Xử vụ án thủy điện Sơn La : LS đề nghị tòa triệu tập nguyên Chủ tịch tỉnh
Sáng 21/5, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Sơn La đã mở phiên tòa xét xử vụ án hình sự sơ thẩm lần 2 đối với 17 bị cáo liên quan đến sai phạm về việc đền bù giải phóng mặt bằng thuộc dự án nhà máy thủy điện Sơn La.
Theo đó, trong số 17 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ UBND huyện Mường La, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Sơn La được đưa ra xét xử thì có 13 bị cáo bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Các bị cáo còn lại bị buộc tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Phiên tòa xét xử 17 bị cáo liên quan đến sai phạm về việc đền bù giải phóng mặt bằng thuộc dự án nhà máy thủy điện Sơn La.
13 bị cáo bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại điều 165 và 285 Bộ luật hình sự năm 1999, gồm: Trương Tuấn Dũng (SN 1960) – nguyên Phó Chủ tịch huyện Mường La; nguyên Chủ tịch hội đồng bồi thường tái định cư huyện. Lúc bị bắt, bị cáo Dũng là Phó Giám đốc Sở Tài chính Sơn La; Phan Tiến Diện (SN 1975) – nguyên Phó Chủ tịch huyện Mường La; nguyên Chủ tịch hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư huyện. Lúc bị bắt, ông Diện là Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Sơn La; ông Phan Đức Chính (SN 1961) – nguyên Trưởng ban quản lý di dân tái định cư; nguyên Phó chủ tịch hội đồng bồi thường hỗ trợ, tái định cư huyện Mường La. Lúc bị bắt, ông Chính là Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Mường La;
Ông Phan Xuân Khoa (SN 1974) – Phó trưởng Ban quản lý di dân tái định cư huyện Mường La; ông Trần Mạnh Trì (SN 1977) – Phó trưởng ban Ban quản lý di dân tái định cư huyện Mường La; thành viên hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư huyện Mường La; ông Mai Văn Quang (SN 1973) – Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Sơn La; ông Bùi Văn Tân (SN 1979) – Tổ trưởng tổ đo đạc phòng kỹ thuật thuộc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Sơn La; ông Vũ Hồng Giang (SN 1984) – Nhóm trưởng Tổ đo đạc Công ty tư vấn và đo đạc Bảo Bình; Nguyễn Văn Thanh (SN 1970) – Phó trưởng phòng kỹ thuật, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Sơn La; Lê Quang Duy (SN 1986) – Cán bộ tổ thẩm định Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Mường La; Ngô Xuân Vân (SN 1964) – Chuyên viên tổ thẩm định Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Mường La; Tòng Văn Thành (SN 1979) – nguyên Trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Mường La; thời điểm bị khởi tố là Bí thư xã Chiềng Hoa và Đèo Văn Ban (SN 1956), nguyên Phó Bí thư chi bộ bản Co Chai, xã Mường Chùm, huyện Mường La.
Lực lượng an ninh thắt chặt trước và trong thời gian diễn ra phiên tòa xét xử 17 bị cáo liên quan đến sai phạm về việc đền bù giải phóng mặt bằng tại dự án nhà máy thủy điện Sơn La.
Video đang HOT
Các bị cáo còn lại bị buộc tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 285 Bộ luật hình sự năm 199, gồm: Triệu Ngọc Hoan (SN 1958) – nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Sơn La; Sòi Ngọc Hùng (SN 1967) – nguyên Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Sơn La; Đỗ Tiến Đồng (SN 1978) – nguyên Giám đốc Trung tâm kỹ thuật, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Sơn La; Cà Văn Tỉnh (SN 1979) – nguyên cán bộ địa chính xã Tạ Bú (Mường La), Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã Tạ Bú.
Tại phiên tòa sáng nay, một số luật sư đã đề nghị tòa triệu tập thêm các ông: Cầm Ngọc Minh – nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; Nguyễn Thành Công – nguyên Chủ tịch UBND huyện Mường La; Nguyễn Thái Hưng – nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La tới để làm rõ một số vấn đề liên quan đến vụ án này. Nhưng theo thẩm phán, chủ tọa phiên tòa, ông Nguyễn Thành Công đã có đơn xin xét xử vắng mặt, còn những người làm chứng khác hồ sơ vụ án đã thể hiện, đề nghị của các luật sư sẽ được kiểm soát viên làm rõ trong quá trình xét hỏi.
TAND tỉnh Sơn La – nơi diễn ra phiên tòa xét xử 17 bị cáo.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Sơn La, năm 2013, Chính phủ cho phép bồi thường thêm phần chênh lệch giá trị đất giữa nơi đi và nơi đến tại khu tái định cư Tân Lập. Năm 2014, UBND tỉnh Sơn La ra Công văn 617 chỉ đạo UBND huyện Mường La thống kê lại diện tích đất của từng hộ và đề xuất phương án bồi thường, hỗ trợ.
Năm 2014, bị cáo Trương Tuấn Dũng, khi đó là Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Mường La, kiêm Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư ký ban hành Kế hoạch số 41 để triển khai thực hiện chỉ đạo của tỉnh Sơn La, cho phép Văn phòng đăng ký đất đai và Công ty Bảo Bình có trụ sở tại Hà Nội đo đạc, lập bản đồ địa chính.
Cơ quan tố tụng xác định, Kế hoạch 41 được ban hành sai quy định; chỉ đạo của UBND tỉnh Sơn La; đo đạc trước, hoàn thiện hồ sơ pháp lý sau… Khi thực hiện Kế hoạch 41, tại Sơn La xuất hiện nhiều đơn thư vượt cấp, đặc biệt là đơn của Đèo Văn Ban, một cá nhân nằm trong diện được đền bù đã gây ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự, buộc công an phải điều tra.
Kết quả cho thấy, Đèo Văn Ban từng được cấp 1 thửa đất rộng 32.400m2 tại xã Tạ Bú và đã nhận đủ tiền đền bù từ dự án thủy điện. Tuy vậy, Ban liên tục gửi đơn thư vượt cấp, đề nghị được bồi thường theo khung giá đất năm 2015 thay vì giá năm 2013. Năm 2014, khi đo đạc lại theo Kế hoạch 41 nói trên, Đèo Văn Ban đã tự ý khoanh vùng đất của mình trên bản đồ với diện tích lớn hơn nhiều lần thực tế.
Ban cũng đề nghị và được bị cáo Bùi Văn Tân – cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai chuyển loại đất để được bồi thường giá cao. Đèo Văn Ban cũng được Vũ Hồng Giang, lúc này làm việc cho Công ty Bảo Bình chia, số hóa đất trên bản đồ thành 97 thửa trong khi thực tế Ban chỉ có 1 thửa. Ban còn tự nhận là Trưởng bản để ký xác nhận hồ sơ cho chính mình. Kết quả, Đèo Văn Ban được huyện Mường La phê duyệt thu hồi gần 170.000m2, với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng. Từ việc chỉ đạo sai của bị can Trương Tuấn Dũng, Ban di dân huyện Mường La và các đơn vị tư vấn đo đạc đã thực hiện sai quy định về đo đạc, lập bản đồ địa chính đối với đất nông nghiệp của hộ Đèo Văn Ban, dẫn đến việc thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ sai hơn 1,2 tỷ đồng.
Bị cáo Phan Tiến Diện thời điểm phạm tội là Phó Chủ tịch UBND huyện Mường La (sau khi kiện toàn là Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư huyện Mường La thay ông Dũng) tiếp tục chỉ đạo công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ cho các hộ dân. Bị cáo Diện biết Kế hoạch số 41 của Ủy ban nhân dân huyện Mường La có nhiều nội dung không đúng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên nhưng vẫn ký các quyết định phương án thu hồi đất, phương án bồi thường hỗ trợ, dẫn đến việc bồi thường hỗ trợ sai cho các hộ dân, trong đó có hộ ông Đèo Văn Ban.
Với chức vụ Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La, ông Triệu Ngọc Hoan có thẩm quyền ký ban hành bản đồ địa chính do đơn vị chuyên môn và Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện nhưng đã không thực hiện đúng quy trình, quy định, không kiểm tra hồ sơ, không biết kết quả đo đạc, bản đồ địa chính do Văn phòng đăng ký đất đai lập đúng hay sai, nhưng vẫn ký xác nhận để ban hành phục vụ công tác thu hồi đất, bồi thường, dẫn đến việc hỗ trợ sai.
Các bị cáo khác dù biết Kế hoạch số 41 của UBND huyện Mường La trái với văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Sơn La cũng như Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhưng vẫn thực hiện dẫn đến việc thất thoát ngân sách Nhà nước số tiền lớn.
Trước đó, ngày 10/12/2018, TAND tỉnh Sơn La đã đã mở phiên tòa xét xử vụ án hình sự sơ thẩm đối với 17 bị cáo liên quan đến sai phạm trong đền bù giải phóng mặt bằng dự án nhà máy thủy điện Sơn La, nhưng do một số bị cáo, người làm chứng và luật sư vắng mặt nên TAND tỉnh Sơn La đã ra quyết định hoãn phiên tòa.
Theo Danviet
Nhóm phản động 'Liên minh dân tộc Việt Nam' bị phạt gần 60 năm tù
Chiều 18/3, TAND cấp cao tại TPHCM xử phúc thẩm vụ kháng cáo kêu oan của 5 bị cáo là thành viên của tổ chức "Liên minh dân tộc Việt Nam" về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79, Bộ luật Hình sự năm 1999.
Trong ảnh: Bị cáo Lưu Văn Vịnh, kẻ chủ mưu thành lập tổ chức "Liên minh dân tộc Việt Nam," tại phiên tòa. (Ảnh: Thành Chung/TTXVN)
Trước đó, ngày 5/10/2018, TAND TPHCM xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Lưu Văn Vịnh (sinh năm 1967, hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hải Dương; ngụ quận Bình Tân, TPHCM) 15 năm tù; Nguyễn Quốc Hoàn (sinh năm 1977, hộ khẩu thường trú tại tỉnh Lâm Đồng; ngụ Quận 10, TPHCM) 13 năm tù; Nguyễn Văn Đức Độ (sinh năm1975, ngụ quận Tân Phú, TPHCM) 11 năm tù; Từ Công Nghĩa (sinh năm 1993, dân tộc Chăm, hộ khẩu thường trú tỉnh Ninh Thuận) 10 năm tù và Phan Trung (sinh năm 1976, ngụ huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) 8 năm tù. Các bị cáo còn bị phạt quản chế 3 năm tại địa phương cư trú, sau khi chấp hành xong hình phạt tù.
Sau bản án sơ thẩm, 5 bị cáo kháng cáo kêu oan. Tuy nhiên tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX cho rằng các bị cáo kêu oan nhưng không có nội dung nào mới để HĐXX cấp phúc thẩm xem xét. Một số tình tiết mà tại cấp phúc thẩm các bị cáo trình bày, theo HĐXX cấp phúc thẩm là đã được phiên xử sơ thẩm trước đó của TAND TPHCM xem xét toàn diện. Từ đó HĐXX phúc thẩm quyết định bác kháng cáo của 5 bị cáo, tuyên giữ nguyên hình phạt của các bị cáo mà bản án sơ thẩm đã tuyên.
Theo nội dung bản án sơ thẩm, các bị cáo có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trực tiếp thực hiện các hành vi thành lập tổ chức phản động với tên gọi "Liên minh dân tộc Việt Nam" tuyên truyền đả kích, bôi nhọ, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản án cho rằng Lưu Văn Vịnh với vai trò chủ mưu cầm đầu, đã tổ chức mọi hoạt động thành lập trái phép tổ chức "Liên minh dân tộc Việt Nam," đề ra mục tiêu, đường lối hoạt động của tổ chức, lôi kéo người vào tổ chức.
Nguyễn Văn Đức Độ với vai trò là Phó Chủ tịch tổ chức đã giúp sức tích cực trong việc phát triển tổ chức. Nguyễn Quốc Hoàn và Phan Trung có vai trò cố vấn, đã tích cực giúp Lưu Văn Vịnh trong các hoạt động thành lập như chuẩn bị tài liệu, soạn thảo cương lĩnh, giới thiệu nhân sự, may cờ cho tổ chức...
Từ Công Nghĩa với vai trò được giao làm "phụ trách quân sự" đã tích cực lôi kéo người vào tổ chức. Các bị cáo đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền lôi kéo người dân; phối hợp, liên hệ với các đối tượng chống đối; tham gia các cuộc biểu tình trái phép; tổ chức hội nghị trù bị ngày 30/10/2016 và thống nhất ngày ra mắt tổ chức tại một nhà thờ ở quận Tân Bình, TPHCM vào ngày 6/11/2016. Ngày 6/11/2016, Cơ quan An ninh điều tra Công an TPHCM đã thực hiện lệnh bắt và khám xét khẩn cấp đối với Lưu Văn Vịnh.
TÂN CHÂU
Theo TPO
'Chí Phèo' quậy tưng UBND, bóp cổ... trưởng công an thị trấn TAND huyện Đông Hòa vừa xử sơ thẩm đối với Trương Tuấn Dũng (SN 1979, trú khu phố 4, thị trấn Hòa Vinh, huyện Đông Hòa) về tội gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích. Theo hồ sơ vụ án: Khoảng 21 giờ 20 phút ngày 9-5, Công an thị trấn Hòa Vinh nhận được tin báo có...