Xử trí thế nào khi răng khôn ‘mọc dại’
Răng số 8 hay còn gọi răng khôn thường gây các vấn đề rắc rối như sâu, mọc lệch, nhiễm trùng gây đau đớn.
Ảnh minh họa
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên khuôn hàm và có thời gian mọc chênh lệch so với những răng trước khoảng 10-15 năm. Chiếc răng này xuất hiện vào lúc chúng ta bước vào giai đoạn trưởng thành, từ 17 đến 25 tuổi. Một số ít trường hợp mọc khi đã 30 tuổi, vì thế mới có tên gọi là răng khôn.
Khi mọc răng khôn, chúng ta thường trải qua nhiều triệu chứng khác nhau. Có một số trường hợp bị đau, nứt lợi hoặc mưng mủ. Một số khác có răng bị mọc lệch, mọc ngầm dẫn đến đau tủy, viêm hạch góc hàm và nhiều biến chứng khác nghiêm trọng khác. Nhiều bệnh nhân lo lắng đến viện để bác sĩ tư vấn cách xử trí răng khôn “mọc dại”.
Video đang HOT
Suốt một thời gian dài, khi răng khôn chưa xuất hiện thì khả năng ăn nhai của chúng ta vẫn diễn ra một cách bình thường. Tuy nhiên, khá nhiều người gặp rắc rối khi chiếc răng khôn đang “ngủ yên” trong hàm bỗng nhiên thức dậy. Hầu hết răng khôn mọc khi khuôn hàm đã chật, thành lợi dày lên khiến cho việc mọc răng trở lên khó khăn và gây mọc lệch, mọc ngầm, răng mọc đâm vào má… Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tại chỗ sinh ra đau nhức, sưng phù nặng, thậm chí có thể có mủ chảy ra, tình trạng hôi miệng và cử động quai hàm bị hạn chế.
Khi có các dấu hiệu bất thường ở vùng mọc răng khôn như tình trạng nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, răng lân cận bị ảnh hưởng, lở loét nướu hàm thì bạn nên lập tức đến gặp nha sĩ để chụp X-quang răng. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán tình trạng răng miệng của bạn và quyết định về việc giữ hay nhổ bỏ chiếc răng này.
Theo bác sĩ Andrew H.F. Tsang, Tổng Giám đốc nha khoa quốc tế Westcoast, tốt nhất chúng ta nên nhổ răng khôn đi vì chiếc răng này dường như không có nhiều tác dụng trong việc nhai, nghiền thức ăn. Có những người không bị đau đớn khi mọc răng khôn, tuy nhiên họ không thể vệ sinh răng miệng sạch sẽ vì răng khôn nằm ở vị trí quá sâu trong khoang hàm. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng sâu răng, ảnh hưởng đến các răng khác, và việc điều trị cho vấn đề này cũng phức tạp không kém. Ngoài ra, một lưu ý không kém quan trọng khác đó là chúng ta tuyệt đối không được nhổ răng khi đang bị viêm nhiễm, để tránh biến chứng nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra. Nếu phát hiện tình trạng viêm nhiễm, bệnh nhân cần điều trị kháng sinh và thuốc sát khuẩn răng miệng theo hướng dẫn của các bác sĩ có chuyên môn.
Lời khuyên của nha sĩ là cần đánh răng kỹ, làm sạch khu vực răng số 8 và nên dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng trong cùng. Khi có dấu hiệu đau răng khôn, cần đi khám để nha sĩ theo dõi, điều trị hoặc cần thiết sẽ quyết định nhổ.
Hội An
Theo vnexpress.net
Bệnh ung thư máu có di truyền không?
Những năm gần đây, tình trạng mắc bệnh ung thư máu ngày càng gia tăng. Các triệu chứng của bệnh này không rõ ràng nên rất khó phát hiển, đồng thời việc điều trị cũng có rất nhiều khó khắn. Câu hỏi nhiều người đặt ra là ung thư máu có là bệnh di truyền không?
1. Biểu hiện của ung thư máu
Ung thư máu hay còn được gọi là bệnh máu trắng hoặc bệnh ung thư bạch cầu xảy ra khi các tế bào máu trong cơ thể hoạt động bất thường, nó sản sinh ra số lượng bạch cầu lớn, hoạt động lộn xộn. Với sự tăng đột biến của các bạch cầu này gây ra sự hạn chế sản sinh của các hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu khác trong máu, làm cho cơ thể xuất hiện các tình trạng như thiếu máu, chảy máu, máu không đông, nhiễm trùng và viêm loét bất thường. Ngoài ra, những tình trạng gan, phổi, lá lách bị sưng to cũng là một trong những triệu chứng của căn bệnh này. Tuy nhiên, bình thường sẽ rất khó phát hiện ra các biểu hiện này, nên nếu thấy cơ thể có bất thường cần phải đến ngay bệnh viện để kiểm tra tình trạng của mình.
2. Ung thư máu có di truyền không?
Nguyên nhân gây ra ung thư máu chưa được xác định một cách rõ ràng, tuy nhiên nhiều người cho rằng yếu tố môi trường là một trong những nguyên nhân hàng đầu của căn bệnh này. Nó có thể xảy ra với những người tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại, đặc biệt là benzene có trong xăng dầu,...các chất hóa học có tính phóng xạ cao,...
Một trong số nguyên nhân khác nữa được đưa ra mặc dù chưa được chấp nhận đó là do sự di truyền từ gia đình. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh này thì rất có thể bạn cũng có thể bị mắc bệnh.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố di truyền đối với căn bệnh này, mặc dù chưa có nhiều kết luận chắc chắn chứng tỏ cho mối liên hệ giữa yếu tố di truyền và ung thư máu, phần lớn các trường hợp mắc ung thư máu không phải do di truyền.
Tuy nhiên, người ta vẫn nói rằng nguyên nhân gây ra ung thư máu có liên quan đến sự di truyền từ gia đình là bởi một số yếu tố có tính đột biến di truyền có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư máu. Ví dụ như những người mắc hội chứng Li-fraumeni, hội chứng down, hội chứng Noonan, U sợi thần kinh loại I, suy giảm hệ miễn dịch... có nguy cơ cao mắc ung thư bạch cầu trong điều kiện di truyền.
Mặc dù vậy bạn cũng không cần quá lo lắng, bởi những trường hợp này không phải phổ biến.
Theo www.phunutoday.vn
Không cần thuốc giảm đau, trị bệnh về răng chỉ cần 3 nguyên liệu này trong bếp là đủ Mỗi khi bị đau răng, bạn đừng quên các nguyên liệu tự nhiên như dầu định hương, tỏi, bột nghệ... để trị bệnh, thay vì chạy ra hiệu thuốc mua thuốc giảm đau. Đau răng là một triệu chứng rất phổ biến và từng gây không ít phiền toái trong sinh hoạt và công việc của nhiều người. Có vẻ khó tin nhưng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thuốc và các phương pháp điều trị Hội chứng Beckwith-Wiedemann

Chế độ ăn trong quản lý hội chứng Prader-Willi

Số ca bệnh tay chân miệng ở TP.HCM tiếp tục tăng

Thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu

Cần bao nhiêu protein để tăng cơ?

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị trong hội chứng Felty

Uống sữa kiểu này cực tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết

Quầng thâm mắt bật mí điều gì về sức khỏe của bạn?

Chạy online: Lợi ích và nguy cơ

Bác sĩ dinh dưỡng: Nhiều người "ngây thơ" khi chọn sữa cho con

5 điều nên làm mỗi sáng, cơ thể khỏe như uống thuốc bổ

Mắc hội chứng lạ, người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước
Có thể bạn quan tâm

Cán mốc doanh thu hơn 30 tỷ sau 4 ngày công chiếu, 'Tìm xác: Ma không đầu' tung phân đoạn cười ra nước mắt của Ngô Kiến Huy và Đại Nghĩa
Phim việt
23:32:15 23/04/2025
Nghi vấn cặp sao hạng A bị nữ đại gia đâm xe trả thù tình, không sinh con để giữ nhan sắc "ma cà rồng"
Sao châu á
23:28:36 23/04/2025
Vỡ mộng cặp đôi phim Hàn: Song Hye Kyo - Song Joong Ki và những cú sốc cực khó nuốt
Hậu trường phim
23:12:41 23/04/2025
Lộ hình ảnh chứng minh mối quan hệ giữa Sơn Tùng M-TP và rapper nổi tiếng Hàn Quốc
Nhạc quốc tế
23:06:48 23/04/2025
NSND Tự Long có thái độ "10 điểm tuyệt đối" với đàn em kém 19 tuổi
Sao việt
23:03:27 23/04/2025
Màn kết hợp 'bùng nổ' của NSND Thanh Hoa và Hoà Minzy ở 'Hẹn ước Bắc - Nam'
Nhạc việt
22:48:33 23/04/2025
Vợ Justin Bieber bị u nang buồng trứng, buồn vì tình trạng của chồng
Sao âu mỹ
22:21:08 23/04/2025
Nhân viên ôm 8,2 tỷ đồng của Bệnh viện Thủ Đức để kinh doanh quần áo
Pháp luật
22:00:49 23/04/2025
Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn
Tin nổi bật
22:00:44 23/04/2025
Đám cưới đang viral khắp Trung Quốc: Cô dâu đẹp tới mức không thể tin nổi, chú rể là thiếu gia giàu nức tiếng
Phim châu á
21:48:38 23/04/2025