Xử trí viêm mũi ở trẻ nhỏ khi trời lạnh
Thời tiết giao mùa, chênh lệnh nhiêt đô giưa ban ngay va ban đêm cao là nguyên nhân trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm mũi. Bệnh thường tái phát nhiều lần, trẻ dưới 3 tuổi có thể viêm mũi 4 – 6 lần trong một năm, tần số có thể tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ, mẫu giáo. Vì vậy chúng ta cần theo dõi xử trí khi trẻ bị bệnh đề phòng biến chứng nguy hiểm.
Độ tuổi dễ mắc …
Viêm mũi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7 – 8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, vì khả năng miễn dịch ở trẻ còn kém nên rất dễ bị bệnh.
Khi trẻ hít thở không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…
… và những biểu hiện
Trẻ thường bị sốt và xuất hiện đột ngột nếu bệnh nhẹ, thì chỉ 37,5 độ C nếu bị bội nhiễm sốt khá cao có thể 39 – 40 độ C, trong 2-3 ngày. Ngoài ra trẻ bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có nôn mửa, tiêu chảy… Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho. Các biểu hiện nếu kéo dài trên 7 ngày phải đề phòng có những biến chứng của viêm mũi.
Video đang HOT
Xử trí khi bị viêm mũi
Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 – 4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, dạy trẻ biết cách xì mũi đúng (bịt một bên, xì mũi bên kia). Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín… giúp trẻ nhanh hồi phục.
Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ C, cần hạ sốt bằng phương pháp lau mát và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của thầy thuốc. Lau mát bằng khăn bông nhúng nước ấm (bằng thân nhiệt của trẻ) vắt kiệt, lau khắp người trẻ. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, nơi trẻ nằm phải thoáng nhưng tránh gió lùa. Cần phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Ngoài ra cho trẻ uống nhiều nước vì sốt làm mất nước.
Đặc biệt chú ý khi trẻ đang bị viêm mũi bỗng nhiên thấy sốt cao phải đề phòng biến chứng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.
Phòng bệnh như thế nào?
Khi thời tiết thay đổi cần giữ ấm khi trời trở lạnh. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ. Không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi. Hàng ngày dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh, rửa mũi.
Vệ sinh mũi giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: Viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang. Khi thấy viêm mũi kéo dài trên 7 ngày hoặc có triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
BS. Nguyễn Văn Tuấn
Theo Khoa học & Đời sống
3 thói quen ăn uống hằng ngày âm thầm lấy đi sự thông minh của con trẻ mà nhiều bố mẹ vô tình bỏ qua
Nếu muốn con phát triển toàn diện, thì ngay ở những giai đoạn đầu đời, bố mẹ nên cẩn thận những thói quen ăn uống này để tránh những trường hợp xấu xảy ra.
Khi các bậc phụ huynh gặp nhau, họ luôn có chia sẻ những lo lắng và phiền não trong việc nuôi dạy con cái. Một trong những vấn đề thường thấy là nhiều bố mẹ cho rằng con họ không thông minh. Nhìn con người ta lanh lợi mà bản thân cảm thấy bất lực vì con mình không được như thế. Trên thực tế, mọi thứ xảy ra đều có lý do của nó. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều giống nhau, chúng có trở nên khác biệt đều do cách chăm sóc của bố mẹ. Nhiều người cho rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Chẳng hạn như có những điều mà bố mẹ nghĩ rằng không quan trọng nhưng lại âm thầm lấy đi trí thông minh của con mình. Các chuyên gia sức khỏe khẳng định, nhiều bố mẹ hay cho con ăn nhiều đồ ăn nhẹ mà không biết rằng trong đó có những yếu tố gây hại đến sức khỏe của con. Ăn vặt thường xuyên có thể dẫn đến suy giảm tinh thần, suy giảm trí nhớ và suy giảm khả năng miễn dịch. Vậy cuối cùng thói quen ăn uống nào sẽ làm mất đi trí thông minh của con?
Uống cà phê
Mọi người đều biết rằng cà phê là một chất kích thích, chỉ cần uống một ngụm nhỏ cũng đủ để người mệt mỏi trở nên tỉnh táo hẳn ra. Tuy nhiên, đối với trẻ em, đây được xem là thức uống vô cùng độc hại. Cà phê không chỉ kích thích não bộ của trẻ nhỏ mà sẽ khiến trẻ suy giảm tinh thần nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trí thông minh. Ngoài ra, uống cà phê cũng dẫn đến việc béo phì, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như huyết áp cao hoặc ảnh hưởng đến tần số nhịp tim. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, đồ uống có chứa caffeine không bao gồm bất kỳ thành phần dinh dưỡng nào thiết yếu có thể hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần lưu ý tuyệt đối, dù chỉ 1 giọt cũng không thể mềm lòng cho con trẻ nếm thử.
Không ăn rau quả
Có rất nhiều đứa bé khó khăn trong việc ăn uống, đặc biệt là việc ăn rau. Đây là thói quen ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Trên thực tế, rau quả là nguồn dinh dưỡng quan trọng và có tác động đáng kể đến sức khỏe của trẻ. Mặc dù trẻ con không thích ăn nhưng bố mẹ cũng không nên vì thế mà nương theo, thay vào đó phải cứng rắn và tập cho chúng thói quen ăn rau quả thường xuyên. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, trẻ con ăn thịt quá nhiều mà không ăn rau về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não. Trong cơ thể không đủ chất để trao đổi sẽ khiến đứa bé chậm phát triển, trí thông minh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, ăn gì thì ăn bố mẹ nên bồi bổ rau quả và trái cây nhiều nhất có thể cho trẻ.
Ăn đồ ngọt
Đây là thói quen tưởng chừng như vô hại như lại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con mà nhiều bố mẹ xem nhẹ. Trên thực tế, trẻ con nào cũng thích đồ ngọt, bố mẹ vì chiều con nên đã cho chúng ăn đồ ngọt thoải mái không hạn chế. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, đồ ngọt đối với người lớn còn có hại huống chi là trẻ con. Đồ ngọt không chỉ khiến răng của trẻ bị tổn hại mà còn gây ra bệnh béo phì và tim mạch. Bên cạnh đó, chế độ ăn giàu đường sẽ khiến trí thông minh bị sụt giảm. Vì vậy, bố mẹ nên giảm thiểu những thực phẩm có lượng đường cao, thay vào đó là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khác như cá, tôm, sữa, những thực phẩm có hàm lượng canxi cao. Nếu muốn con phát triển toàn diện, thì ngay ở những giai đoạn đầu đời, bố mẹ nên cẩn thận những thói quen này tránh để thay đổi khi quá muộn.
Nguồn: Sohu
Ưu nhược điểm của các tầm soát ung thư Dưới đây là những đánh giá dựa trên bằng chứng về lợi ích và rủi ro của các loại xét nghiệm tầm soát ung thư phổ biến nhất. Tầm soát ung thư đại trực tràng Bác sĩ có thể kê đơn một bộ dụng cụ mang về nhà; bạn sẽ gửi mẫu bệnh phẩm phân đến để kiểm tra máu vi thể hoặc...