Xử trí cấp cứu ban đầu: Chủ chốt để cứu người bệnh
Ngày 5/12 tại Tp Hồ Chí Minh đã diễn ra Khóa tập huấn giảng viên quốc gia về quản lý cấp cứu hô hấp và các bệnh thường gặp cho hơn 30 cán bộ là giảng viên trường ĐH Y Dược, các cán bộ khoa Cấp cứu, hồi sức tích cực các Bệnh viện đầu ngành của Tp.HCM.
Các học viên tham gia buổi tập huấn
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, vấn đề an toàn người bệnh là vấn đề sống còn của hệ thống y tế.Trong đó khoa Cấp cứu luôn phải tiếp nhận rất nhiều mặt bệnh khác nhau, đòi hỏi bác sỹ phải ra quyết định nhanh và chính xác. Do đó, kiến thức mang tính tổng hợp về cấp cứu trên các đối tượng người bệnh khác nhau cả người lớn và trẻ em là hết sức cần quan trọng cho các thầy thuốc để vận dụng trong quá trình thực hành hàng ngày.
Theo các chuyên gia, cấp cứu ban đầu đóng vai trò hết sức sưc quan trọng trong việc cứu sống người bệnh. Những xử trí đúng đắn ngay khi người bệnh tiếp cận với bệnh viện hay cơ sở y tế đã giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ tử vong, mất chức năng cơ quan vĩnh viễn hay tạo cơ hội cứu chữa người bệnh sau này.Thầy thuốc tại các đơn vị cấp cứu thường phải chịu áp lực rất lớn trong việc ra quyết định nhanh, kịp thời nhưng phải chính xác. Trong bối cảnh các BV luôn trong tình trạng quá tải, an ninh cho nhân viên y tế luôn là vấn đề đáng lo ngại của hầu hết nhân viên làm cấp cứu thì việc nâng cao kiến thức, kỹ năng của các cán bộ, nhân viên y tế là yêu cầu cấp thiết.
Ở Việt Nam cơ sở y tế tuyến dưới còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực thiếu nhưng điểm đáng lo ngại hơn cả là trình độ, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế. Do đó, Dự án nâng cao năng lực quản lý lâm sàng các ca bệnh hô hấp cấp tính nặng (SARI ) do Tổ chức y tế thế giới hỗ trợ kỹ thuật và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAIDS tài trợ Bộ Y tế trong suốt 5 năm qua đã tổ chức 3 khóa đào tạo giảng viên và 7 khóa đào tạo cho các học viên tuyến tỉnh và tuyến huyện một số tỉnh, thành phố. Đã có hàng trăm bác sỹ được nâng cao năng lực cấp cứu và xử trí người bệnh có diễn biến nặng góp phần cứu chữa người bệnh kịp thời.
Theo infonet
Siết chặt bán thuốc không kê đơn
Tình trạng bán thuốc không kê đơn dẫn tới việc sử dụng kháng sinh không theo chỉ định, bệnh không những không khỏi mà còn là nguyên nhân gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh.
Video đang HOT
Kháng thuốc là hiểm họa ngày càng lớn đối với con người và nền kinh tế Việt Nam do việc sử dụng kháng sinh ngày càng gia tăng và thiếu kiểm soát trong y tế.
Dễ dàng mua thuốc kháng sinh không kê đơn
Mua thuốc kháng sinh không kê đơn của bác sĩ vẫn dễ dàng tại nhiều nhà thuốc ở Hà Nội. Tại nhà thuốc trên đường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), tôi cho biết, mình bị đau họng, ho 2 hôm nay, nhân viên cửa hàng thuốc đã "kê" cho tôi một đơn thuốc gồm 5 ngày kháng sinh Zinnat và thuốc chống viêm. Thấy tôi lưỡng lự, nhân viên bán hàng cho hay "uống đơn này là khỏi".
Tương tự, cửa hàng thuốc Tây Hồ trên đường Thụy Khuê, Hà Nội, người bán thuốc kiêm luôn "bác sĩ kê đơn", không kể là kháng sinh mà bất cứ triệu chứng của bệnh nào cũng được "bắt bệnh" và bán thuốc luôn.
Cần tăng cường kiểm tra, xử lý việc bán thuốc không theo đơn.
Thậm chí, có đơn thuốc bác sĩ kê, nhưng khi ra hiệu thuốc này không có, người bán thuốc cũng "thay đổi" sang thuốc khác với thành phần gần như tương tự cho người bệnh.
GS Ngô Quý Châu, Phó Giám đốc phụ trách BV Bạch Mai cho hay, một số bệnh nhân khi thấy có dấu hiệu ho, đau họng... đã tự mua thuốc kháng sinh. Có người mua đơn thuốc bác sĩ kê cách đây 3 năm, có người mượn đơn của người khác, có người tự hỏi người bán thuốc và tự mua kháng sinh uống.
"Tuy thời gian gần đây BV chưa có cuộc điều tra, khảo sát về tỷ lệ tự ý sử dụng kháng sinh, nhưng hiện tượng tự mua thuốc kháng sinh tuy đã giảm hơn trước nhưng vẫn còn. Tự điều trị bằng thuốc kháng sinh không phù hợp với bệnh, không phù hợp về liều lượng, có người bệnh lẽ ra dùng khoảng 3g/ngày, nhưng lại dùng 1,5g/ ngày, không đủ liều khiến cho vi khuẩn không bị tiêu diệt, dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc. Có bệnh nhân dùng kháng sinh 2-3 ngày thấy đỡ lại không dùng nữa... Dùng chưa đủ thời gian cũng có nguy cơ kháng thuốc"- GS Châu cảnh báo.
Bộ Y tế đã triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020. Trong những năm qua, Cục Quản lý Dược, Sở Y tế các tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án này, song do lực lượng mỏng, việc kiểm soát từng nhà thuốc không xuể, nên còn xảy ra tình trạng bán thuốc không kê đơn.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, có nhiều nhà thuốc vẫn bán thuốc kháng sinh không kê đơn của của bác sĩ. Người bệnh chỉ cần nói triệu chứng, người bán tự "kê" thuốc kháng sinh. Lạm dụng kháng sinh như việc dùng quá liều, dùng thiếu, chỉ định sai đều dẫn đến kháng thuốc.
Tăng cường, kiểm tra xử lý vi phạm
Theo một nghiên cứu của nhóm bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) cho thấy từ năm 2016-2018, có 5 loại vi khuẩn thường gặp nhất và có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất là A.baumannii, E.coli, S.aureus, K.pneumoniae, P.aeruginosa.
Trong các loại vi khuẩn có vi khuẩn A.baumannii kháng hầu hết các loại kháng sinh, kháng luôn cả kháng sinh họ Carbapenem (họ kháng sinh có phổ tác dụng lớn nhất và được ưu tiên sử dụng điều trị các nhiễm khuẩn nặng) và chỉ còn nhạy cảm với Colistin. Đáng lo ngại, tỷ lệ đề kháng này đang tăng dần qua các năm, đến năm 2018, đề kháng trên 90% với hầu hết các kháng sinh.
Nguyên nhân của tình trạng kháng kháng sinh được các bác sỹ chỉ ra là do thói quen tự mua thuốc khi mắc bệnh của không ít người dân, tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi trong trồng trọt, chăn nuôi...Đặc biệt là lạm dụng trong việc kê đơn kháng sinh không cần thiết của một số bác sĩ.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cảnh báo, kháng thuốc là hiểm họa ngày càng lớn đối với con người và nền kinh tế Việt Nam do việc sử dụng kháng sinh ngày càng gia tăng và thiếu kiểm soát trong y tế cũng như trong chăn nuôi.
Việc đầu tư, nghiên cứu cho ra đời các kháng sinh mới đã giảm trong nhiều thập kỷ nay, dẫn đến sự thiếu hụt các kháng sinh có hiệu quả để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn đa kháng.
Kháng thuốc ngày nay không chỉ của riêng quốc gia nào mà là vấn đề y tế toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển, thế giới mỗi năm có hàng chục ngàn người tử vong do kháng thuốc và phải chi phí hàng chục tỷ đô la cho kháng thuốc.
Ông Khuê cũng cho biết, từ năm 2013, Việt Nam đã hưởng ứng lời kêu gọi của WHO "Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa" và là một trong số các nước đi đầu trong việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020. Việt Nam đã xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống nhiễm khuẩn BV.
Tới đây Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các BV có khảo sát đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp chống kháng kháng sinh. Đồng thời kêu gọi các nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cộng đồng cùng chung tay chấm dứt tình trạng lạm dụng và sử dụng kháng sinh sai mục đích.
Theo TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, chúng ta không còn thời gian nữa mà phải hành động ngay từ hôm nay. Tổ chức Y tế thế giới và FAO cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong những nỗ lực phòng chống kháng thuốc.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả, các địa phương cần phải tăng cường quả lý, kiểm tra việc bán thuốc không theo đơn, áp dụng chế tài mạnh để xử lý, tránh tình trạng lạm dụng và tự ý sử dụng kháng sinh sai mục đích.
Minh Thư
Theo CAND
Lạm dụng kháng sinh hôm nay- Ngày mai không thuốc chữa Thống kê của ngành Y tế cho thấy, hiện ở Việt Nam, tình hình kháng thuốc đang rất báo động khi chúng ta đứng thứ 11 trong những quốc gia có tần suất sử dụng kháng sinh nhiều nhất. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kháng kháng sinh xảy ra khi con người lạm dụng hoặc dùng kháng sinh sai mục...