Xử tận rễ chất cấm chăn nuôi
“Đối với chất cấm chúng ta không thể xử lý theo kiểu “ngắt ngọn”, đó là cách làm vu vơ, làm tùy hứng, không thể chỉ giám sát ở các lò mổ, trang trại. Chúng ta phải truy cho được họ lấy chất cấm ở công ty nào, công ty đó nhập nguyên liệu chất cấm ở đâu, lấy đâu phải triệt ở đó. Phải nhổ tận gốc rễ thì mới hiệu quả được”.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu rõ như trên tại hội nghị trực tuyến tổng kết đợt cao điểm hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm trước và sau Tết Nguyên đán diễn ra ngày 3.3.
Tận dụng đường dây nóng
Đợt cao điểm hành động Năm Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp diễn ra từ tháng 10.2015 đến tháng 2.2016. Sau đợt “ra quân” này, nhiều vụ vi phạm VSATTP đã được bóc gỡ, xử lý.
Cụ thể, theo Thanh tra Bộ NNPTNT, cơ quan này đã chủ trì thành lập nhiều đoàn, thiết lập cơ chế đường dây nóng để thu thập thông tin từ quần chúng nhân dân và phối hợp với C49 – Bộ Công an kiểm tra đột xuất, thanh tra, điều tra, xử lý các công ty vi phạm. Qua thanh tra đã phát hiện và xử lý 13 công ty, trong đó tiến hành xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng hình phạt bổ sung đối với 11 công ty, đã công khai tất cả các công ty vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cơ quan chức năng phát hiện và xử lý vụ vi phạm trong sử dụng chất cấm chăn nuôi tại Công ty Trường Phú (Hải Dương). ảnh:Thanh Xuân
Ông Nguyễn Văn Việt- Chánh Thanh tra Bộ NNPTNT cho biết: “Các địa phương đã tích cực triển khai kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi. Đơn cử PC49 tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, bắt giữ 6 tấn thức ăn chăn nuôi của Công ty Thiên Nam, phát hiện chất Salbutamol trong cám với hàm lượng cao hơn ngưỡng cho phép 63 lần; PC49 và Thanh tra Sở NNPTNT Điện Biên đã kiểm tra một cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phát hiện 30 gói bột màu trắng loại 1kg phát hiện Salbutamol có hàm lượng cao…”.
Theo kết quả phân tích, có 834/5.433 mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu vi sinh vật; 397/5.048 mẫu thủy sản vi phạm các chỉ tiêu về hóa chất, kháng sinh cấm vượt giới hạn cho phép.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, “sáng kiến lập đường dây nóng” để phát hiện các vụ việc vi phạm VSATTP trong nông nghiệp là rất tốt và quan trọng. Do đó, cần làm tốt đường dây nóng, cần dựa vào nhân dân vì họ biết hết mọi việc, biết ai làm ăn gian dối ai làm ăn chân chính, ai sử dụng chất cấm ai không. “Tôi đề nghị các phòng ban liên quan rà soát lại các thông tin mà nhân dân cung cấp qua đường dây nóng, kiểm tra các địa phương tiếp nhận và xử lý như thế nào. Sau đó kịp thời có hình thức khen thưởng người dân cung cấp thông tin chính xác”- ông Phát nói.
Video đang HOT
Triệt chất cấm trong 4 tháng
Trong đợt kiểm tra cao điểm, lực lượng Thanh tra Bộ NNPTNT cùng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường (C49) – Bộ Công an đã phối hợp vận dụng nhiều kỹ năng nghiệp vụ nên đã thu thập được rất nhiều mẫu rau, củ, quả, thịt, cá để phục vụ cho công tác phân tích.
Tố giác dùng chất cấm chăn nuôi được thưởng 5 triệu đồng: Các tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi nêu trên, có thể liên hệ qua đường dây nóng theo số điện thoại: (08)042526 hoặc 0917.808.113. Ngoài ra, nhân dân cũng có thể liên hệ trực tiếp với Thanh tra Bộ NNPTNT theo địa chỉ: Tầng 3, nhà B6, số 2 phố Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin chính xác, có giá trị phục vụ cho công tác thanh tra, xử lý vi phạm sẽ được thưởng theo quy định, mức tối đa là 5 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Việt, chỉ có tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất thì mới có thể phát hiện được các vụ việc vi phạm. Thanh tra Bộ NNPTNT phối hợp C49 Bộ Công an tiến hành cử trinh sát thường xuyên bám sát địa bàn, lấy mẫu khảo sát bí mật trên thị trường đối với các công ty doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Kết quả trinh sát đã phát hiện nhiều vi phạm ở nhiều tỉnh thành.
Ông Phùng Hữu Hào- Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết, thời gian qua, cơ quan này đã phát hiện có 326/6.166 mẫu rau quả, trái cây nhiễm chất cấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép; 106/5.433 mẫu thịt và sản phẩm thịt chế biến vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm và vượt giới hạn cho phép. Các mẫu này được lấy, phân tích tổng hợp từ đầu năm 2015 đến tháng 2.2016″.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, nhân dân hiện nay đang hoang mang lúng túng trong việc sử dụng thực phẩm, họ lo lắng không biết thực phẩm mua về được lấy ở đâu, có an toàn không, có sạch không. Nhiệm vụ của chúng ta là phải bắt tay hành động quyết liệt để chỉ ra cho người tiêu dùng biết dùng thịt cá, rau củ quả ở đâu là an toàn.
“Mục tiêu trong 4 tháng tới xử lý triệt để việc sử dụng chất cấm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, xử lý căn bản tình trạng lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Cùng với việc thanh tra đột xuất các vật tư đầu vào, cần tăng cường kiểm tra hàng buôn lậu qua biên giới”- ông Phát yêu cầu.
Ông Nguyễn Phước Trung – Giám đốc sở NNPTNT TP.Hồ Chí Minh:Người dân báo tin về an toàn thực phẩm rất đúng
“Mấy tháng qua, sở đã nhận được hơn 20 tin nóng từ nhân dân, những thông tin này rất đúng, sự tham gia của nhân dân rất tích cực, đã hỗ trợ cơ quan chức năng phát hiện nhanh và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Từ đó, công tác kiểm tra, giám sát được phối hợp ngày càng đồng bộ, linh hoạt hơn, có trọng tâm, trọng điểm”.
Ông Trần Xuân Việt – Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội: Phải làm quyết liệt từ cửa ngõ biên giới
Cần có sự bổ sung hoàn chỉnh các văn bản cụ thể hơn về cơ chế phối hợp, thực hiện phối hợp giữa các bộ ngành, đồng thời phải có cơ chế thưởng phạt rõ ràng, đơn vị nào không làm tốt thì phạt. Vấn đề chất cấm tới đây cần làm quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn ở các cửa ngõ biên giới trên đất liền và trên biển.
An Nhiên (ghi)
Theo Danviet
Chế biến mực tẩm không đảm bảo vệ sinh
Ông Phạm Văn Xuân, Trạm trưởng Trạm y tế thị trấn Tuy Phước (H.Tuy Phước, Bình Định), thừa nhận các cơ sở chế biến mực trên địa bàn nhiều lần bị xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng vẫn tái phạm.
Nhân viên một cơ sở sản xuất mực tẩm trên đường Trần Quang Diệu không mang đồ bảo hộ trong quá trình chế biến.
Ruồi thì kệ ruồi
Trong vai trò là những người đi mua mực khô, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất mực tẩm gia vị ở một cơ sở trên đường Trần Quang Diệu (thuộc thôn Trung Tín 1), nằm sát Trung tâm y tế thị trấn Tuy Phước.
Thời điểm này, chủ cơ sở đi vắng. Mực khô được phơi bên ngoài vỉa hè đường Trần Quang Diệu, nơi có rất nhiều bụi đất. Sát cửa vào cơ sở có 2 nhân công đang dùng tay không đeo găng thực hiện công việc ngắt đầu, làm sạch mực... Hai người này chân đang mang dép nhưng vẫn vô tư giẫm lên đống mực đang bị ruồi bu bám rất nhiều. Khi chúng tôi bày tỏ lo ngại việc ruồi bu lên mực gây mất vệ sinh thì một nhân công nói: "Khỏi lo! Ruồi thì kệ ruồi chứ... cần gì mà rửa, rửa cho mực hết ngọt à, để nguyên cho vào chảo chiên lên là ngon hết".
Bên trong cơ sở, trên nền nhà có diện tích khoảng 20 m2, khoảng 10 nhân công đang thực hiện những công đoạn như: chiên, sấy, xé, tẩm màu cho sản phẩm mực và đều không mang bao tay cũng như dụng cụ bảo hộ lao động khác. Bao tải, dụng cụ phơi, chảo chiên, sấy mực... rất dơ bẩn, bám đầy lọ nghẹ. Trên các bếp lửa, chảo dầu màu đen sôi sùng sục. Những người phụ nữ kẹp mực khô nhúng vào chảo dầu rồi vớt ra, mực có màu vàng rộm. Sau đó, mực được đưa lên dây chuyền để ép, đóng gói rồi bán ra thị trường.
Quá trình chiên, sấy mực bằng thủ công ở cơ sở sản xuất mực tẩm trên đường Trần Quang Diệu - Ảnh: Hoàng Trọng
Một người làm công cho biết cơ sở này chủ yếu chế biến sản phẩm mực tẩm gia vị để chuyển vào TP.HCM tiêu thụ với giá từ 100.000-110.000 đồng/kg, chưa bằng một nửa so với giá các loại mực tẩm được bán trên thị trường.
Theo chủ một cơ sở chế biến mực khô tẩm gia vị trên đường Trần Quang Diệu, mỗi tháng cơ sở của gia đình ông chế biến khoảng 1 tấn mực tẩm. Nguyên liệu là mực xà khô được thu mua từ các đầu nậu ở TP.Quy Nhơn. Quy trình chế biến mực tẩm gồm các bước: ngắt đầu và làm sạch mực, chiên dầu, đưa vào máy cán, xé sợi, tẩm ướp gia vị, đóng gói.
Xử phạt chưa đủ răn đe
Theo ông Phạm Văn Xuân, thôn Trung Tín 1 có 6 hộ hành nghề chế biến mực. Những cơ sở này bắt đầu hoạt động khoảng 5 hay 6 năm nay. Người dân địa phương nhiều lần bày tỏ bức xúc về việc các sơ sở chế biến mực này gây ra mùi hôi và dẫn dụ ruồi tập trung đến. Nhiều cơ sở chế biến mực ở thôn Trung Tín 1 bị các đoàn kiểm tra, xử phạt do quy trình chế biến không đúng quy định an toàn thực phẩm, không đảm bảo vệ sinh nhưng sau đó lại tái phạm.
"Nếu như bị phạt từ 2 đến 5 triệu thì số tiền này quá ít, không đủ răn đe do lợi nhuận từ sản xuất mực khô rất lớn. Mong các ngành chức năng của H.Tuy Phước có biện pháp xử lý đích đáng để các cơ sở này sản xuất đảm bảo vệ sinh hơn", ông Xuân nói.
Hoàng Trọng
Theo Thanhnien
Trứng vịt có lòng trắng bám "như đỉa" gây hoang mang "Cả 10 quả trứng tôi đập ra đều bất thường, lòng đỏ rất to, có thể ấn dẹp như cục bột. Lòng trắng thì ít và sền sệt như keo dính chặt vào bát, dù dốc ngược bát vẫn không bị trôi ra ngoài", chị L phản ánh. Theo phản ánh của chị Triệu Thị H.L (TP Đà Lạt, Lâm Đồng), chị được...