàng đã giao cho trách nhiệm phụ trách Đơn nguyên thận nhân tạo cho Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Văn Thụ kể từ ngày ký quyết định ngày 1/3/2018. Ở Điều 2 của Quyết định này có nội dung ông Thụ được hưởng phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành.
“Vậy thì, Hoàng Công Lương ở đâu trong những quyết định trên? Tại sao VKS sử dụng lời khai miệng, lời khai vô căn cứ để quy buộc trách nhiệm cho Hoàng Công Lương. Trong khi ở bệnh viện này người ta bổ nhiệm chức vụ bằng những Quyết định hành chính như nêu trên. Tại sao Cơ quan điều tra không thu thập những tài liệu trên, chỉ thu thập những chứng cứ buộc tội, không thu thập chứng cư vô tội. Đề nghị HĐXX xem xét những vấn đề nêu trên” – Luật sư Phúc lập luận.
Trong các phiên xét xử trước đó, ông Hoàng Đình Khiếu khai, cuối năm 2015, tại cuộc họp giao ban của khoa, ông có phân công cho Hoàng Công Lương phụ trách Đơn nguyên thận nhân tạo. Ngoài việc làm bác sĩ điều trị, Hoàng Công Lương còn phải phụ trách, điều hành công việc trong đơn nguyên này. Tuy nhiên, ông Khiếu thừa nhận chỉ giao việc này “bằng miệng” tại các cuộc họp ở khoa.
Ông Đinh Tiến Công – Điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức tích cực được phân công ghi biên bản cuộc họp nói trên vào cuốn sổ giao ban. Khi giao nộp cuốn sổ này cho cơ quan điều tra có nội dung phía dưới phân công công việc cho Hoàng Công Lương như lời ông Khiếu nói trên. Tuy nhiên, ngày 21/5/2018, tại tòa, ông Đinh Tiến Công bất ngờ khai phần phân công nhiệm vụ cho Hoàng Công Lương ở cuốn sổ trên là được ghi thêm vào thời điểm sau khi xảy ra sự cố ngày 29/5/2017 để “hoàn thủ tục hành chính”.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Đại diện Bộ Y tế trả lời tại phiên xử vụ chạy thận 9 người chết
3 đại diện của Bộ Y tế đã được TAND TP.Hòa Bình mời tham dự phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm vụ án "Vô ý làm chết người" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình khiến 9 người thiệt mạng. Đại diện của Bộ Y tế được mời để làm rõ hơn về chức năng quản lý nhà nước liên quan đến y tế.
Phiên tòa chiều 22.5, HĐXX đã mời 3 đại diện của Bộ Y tế tham gia phiên tòa gồm ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh; ông Trịnh Đức Nam - chuyên viên Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế và ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
HĐXX hỏi ông Nguyễn Huy Quang: Liên quan đến quá trình chạy thận, Bộ Y tế có ban hành văn bản quy trình chạy thận nhân tạo hay không?
Ông Quang cho biết: Để đảm bảo an toàn nước cho lọc máu chạy thận nhân tạo, Bộ đang áp dụng tiêu chuẩn của Việt Nam và Bộ KH&CN đã ban hành. Bộ Y tế có ban hành 2 quy trình về lọc máu chu kỳ lọc máu chạy thận nhân tạo. Theo quy trình, triển khai văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Y tế đều có gửi văn bản này tới các giám đốc Sở Y tế. Đơn vị trực thuộc bộ, Bộ Y tế có trách nhiệm tập huấn. Các đơn vị trực thuộc sở có trách nhiệm tập huấn, chuyển giao. Bên cạnh có quy trình do Bộ Y tế quản lý nước RO, hiện nay tuân theo Nghị định 36. Với các nhà sản xuất trang thiết bị y tế, họ phải có trách nhiệm công bố thực hiện đúng chất lượng mà sản phẩm công bố và trang thiết bị này phải phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam.
Trả lời HĐXX về nội dung BVĐK tỉnh Hòa Bình có được phép xã hội hóa việc chạy thận nhân tạo hay không, ông Quang cho biết: Bộ Y tế có cho phép xã hội hóa việc chạy thận nhân tạo. Bộ đã áp dụng trước đây (Nghị định 59, 69), hiện nay là Nghị định 85 và một số văn bản khác. Chủ trương của Chính phủ cho xã hội hóa, Bộ Y tế cũng có Thông tư 15 cho phép liên doanh liên kết. Tuy nhiên, việc liên doanh liên kết này phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn mà Bộ Y tế đã ban hành.
Tòa hỏi: "BVĐK tỉnh Hòa Bình đã thỏa mãn các điều kiện về liên doanh liên kết hay chưa?". "Việc này Sở Y tế tỉnh Hòa Bình cho phép. Đơn vị này có trách nhiệm thanh, kiểm tra việc BVĐK tỉnh Hòa Bình có đủ điều kiện hay không", ông Quang khẳng định.
Ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
Theo cáo trạng của Viện KSND TP.Hòa Bình, đại diện 8 gia đình bệnh nhân bị tử vong (hiện đã được chấp nhận là 9 nạn nhân) đã kê khai tiền mai táng phí với tổng số tiền là hơn 1 tỷ đồng. Ngoài ra, các gia đình nạn nhân còn yêu cầu bồi thường về dân sự theo quy định của pháp luật. Tương tự, các nạn nhân được cấp cứu, điều trị đã phục hồi cũng yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Cáo trạng cũng nêu, các đơn vị, cá nhân cũng đã nộp tiền bồi thường khắc phục hậu quả. Cụ thể, đại diện gia đình bị cáo Bùi Mạnh Quốc (Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh) đã tự nguyện nộp số tiền 50 triệu đồng; đại diện gia đình bị cáo Trần Văn Sơn đã tự nguyện nộp số tiền 30 triệu đồng; BVĐK tỉnh Hòa Bình đã tự nguyện hỗ trợ số tiền ban đầu cho 8 nạn nhân tử vong là 20 triệu đồng/1 người và 2 triệu đồng/1 người đối với 10 bệnh nhân còn lại.
Nhiều vấn đề đã được làm sáng tỏ trong phiên tòa ngày 22.5.
BVĐK tỉnh Hòa Bình và Công ty Thiên Sơn còn nộp số tiền là 660 triệu đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả cho các nạn nhân. Trong đó, Công ty Thiên Sơn nộp 370 triệu đồng. Hiện nay, số tiền 740 triệu đồng đã được chuyển cho Cơ quan thi hành án dân sự.
Theo Danviet
Nữ luật sư của bác sĩ Lương: "Trên đổ cho dưới thì dưới đổ cho ai?" Luật sư của bác sĩ Lương chỉ ra mâu thuẫn trong lời khai của ông Trương Quý Dương và đặt câu hỏi về trách nhiệm của lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Hòa Bình. Luật sư Trần Hồng Phúc. Chiều 25/5, phiên tòa xét xử vụ án chạy thận xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình tiếp tục với phần...