Xử trí khi bị côn trùng chui vào tai
Dùng nước ấm hoặc oxy già đổ đầy vào tai để côn trùng tự chui ra hoặc chết đi, nhập viện để gắp con vật ra ngoài và điều trị.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Cao Minh Thành, Trưởng khoa Tai Mũi Họng , Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tùy vào từng loại côn trùng, tùy kích cỡ, có cách xử trí phù hợp và an toàn khi bị chúng chui vào tai.
Côn trùng như muỗi, kiến, ruồi, nhặng… thường xuất hiện những nơi ô nhiễm, ẩm thấp, có nhiều đồ đạc. Chúng sẽ chui vào tai khi bạn đang ngủ, thậm chí lúc đi đường. Trẻ nhỏ có nguy cơ bị côn trùng tấn công nhiều hơn người lớn, dễ tổn thương nghiêm trọng nếu điều trị sai cách.
Theo bác sĩ Thành, khi bị côn trùng chui vào tai, cơ chế phản xạ tự nhiên của con người cảm nhận được tai bị tấn công. Mức độ đau khác nhau tùy người. Côn trùng nhỏ thì cơn đau nhẹ, song có nhiều trường hợp đau dữ dội do bị đốt, chích. Một số bị chảy nước hoặc ra máu do côn trùng cắn sâu vào màng nhĩ.
Khi bị côn trùng chui vào tai, trường hợp nhẹ có thể xử trí tại nhà. Nên nằm nghiêng rồi nhỏ nước ấm hoặc oxy già ngập tai cho côn trùng tự chui ra hoặc chết đi. Đây chỉ là cách xử trí tạm thời để côn trùng không còn khả năng gây hại. Sau đó, đưa bệnh nhân tới bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra hoặc gắp côn trùng ra ngoài.
Video đang HOT
Trường hợp bị đau dữ dội, thậm chí xuất huyết, trẻ em thì khóc thét lên, cần đến bệnh viện ngay. Bệnh viện chuyên khoa có đủ trang thiết bị y tế hiện đại để gắp côn trùng ra và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Nhiều người bị côn trùng cắn thủng, rách màng nhĩ.
Bác sĩ Thành khuyên nếu loại côn trùng chui vào tai có kích thước lớn thì cần làm nó chết trước khi lấy ra ngoài để tránh làm tổn thương ống tai. Với côn trùng nhỏ, chỉ cần sử dụng nước rửa chuyên dụng để làm chết rồi dùng thủ thuật gắp ra an toàn. Sau khi lấy côn trùng ra cần rửa sạch tai và nhỏ thuốc vào tai vài ngày sau để tránh nhiễm trùng.
Bác sĩ cũng khuyên không tự ý xử trí bằng những cách dân gian như hơ lá, xông hơi hay dùng tăm bông ngoáy vào tai. Làm như vậy côn trùng hoảng sợ, chạy sâu vào trong. Sự thiếu hiểu biết không làm chết con vật mà còn khiến bệnh nhân có nguy cơ bị tai biến và thương tật vĩnh viễn suốt đời. Cũng không nên quá lo lắng, hốt hoảng có thể kích động khiến côn trùng chui sâu vào trong tai.
Để phòng ngừa côn trùng chui vào tai:
- Sống sạch sẽ, dọn dẹp nhà cửa thoáng mát để hạn chế côn trùng ẩn náu.
- Ngủ giường, hạn chế ngủ trên đất hay những nơi ẩm thấp.
- Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bé bú sữa, thay quần áo, ga, áo gối thường xuyên để côn trùng không bị dụ tới.
Thùy An
Theo VNE
Cứ 3 phụ nữ từng mang thai và sinh nở thì có 1 người bị són tiểu
Sa tạng chậu là nỗi ám ảnh của phụ nữ sau sinh. Rối loạn chức năng sàn chậu xuất hiện ngày càng nhiều ở phụ nữ khi cơ sàn chậu suy yếu dần theo tuổi, số lần mang thai và sinh đẻ.
Sa tạng chậu là nỗi ám ảnh của phụ nữ sau sinh - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Theo thống kê của Hội Sàn chậu TP.HCM, được công bố tại Tại Hội nghị Sàn chậu học (chiều 2.11), cứ 3 phụ nữ từng mang thai và sinh nở thì có 1 người bị són tiểu. Gần 50% phụ nữ trên 40 tuổi bị són tiểu, 40% phụ nữ trên 50 tuổi bị sa các cơ quan trong vùng chậu.
Trong đó, cứ 5 người thì có một người bị sa từ 2 cơ quan trở lên như: sa tử cung, sa bàng quang, sa trực tràng.
Những thói quen không tốt, sự thiếu hiểu biết và chủ quan trong việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe là nguyên nhân khiến sa tạng chậu gia tăng.
Bên cạnh đó, tuổi tác và suy giảm sức khỏe lại cản trở nhiều trong việc trị liệu, phẫu thuật bệnh lý này.
Tại hội nghị, các bác sĩ đã cập nhật những kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng phẫu thuật mới trong việc điều trị căn bệnh này. Đặc biệt sự kết hợp trị liệu cùng với công nghệ laser FotonaSmooth.
Đây là liệu pháp hỗ trợ tối ưu trong việc điều trị với thủ thuật không bóc tách, chỉ xâm lấn tối thiểu vào thành âm đạo. Công nghệ là bước tiến mới trong y khoa, mở ra cơ hội mới cho phụ nữ bị bệnh.
Mục tiêu của liệu pháp là sản sinh ra collagen âm đạo với nhiệt độ cao, bằng cách tái cấu trúc sợi collagen và tổng hợp collagen mới, giúp tái tạo tổng thể các mô âm đạo bị lão hóa hoặc các mô âm đạo bị thương tổn.
Trong đó, điều đáng quan tâm là việc ứng dụng máy Fotona trong thủ thuật không bóc tách, chỉ xâm lấn tối thiểu vào thành âm đạo.
Sàn chậu nữ là vùng bao gồm các cấu trúc nằm bên trong khung xương chậu: từ khớp mu đến xương cụt, từ thành chậu bên này sang thành chậu bên kia và được hình thành từ nhiều khối cân, cơ đan xen nhau.
Sàn chậu chứa 3 cơ quan: hệ thống tiết niệu dưới (bàng quang, niệu đạo), hệ thống sinh dục (tử cung, âm đạo), hệ thống tiêu hóa dưới (trực tràng, hậu môn). Sàn chậu có chức năng giữ cho các cơ quan này nằm đúng chỗ, không bị sa xuống khi làm việc nặng, vận động chạy nhảy; đóng mở các lỗ đường tiểu, âm đạo, hậu môn, giúp kiểm soát hoạt động đại tiện và tiểu tiện theo ý muốn, hoạt động giao hợp; giúp quá trình sinh đẻ dễ dàng hơn.
Theo thanhnien
Nhiễm trùng ngón tay do dùng chung dụng cụ làm móng Bị thợ làm móng tay vô tình cắt xước da rướm máu, chị Minh 29 tuổi ở TP HCM sốt cao, vết thương nổi mủ, sưng đỏ. Nhân viên làm móng dùng oxy già sát trùng vết xước cho chị Minh. Một ngày sau vết thương mưng mủ, chị đến phòng khám da liễu kiểm tra. Bác sĩ chẩn đoán chị Minh bị...