Xử trí bệnh tiêu hóa hay gặp ở trẻ ngày Tết
Trong những ngày Tết, trẻ có thể mải chơi nên quên ăn, người lớn đôi khi mải làm cỗ, tiếp khách cũng quên nấu cho bé hoặc để con ăn linh tinh khiến không ít em gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Dưới đây là chia sẻ của thạc sĩ – bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi, phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, về những lưu ý với các rối loạn tiêu hóa của trẻ ngày Tết và cách xử trí.
Bé chán ăn nên sau Tết sút cân
Trẻ ngày Tết hay bị bỏ rơi, không được ăn uống cân đối, đầy đủ. Trẻ lớn hay thích mứt kẹo, uống nước ngọt, không chịu ăn bữa chính, vì thế sau Tết hay sút cân. Một số trẻ ăn nhiều bánh chưng nên đầy bụng, không ăn được các thực phẩm khác, không đủ chất dinh dưỡng.
Trong những ngày Tết, người lớn cần chú ý bữa ăn cho bé. Cần hạn chế cho bé ăn bánh kẹo, uống nước ngọt, chỉ nên cho trẻ ăn một lượng nhỏ sau bữa chính. Khi đi chơi vẫn cần cố gắng mang theo sữa, nấu thức ăn cho bé, hạn chế cho con ăn đồ chế biến sẵn. Dù ngày Tết bận tiếp khách hay đi chơi xa, vẫn cần cho trẻ ăn đúng và đủ bữa.
Các thực phẩm tốt cho trẻ vẫn là cháo, bột, sữa (hoặc bú mẹ), hoa quả, có thể là đu đủ, chuối, nước cam quýt… tùy độ tuổi của bé. Nếu trẻ lớn và nhai được, tốt nhất là cho con ăn nguyên quả, giàu chất xơ giúp quá trình chuyển hóa tốt.
Bác sĩ Tường Vi khám cho bé và hướng dẫn mẹ cách chăm con. Ảnh: MT.
Video đang HOT
Bé táo bón
Trong những ngày Tết, nhiều gia đình có thói quen ăn nhiều thực phẩm chứa đạm (thịt lợn, bò, gà…), ít ăn rau, và cũng cho trẻ ăn như vậy. Điều này không tốt cho bé. Bộ máy tiêu hóa của trẻ còn non nớt. Ăn nhiều chất đạm, trẻ không tiêu hóa và hấp thu hết được, đạm sẽ lên men thối, gây chướng bụng, đầy hơi, táo bón.
Khi trẻ bị táo bón nên xem lại khẩu phần ăn, từ đó điều chỉnh chế độ ăn, liều lượng sao cho phù hợp với lứa tuổi. Nên cho trẻ uống đủ nước, tăng lượng chất xơ để kích thích niêm mạc đại tràng hoạt động, đồng thời xoa bụng trẻ khi đói, theo chiều kim đồng hồ. Điều quan trọng là cần duy trì nếp đi vệ sinh hàng ngày cho con, kể cả trong những ngày Tết.
Tiêu chảy
Những trẻ ăn nhiều bánh chưng, kẹo – chứa nhiều đường bột – khi tiêu hóa không hết sẽ lên men chua, cũng gây đầy bụng, khiến trẻ đi ngoài phân chua, có bọt. Trẻ sẽ thấy đầy bụng, khó chịu, tấm tức…
Trẻ cũng dễ bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết vì nhiều gia đình bận việc thường nấu luôn 2-3 bữa cho con, không dùng thực phẩm tươi. Ngoài ra, trong những ngày Tết, các gia đình thường trữ nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, đồ sống, đồ chín để chung dễ lây nhiễm vi khuẩn chéo, khiến trẻ ăn vào bị rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, một số thực phẩm như ô mai, mứt… lỡ mua của cơ sở không đảm bảo vệ sinh, cũng dễ nhiễm khuẩn.
Các phụ huynh cần xác định con bị tiêu chảy khi bé đi ngoài phân lỏng toàn nước hơn ba lần một ngày. Khi đó cần xác định xem tình trạng này của bé do vấn đề gì, vì ăn thức ăn lạ hay bị nhiễm khuẩn khi ăn uống, do nhiễm virus…
Nếu trẻ tiêu chảy do ngộ độc thức ăn cần phải cho trẻ đi hết phân độc, không mua thuốc cầm tiêu chảy cho con dùng. Sau mỗi lần trẻ đi ngoài cần cho bé uống oserol pha đúng tỷ lệ để bù nước, chất điện giải. Nên cho bế ăn đồ mềm, dễ tiêu hóa, tiếp tục bú mẹ hay uống sữa ít béo. Ngoài ra, có thể cho thêm cà rốt, bí đỏ vào chế độ ăn giúp phân đặc lại.
Sau khi thực hiện các bước trên, nếu tình trạng đi ngoài của trẻ không đỡ, cần đưa bé đến cơ sở chuyên khoa nhi để khám chữa.
Theo bác sĩ, trong những ngày Tết, vẫn cần cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm là chất bột đường (cơm, cháo, bột), đạm (thịt, cá, trứng…), vitamin, muối khoáng (rau củ quả) và dầu mỡ. Nếu đi chơi, nên nấu sẵn đồ ăn cho trẻ, để vào bình giữ nhiệt hay phích, tới nơi đến bữa hâm lại cho bé ăn. Cần chọn thực phẩm đảm bảo, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu, pha chế.
Theo VNE
Nhận biết sớm bệnh ung thư thường gặp ở trẻ
Ba loại bệnh ung thư mà trẻ nhỏ thường mắc phải là bệnh bạch cầu cấp, u nguyên bào thần kinh và u nguyên bào võng mạc.
Có 160.000 trẻ em mắc bệnh ung thư trên thế giới, trong đó khoảng 90.000 trẻ em tử vong. Theo phó giáo sư, bác sĩ Allen Yeoh, bác sĩ hàng đầu châu Á trong lĩnh vực điều trị bệnh ung thư và huyết học nhi, có 3 loại ung thư trẻ thường mắc phải là bệnh bạch cầu cấp, u nguyên bào thần kinh và u nguyên bào võng mạc.
Triệu chứng ban đầu của các bệnh này:
- Bệnh bạch cầu cấp: Thường gặp ở trẻ từ khoảng 2 đến 5 tuổi, bị sốt thất thường, đã dùng kháng sinh nhưng không thuyên giảm, mệt mỏi, ít chơi đùa, da xanh dần. Ở giai đoạn muộn, bệnh có thể làm bé xuất hiện triệu chứng thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng, gan to, lách to, hạch to.
- U nguyên bào thần kinh: Dấu hiệu nhận biết bệnh được gợi ý theo vị trí u. Bé cảm thấy đau đầu, đầy bụng, khó chịu, mệt mỏi. Một số bé đái rắt hoặc rối loạn đường niệu. Ngoài ra bé có thể bị hẹp đồng tử, sụp mi, giảm tiết mồ hôi.
- U nguyên bào võng mạc: Hay gặp ở các bé dưới 3 tuổi. Bé bị điểm trắng ở mắt, thấy rõ khi mắt chuyển động hoặc chụp ảnh thấy vệt trắng trên đồng tử. Ở giai đoạn bệnh muộn hơn, bé có thể bị lác mắt, u nguyên bào thận, đái máu thường gặp, cao huyết áp, u ổ bụng.
Ngày càng nhiều bệnh nhi mắc bệnh ung thư. Ảnh: K.P
Phó giáo sư Allen Yeoh cho biết, đối với 3 loại ung thư này, nếu phát hiện càng sớm, cơ hội chữa khỏi cho trẻ càng cao, có thể lên đến 90%. Vì thế phụ huynh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Với trẻ em, tiến triển của bệnh ung thư khá phức tạp do khối u thay đổi dựa theo tốc độ phát triển của bé nên ngoài những chẩn đoán lâm sàng, cần phối hợp nhiều phương pháp kiểm tra mới có thể xác định vị trí và giai đoạn phát triển hiện tại của khối u. Việc xét nghiệm chẩn đoán ban đầu có tính chất sống còn trong việc điều trị hiệu quả các bệnh ung thư nhi nhằm chọn đúng phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hay tiến hành ghép tủy.
Theo VNE
Đừng để tủ lạnh thành nguồn lây nhiễm bệnh ngày tết Trong ngày tết, nhà nhà đều tận dụng tối đa diện tích trong tủ lạnh để chất chứa thực phẩm. Tuy nhiên bạn cần phải biết bố trí tránh đừng để tủ lạnh là nguồn lây nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Vừa ô nhiễm vừa hại máy Hàng ngày, đồ ăn thừa sau các bữa ăn được nhiều người để...