Xử thế nào khi nam giới bị… hiếp dâm?
Sau khi nhận được đơn tố cáo, các điều tra viên phát hiện nạn nhân bị hiếp dâm là nam giới vì 4 năm trước, cô gái” này đã ra nước ngoài phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Cô khẳng định mình giờ là phụ nữ và yêu cầu CQĐT xử lý những kẻ đã hiếp dâm cô.
Từ năm 1986 đến nay, ngành Luật Hình sự Việt Nam coi nguồn duy nhất của mình là Bộ luật Hình sự (BLHS). Cả BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 khi định nghĩa khái niệm tội phạm đều khẳng định, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội “được quy định trong bộ luật này”, tức là một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi phạm tội được quy định trong BLHS, các chuyên gia pháp luật gọi đây là dạng “nguồn đóng”.
Bộ Tư pháp đang đề xuất phương án mở rộng nguồn của luật hình sự theo hướng tội phạm không chỉ được quy định trong BLHS mà có thể được quy định ở các văn bản khác.
Bị cáo được giải về trại tạm giam sau khi nhận bản án sơ thẩm về tội chống người thi hành công vụ. Ảnh: MH
Không xử lý hình sự được vì BLHS không quy định
Tối 7/4/2010, tại TP Đồng Hới, Quảng Bình, Nguyễn Văn Tình cùng một nhóm thanh niên đi uống rượu. Đến khuya, Tình cùng hai người bạn chở nhau trên xe máy về nhà. Thấy bên đường có một cô gái đi bộ một mình, ăn mặc gợi cảm, cả ba dừng xe tán tỉnh nhưng bị cô gái cự tuyệt.
Dục vọng nổi lên, Tình và các bạn bắt cô gái lên xe, chở đến bãi đất trống rồi thay phiên nhau hãm hiếp. Uất ức, nạn nhân đã đến cơ quan điều tra (CQĐT) tố cáo hành vi hiếp dâm của Nguyễn Văn Tình và đồng bọn, nộp kèm đơn là chiếc ví tiền mà Tình đánh rơi tại hiện trường.
Tại CQĐT, Tình và các bạn đã thành khẩn thừa nhận hành vi phạm tội đúng như nội dung tố cáo, nhưng có một tình huống trớ trêu là các điều tra viên phát hiện nạn nhân lại là nam giới vì 4 năm trước, “cô gái” này đã ra nước ngoài phẫu thuật chuyển đổi giới tính.
Cô khẳng định mình bây giờ là phụ nữ và yêu cầu CQĐT xử lý hình sự những kẻ đã hiếp dâm cô. Xác định đây là vụ án chưa từng xảy ra trong thực tế, Công an TP Đồng Hới đã chuyển vụ án lên cho CQĐT công an tỉnh Quảng Bình.
Lúc đầu, 3 ngành nội chính (CSĐT, VKS, TAND) đã thống nhất khởi tố các đối tượng về tội Hiếp dâm theo Điều 111, Bộ luật Hình sự. Thế nhưng, sau giai đoạn điều tra, trong nội bộ các ngành tố tung của tỉnh lại có những ý kiến không đồng thuận nên chưa thể ra cáo trạng truy tố.
Video đang HOT
Những người phản đối cho rằng về mặt pháp lý, nạn nhân vẫn là nam giới. Theo quy định của BLHS, nạn nhân trong một vụ hiếp dâm chỉ có thể là nữ giới, Tình và các bạn đã không xâm phạm đến khách thể của tội hiếp dâm, vì thế không đủ cơ sở để buộc họ phạm tội này. Đến nay, việc xử lý các đối tượng vẫn gặp nhiều khó khăn do còn có nhiều ý kiến trái chiều.
Trường hợp khác, Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp đề nghị xem xét các quy định pháp lý để xử lý hình sự đối với hành vi nợ đọng tiền Bảo hiểm Xã hội (BHXH). Lý do mà Bộ này đưa ra là năm 2012 số tiền nợ đọng BHXH lên tới trên 5.000 tỉ đồng, nguyên nhân cơ bản là do chế tài xử lý hành vi vi phạm còn nhẹ, chỉ giải quyết ở mức dân sự.
Do đó, cần phải xử lý nghiêm những doanh nghiệp cố tình nợ BHXH bằng biện pháp hình sự. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, hành vi nợ đọng tiền BHXH chưa được quy định là tội phạm nên không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với DN hay cá nhân nợ đọng tiền BHXH.
Những trường hợp kể trên chỉ là 2 trong nhiều tình huống “bó tay” của các cơ quan chức năng trước các hành vi vi phạm pháp luật đáng ra phải xử lý hình sự nhưng không buộc tội được các đối tượng vi phạm vì BLHS không quy định.
Đề xuất mở rộng nguồn của luật Hình sự
Ông Nguyễn Văn Hoàn – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự – Hành chính, Bộ Tư pháp cho biết: Tong khoảng gần 30 năm kể từ khi ra đời năm 1985, BLHS của nước ta đã trải qua 4 lần sửa đổi, bổ sung, trong đó có 1 lần sửa đổi toàn diện vào năm 1999.
Bên cạnh mặt ưu điểm là làm cho các quy định của BLHS đáp ứng kịp thời với thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trong từng giai đoạn phát triển thì việc sửa đổi, bổ sung quá nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn đã làm cho các quy định của BLHS không có tính ổn định cao. Điều này gây khó khăn rất lớn cho quá trình áp dụng các quy định của BLHS vào thực tiễn.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Hoàn, mặc dù sửa đổi, bổ sung nhiều lần như vậy nhưng nhìn chung BLHS vẫn còn nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân của bất cập này là do BLHS quy định tất cả các tội phạm thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có những lĩnh vực tương đối ổn định, nhưng có nhiều lĩnh vực có tính biến động cao như kinh tế, khoa học, công nghệ…. Khi một lĩnh vực nào đó có thay đổi thì lại phải sửa đổi, bổ sung BLHS, nếu không sẽ nảy sinh bất cập.
“Điều này tạo ta áp lực không nhỏ về quy trình sửa đổi, bổ sung các quy định của BLHS với ý nghĩa là một trong những Bộ luật quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật ở nước ta” – ông Nguyễn Văn Hoàn khẳng định.
Giải pháp được Bộ Tư pháp đưa ra cho vấn đề này là nghiên cứu mở rộng nguồn của luật hình sự theo hướng tội phạm không chỉ được quy định trong BLHS như hiện nay mà có thể được quy định ở các văn bản luật khác như các luật chuyên ngành về kinh tế, thương mại, tài chính, đầu tư, khoa học công nghệ. Giải pháp này vừa bảo đảm tính ổn định của BLHS, vừa đảm bảo đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong các lĩnh vực nhờ hệ thống các luật vệ tinh.
Tuy nhiên, trước đề xuất có tính chất đột phá này, nhiều chuyên gia pháp luật tỏ rõ sự quan ngại. PGS.TS Nguyễn Ngọc Trí – Khoa Luật, Đại học KHXH và NV Hà Nội – nhận định: “Việc mở rộng nguồn sẽ làm thay đổi toàn bộ cơ cấu BLHS và câu chuyện ở đây không chỉ là vấn đề lập pháp mà còn liên quan tới vấn đề chính trị”.
Cùng quan điểm này, TS. Lê Hồng Sơn – Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp – cho rằng: “Việc mở rộng nguồn sẽ kéo theo việc thay đổi toàn bộ các quy định lõi về tội phạm của BLHS và để xử lý được điều này thì không hề đơn giản”.
Tuy nhiên, ông Sơn cũng cho rằng, nếu mở rộng nguồn thì BLHS nên tính đến việc cho áp dụng trực tiếp một số điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. TS Hoàng Văn Hùng – Đại học Luật Hà Nội – thì nhận định: “Trước yêu cầu của thực tế và để phù hợp với pháp luật quốc tế thì nguồn của luật hình sự không thể đóng kín nữa, nhưng mở rộng nguồn đến các văn bản luật chuyên ngành, hay mở rộng tới cả án lệ, hay tới đâu nữa thì còn cần phải cân nhắc”.
Việc có nên mở rộng “nguồn” của luật hình sự hay không, cho tới nay, vẫn đang là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận…
Theo Dantri
Nhiều bí ẩn quanh vụ "quan tài diễu phố"
Có mặt khi Tuấn Anh bị đánh, nhưng người em họ Nguyễn Văn Hiệp đã không nói gì vớigia đìnhsuốt 3 ngày sau khi vụ việc xảy ra.
Trưa 19/3, giữa sân ngôi nhà cấp 4 lụp xụp ở phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) nhiều người thân của Nguyễn Tuấn Anh vẫn ngồi ủ rũ vì chưa hết bàng hoàng trước sự ra đi đột ngột của anh. Đứa con 2 tuổi của nạn nhân thỉnh thoảng mếu máo khóc trong khi người vợ nằm bẹp góc buồng. Chị bảo nếu hôm đó gia đình không đưa xác nạn nhân đi đòi công lý có thể Tuấn Anh sẽ bị mang tiếng say rượu và ngã xuống mương nước gần nhà.
Anh Nguyễn Văn Thắng, chú ruột của Nguyễn Tuấn Anh kể, đêm 14/3, sau khi đi hát karaoke về, Tuấn Anh cùng người em họ Nguyễn Văn Hiệp đến một quán ăn cách nhà không xa để ăn đêm. Tại đây có một nhóm thanh niên và đã xảy ra xô xát. Hiệp bị lôi ra ngoài còn Tuấn Anh chạy ra bờ mương. Sau một đêm không về, gia đình Tuấn Anh đã làm đơn gửi đến công an phường và thành phố nhờ tìm tung tích song không có kết quả.
Anh Tuấn Anh cùng đi với người em họ tên Hiệp tới quán ăn và xảy ra xô xát với đám người ở đây.
"Cả bên nội và ngoại bủa đi tìm ở nhiều nơi nhưng không hề có manh mối nào. Ngay dưới mương tìm ra nạn nhân chúng tôi cũng đến tìm nhưng không phát hiện", anh Thắng nói và cho biết hôm sau người nhà gặp Hiệp nhưng anh ta vẫn không nói gì ngoài việc cung cấp thông tin Tuấn Anh bị đánh.
Theo lời anh Thắng, chiều 15/3, anh gặp Hiệp ngồi cùng một nhóm thanh niên được cho là dân "anh chị" tại quán bia. Hiệp nói có khả năng Tuấn Anh vẫn đang ngủ ở khách sạn, nhà nghỉ nào đó. Còn nhóm thanh niên ngồi cùng Hiệp cho hay nếu cần người đến các nhà nghỉ họ sẽ đứng ra tìm giúp.
"Ngay trong đêm đó, Hiệp đã bị cơ quan công an triệu tập và đến nay vẫn chưa thấy về", người nhà nạn nhân cung cấp và đặt ra dấu hỏi liệu vụ việc có bị khuất tất gì bởi Hiệp hôm đó có đi cùng nhưng không hiểu tại sao nam thanh niên này không nói bất cứ gì.
Người nhà nạn nhân cho hay, sáng 17/3, sau khi không có chút hy vọng gì về việc tìm thấy Tuấn Anh, khoảng 20 người đã đến trụ sở công an tỉnh nhờ vào cuộc điều tra. Tại đây, họ bất ngờ nhận được điện thoại tìm thấy xác nạn nhân ở ven bờ mương cách nhà vài trăm mét và đang bị phân hủy.
Vợ anh Tuấn Anh ủ rũ trước sự ra đi đột ngột của chồng.
Biên bản khám nghiệm tử thi đưa ra đã khiến nhiều người dân bức xúc, gia đình phản ứng. Ngay chiều hôm đó, xác nạn nhân được đưa lên chiếc xe lôi và được mọi người kéo đến trước trụ sở Tỉnh ủy đòi cơ quan điều tra phải làm vụ việc khách quan. Theo ước tính của cơ quan công an có khoảng 500-600 người tham gia, riêng gia đình nạn nhân có khoảng 50 người.
Ông Cầm, chú họ của Tuấn Anh, cho biết đoạn đường từ hiện trường đến nơi tập trung đông người vài km. Dọc đường đi, mọi người không hô hào kích động và gây rối. Sau khi được phân tích, xác Tuấn Anh được người nhà đưa trở về. Tuy nhiên, theo ông Cầm, khi quan tài đưa gần về đến nhà, nhiều người dân bức xúc đã không cho họ đem về. Trước sức ép đó, gia đình đành để nạn nhân giữa đường.
Nói về người cháu của mình, ông Thắng bảo Tuấn Anh là người hòa nhã, trong cuộc sống không có mẫu thuẫn, nợ nần ai. Khi sự việc xảy ra, nhiều người dân cũng như gia đình nghi vấn vụ việc liên quan đến một nhóm xã hội đen. "Gọi là xã hội đen vì người dân ở đây thường được nghe họ nhắc đến các vụ đâm thuê, chém mướn. Họ sống trong một ngôi nhà cao tầng được cho là nhà của con gái chủ tịch tỉnh...", người nhà nạn nhân nói.
Ngôi nhà cấp 4 lụp xụp của gia đình anh Tuấn Anh.
Gia đình cho biết, sáng 17/3, nếu biên bản pháp y kết luận khách quan họ sẽ đưa nạn nhân đi mai táng. Tuy nhiên, do nghi ngờ vụ việc chưa được khách quan nên họ buộc phải tìm cách lấy lại công bằng.
Liên quan đến vụ việc, đến nay, công Vĩnh Phúc xác định, 5 người trong nhóm đối thủ đã đấm đá khiến Tuấn Anh tử vong. Mâu thuẫn giữa hai bên được xác định "do bột phát, uống rượu say". Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố ra lệnh bắt 5 nghi can về tội Giết người, gồm: Phùng Mạnh Tuấn (21 tuổi), Phùng Đức Tú (tức Đen, 19 tuổi ở Tam Dương, Vĩnh Phúc), Nguyễn Văn Tính (16 tuổi), Nguyễn Văn Định (30 tuổi, ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng) và Đặng Quốc Tú (33 tuổi, ở thị xã Phú Thọ). Một người trong số này đang bỏ trốn.
Tại buổi họp báo chiều 17/3, lãnh đạo công an tỉnh khẳng định chưa xác định được bằng chứng án mạng có liên quan con của lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc như dư luận đã nêu. Nói về cáo buộc con rể mình liên quan đến cái chết của anh Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Phùng Quang Hùng cho biết đã đề nghị công an làm rõ việc này. "Ai sai, ai vi phạm phải bị xử lý. Tôi đề nghị phải điều tra cho đúng, bất kỳ đó là ai", ông Hùng nói.
Theo vietbao
Chưa xác định con Chủ tịch tỉnh liên quan vụ xác chết dưới mương Đại tá Đỗ Văn Hoành - PGĐ Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tài liệu điều tra bước đầu cho thấy vụ án không liên quan gì đến con gái của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Còn về sau, nếu phát hiện có liên quan, phải xử lý theo đúng pháp luật. Chiều nay (18/3), Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã...