Xứ sở ăn bốc và bí mật tục ‘chôn’ người c.hết dưới nước ở An Giang

Theo dõi VGT trên

Ai c.hết đúng vào dịp lũ lên cao thì họ sẽ mai táng người quá cố theo dạng thủy táng xuống những cánh đồng mênh mông nước.

Bắt đầu từ làng Chăm – Hà Bao 2 (xã Đa Phước, An Phú), men theo tỉnh lộ 956 trải nhựa phẳng lỳ khoảng hai chục cây số, dọc theo con sông Hậu rộng lớn, chúng tôi bắt đầu đi lên phía thượng nguồn cũng là vùng giáp gianh với nước bạn Campuchia để khám phá, tìm hiểu về cuộc sống của những cộng đồng người Chăm khác.

Giữa vùng biên giới quạnh hiu, từ ngã tư Quốc Thái, chúng tôi rẽ vào búng Bình Thiên, một hồ nước ngọt lớn nhất vùng Nam bộ, nơi có hàng ngàn người Chăm sinh sống rải rác quanh hồ trong những ngôi nhà gỗ nửa chìm, nửa nổi độc đáo, bên cạnh những thánh đường uy nghi cao vút, in bóng xuống làn nước trong xanh suốt mấy trăm năm.

Những người ăn bốc

Dưới những tán cây điên điển lấp lánh hoa màu vàng mọc lan man sát mé nước, chúng tôi bắt đầu hành trình đi trên những con đường đất nhỏ, tiến vào sâu những xóm người Chăm sinh sống dọc hai bên bờ búng.

Theo ông Mohamed, 77 t.uổi, một người Chăm sinh sống ở gần thánh đường Nhơn Hội, ngay sát bờ búng Bình Thiên thì đây chính là hồ nước của trời. Thấy chúng tôi còn đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì, ông Mohamed vừa nhìn lên phía những thánh đường cao vòi vọi ngạo nghễ in bóng xuống lòng hồ mênh mông, tiếp lời luôn: “Sở dĩ đây gọi là hồ Nước Trời vì nó được Trời khai sinh ra, nước không bao giờ cạn, trong xanh đầy ắp quanh năm suốt tháng.

Tương truyền cách đây khoảng 300 năm, nơi này chính là nơi đóng quân của một viên tướng tài nhà Tây Sơn trong cuộc chiến dai dẳng với Nguyễn Ánh và quân Xiêm (Thái Lan). Tuy nhiên, khi ấy nơi đây hoang vắng, khô cằn không một giọt nước nên hàng ngàn quân sỹ vô cùng lo lắng, bất an. Sau đó, vị tướng này bèn lấy gươm cắm xuống đất, cầu xin trời đất hãy ban nước xuống để quân sỹ có thêm nhuệ khí, chiến đấu với kẻ thù, bảo vệ bờ cõi. Kỳ lạ thay, từ nơi thanh gươm ấy cắm xuống, một dòng nước ngọt chảy ra, rồi dần thành một cái búng khổng lồ như bây giờ.

Xứ sở ăn bốc và bí mật tục 'chôn' người c.hết dưới nước ở An Giang - Hình 1

Bữa ăn của người Chăm với tất cả đồ ăn đều dùng tay bốc

Trong quá trình tìm hiểu cuộc sống của người Chăm vùng búng Bình Thiên rộng lớn này, chúng tôi được ông Mohamed tận tình chèo thuyền, đưa tới nhiều gia đình người Chăm theo đạo Hồi Islam trong vùng.

Người Chăm ở vùng biên giới này sinh sống khá hòa thuận với những cộng đồng dân tộc Kinh trong vùng. Họ vui vẻ, cởi mở và rất thân thiện. Người Chăm vùng biên giới không bao giờ dính vào các tệ nạn xã hội mà nhiều thanh niên bên ngoài mắc phải dù đời sống của họ cũng còn khá khó khăn. Ở đây, không có người sang bên Campuchia đá gà, đ.ánh b.ạc. Thanh niên Chăm cũng không tham gia vận chuyển hàng lậu thuê cho các trùm buôn lậu dù được trả hậu hĩnh.

Người Chăm ở đây ăn bốc. Và, dường như đó là một nghi thức bắt buộc. Theo đó, từ khi còn là những cô cậu bé, những đ.ứa t.rẻ người Chăm đã học cách ăn bốc. Họ quan niệm, ăn bốc là tiện lợi, thoải mái nhất dù thức ăn… nóng hay nguội. Hơn nữa, khi ăn bắt buộc phải dùng tay phải vì tay trái là cánh tay có thể dùng để làm những việc sai trái nên không thể bốc thức ăn, thứ được cho là cao quý, của thánh Alla ban cho con người nhằm duy trì sự sống.

Ngoài ra, khi ăn, người Chăm chỉ dùng 3 ngón tay là ngón cái, ngón chỏ và ngón giữa. Riêng những đồ ăn như nước, canh, lẩu… thì họ dùng muỗng để xúc chứ tuyệt đối không dùng đũa hay thìa, dĩa.

Video đang HOT

An táng người c.hết dưới nước

Nếu ai đã từng đọc truyện ngắn “Mùa len trâu” của nhà văn Sơn Nam và xem bộ phim cùng tên của một đạo diễn Việt kiều khá trẻ t.uổi với bối cảnh phim là những cánh đồng vùng An Giang, Đồng Tháp Mười mùa nước nổi hẳn nhiên sẽ chú ý đến nhân vật Kìm, vai nam chính của bộ phim.

Tuy nhiên, trong phim còn có một cảnh cũng hết sức độc đáo, đó là chuyện khi thấy cha mình c.hết giữa mênh mông mùa nước nổi, Kìm đã gạt nước mắt, buộc xác cha vào một cục đá lớn rồi thả ông xuống giữa lòng sông, giữa mênh mang những con nước tràn bờ của miệt Nam bộ lúc đó.

Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, chi tiết trong truyện ngắn và hình ảnh trong bộ phim nổi tiếng “Mùa len trâu” ấy lại lấy những chi tiết rất thực về đời sống của đồng bào dân tộc mùa nước nổi, khi mà quanh nơi mình sống chỉ có nước và nước, không có khu đất nào để chôn cất người thân nếu họ chẳng may c.hết đúng vào thời gian này.

Xứ sở ăn bốc và bí mật tục 'chôn' người c.hết dưới nước ở An Giang - Hình 2

Ông Mohamed kể cho chúng tôi nghe những phong tục độc đáo của cộng đồng mình

Đem điều này hỏi ông Mohamed thì ông trầm buồn, nhìn ra mặt hồ mênh mang nước bảo: Đúng là cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi giáo ở vùng An Giang chúng tôi trước kia từng có tục lệ chôn cất người c.hết xuống nước theo kiểu thủy táng bởi trong quan niệm của đạo Hồi, sau khi c.hết, được gửi thân về với dòng nước mát, chìm sâu vào lòng nước chính là cái c.hết êm đềm, x.ác n.gười c.hết sẽ được thanh thản, tiêu tan vào dòng nước thánh anh linh.

Theo đó, do đặc điểm của vùng An Phú này là khu vực hạ lưu của dòng sông mẹ Mê- kông rộng lớn nên cứ đến mùa nước nổi hàng năm (từ tháng 8 đến cuối tháng 12) là cả một vùng bán kính hàng trăm cây số chìm trong biển nước mênh mông.

Theo những số liệu của cơ quan Khí tượng thủy văn Nam bộ thì mực nước lũ hàng năm ở vùng An Phú vào khoảng 1,5m. Cá biệt, có những lúc cao điểm lũ về, nhiều nơi mực nước lên cao đến 3m và có khi cả tháng mới rút. Chính vì thực tế như vậy nên theo quan niệm Hồi giáo của dân tộc Chăm, chẳng may có ai c.hết đúng vào dịp lũ lên cao thì họ sẽ mai táng người quá cố theo dạng thủy táng xuống lòng sông, lòng búng hay những cánh đồng mênh mông nước nổi.

Trong hoài niệm về những ký ức xa xưa từ thời trai trẻ của mình, ông lão người Chăm luôn đội chiếc mũ vải màu trắng trên đầu khe khẽ thở dài bảo: “Lúc tôi còn nhỏ, chừng mười mấy t.uổi gì đó, có chú Haji ở xóm bên chẳng may bị đắm thuyền, c.hết đ.uối khi đang đ.ánh cá bên sông Bình Di. Theo quan niệm của cộng đồng Hồi giáo chúng tôi, nếu người xấu số c.hết trên ghe thuyền, gần nước hay ở những nơi mênh mông nước không có đất chôn cất thì sẽ được thủy táng theo nghi thức của người Hồi giáo.

Thế nên, ông Cả làng Chăm và người thân đã làm nghi thức tắm cho chú Haji 3 lần. Lần đầu là tắm bằng xà bông bình thường, lần hai là tắm bằng nước sạch và lần cuối cùng là tắm bằng nước thơm, hoặc tinh dầu thơm.

Xứ sở ăn bốc và bí mật tục 'chôn' người c.hết dưới nước ở An Giang - Hình 3

Một góc búng Bình Thiên, nơi có nhiều người Chăm Hồi giáo từng được thủy táng ở đây

Sau nghi lễ tắm, xác chú Haji được quấn trong 3 lớp vải màu trắng một cách cẩn thận trước khi bỏ vào một chiếc quan tài. Bên trong quan tài, cạnh x.ác n.gười xấu số là những vật nặng đủ để giữ x.ác n.gười đã khuất chìm dưới lòng nước như sắt, đá…

Sau khi khâm liệm theo đúng nghi thức và đọc kinh Thánh Koran xong xuôi, mọi người mới bắt đầu đem chú Haji đi chôn ở giữa lòng búng Bình Thiên này.

Bình thường, ở lòng búng chỉ sâu khoảng 4 đến 6 mét nhưng vào mùa nước nổi, búng có thể sâu gần chục mét nên phải dùng một chiếc ghe lớn đưa quan tài tới giữa lòng búng rồi thả xuống”.

Cũng theo ông Mohamed, gần 80 năm gắn bó với búng Bình Thiên, ông đã chứng kiến nhiều cư dân khi qua đời vào mùa nước nổi cũng được mai táng theo nghi thức thủy táng ở chính lòng búng này.

Cụ Chau Mach năm nay đã 81 t.uổi. Trò chuyện với chúng tôi về phương thức an táng người quá cố này, cụ cho biết, hiện tại, trong cộng đồng người Chăm ở đây không còn tục lệ thủy táng nữa. Bây giờ phương tiện đi lại rất thuận lợi, nếu một ai đó chẳng may c.hết đi trong đúng mùa nước nổi thì người thân có thể khâm liệm rồi dùng ghe, xuồng máy đưa x.ác n.gười thân đến những vùng đất cao để chôn cất.

Thêm nữa, do lũ ở thượng nguồn sông Mê-kông hiện nay cũng thấp hơn những năm trước, nước không tràn bờ, ngập mênh mông như xưa. Thêm vào đó, chính quyền địa phương ở các xã có các làng Chăm sinh sống cũng thường xuyên quan tâm, giải thích và khuyên cộng đồng họ không nên thủy táng người thân để tránh ảnh hưởng đến môi trường nước của chính đồng bào.

Trong những ngày lang thang ở các làng Chăm vùng thượng nguồn sông Hậu, ngồi dưới bóng những tòa Thánh đường rộng lớn, nguy nga với lối kiến trúc rất độc đáo mang hình củ tỏi và trò chuyện cùng những cụ già người Chăm vô cùng thân thiện, chúng tôi rất thích thú khi biết thêm nhiều câu chuyện tưởng như hoang đường nhưng lại tồn tại nhiều năm ở mảnh đất này.

Tuy nhiên, tôi biết chắc chắn rằng, đó không phải là tất cả những gì bí ẩn nằm sâu trong những cộng đồng làng Chăm yên bình này bởi hơn 300 năm tồn tại người Chăm nơi đây vẫn còn vô vàn những điều kỳ lạ chưa ai có thể khám phá.

ĐOÀN TÂY HÀ

Theo vtc.vn

Postshow tour quảng bá du lịch An Giang đến quốc tế

An Giang đã gây được chú ý với các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại 'Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh ITE HCMC 2019' khi quảng bá các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh An Giang.

Nhân dịp này, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang đã phối hợp Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình 'khảo sát Postshow tour dành cho người mua và báo chí quốc tế' nhằm quảng bá, giới thiệu, nâng cao hình ảnh du lịch An Giang đến quốc tế.

Postshow tour quảng bá du lịch An Giang đến quốc tế - Hình 1

Đoàn khảo sát Posshow tour quốc tế khảo sát rừng tràm Trà Sư ở An Giang.

Ngày 4-9, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra "Hội thảo kết nối phát triển sản phẩm du lịch và đào tạo nguồn nhân lực giữa TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long" thu hút hơn 200 đại biểu là lãnh đạo hiệp hội du lịch TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội du lịch đồng bằng sông Cửu Long, lãnh đạo các sở, ban, ngành TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở đào tạo và các chuyên gia du lịch...

Đến với hội thảo, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang đã tham gia và giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tour, tuyến, điểm du lịch với chủ đề "An Giang - hội tụ - khám phá - lan tỏa". An Giang đã tham gia chung gian hàng triển lãm du lịch giới thiệu những nét văn hóa đặc trưng, các sản phẩm du lịch đặc thù như lễ hội đua bò Bảy Núi, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, rừng Tràm Trà Sư, Thiên Cấm Sơn... Ngoài các sản phẩm du lịch, An Giang còn giới thiệu các sản phẩm quà tặng du lịch đặc trưng của tỉnh như sản phẩm thổ cẩm của đồng bào Chăm An Giang, các đặc sản vùng Bảy Núi như cây thốt nốt, cây chúc... Các sản phẩm du lịch đã thu hút được sự quan tâm của các đối tác trong nước, ngoài nước và khách tham quan hội chợ.

Từ thành công tại hội chợ, để tiếp tục quảng bá hình ảnh và hợp tác xây dựng các tour - tuyến, sản phẩm, dịch vụ du lịch của tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang đã phối hợp Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình "khảo sát Postshow tour dành cho người mua và báo chí quốc tế" nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của địa phương gặp gỡ, trao đổi thông tin, kết nối và hợp tác phát triển với các doanh nghiệp du lịch quốc tế. Đoàn khảo sát với sự tham gia của gần 20 đại biểu là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch quốc tế đến từ các quốc gia và châu lục khác nhau như: Anh, Ấn Độ, Trung Quốc, Ba Lan... đích thân trải nghiệm để có cái nhìn khách quang đa chiều hơn về vùng đất An Giang.

Postshow tour quảng bá du lịch An Giang đến quốc tế - Hình 2

Các thành viên đoàn khảo sát mua hàng lưu niệm tại làng Chăm Đa Phước, tỉnh An Giang.

Ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang nhấn mạnh, qua chương trình khảo sát lần này, An Giang hy vọng sẽ đón được thêm nhiều lượt khách quốc tế về với địa phương, mở rộng được thị trường khách du lịch. Đồng thời, đưa hình ảnh du lịch An Giang ra thị trường du lịch quốc tế, nhằm thúc đẩy ngành du lịch An Giang phát triển hơn nữa, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương trong những năm tới.

Ông Hiếu bày tỏ với đoàn, trong những năm qua, ngành du lịch An Giang đã liên tục phát triển mạnh mẽ theo nhịp phát triển chung của đất nước. Cụ thể, trong sáu tháng qua, tỉnh đã đón bảy triệu lượt khách đến tham quan, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2018, doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, lượt khách đến An Giang gia tăng qua từng năm. Cụ thể, năm 2015, cả tỉnh đón 6,3 triệu lượt khách; năm 2016, đón khoảng 6,7 triệu lượt khách, tốc độ tăng trưởng số lượt khách bình quân là 10%/năm. Từ các con số trên, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình kỳ vọng, ngành du lịch của tỉnh đón hơn 10 triệu lượt khách, trong đó tỷ trọng khách lưu trú chiếm 20%, số ngày lưu trú bình quân là 2,5 ngày vào năm 2020. Chủ tịch UBND tỉnh luôn chia sẻ: "Đảng bộ An Giang xem du lịch là ngành mũi nhọn hàng đầu nên tập trung phát triển du lịch, xác định giai đoạn từ năm 2021 đến 2025 là "giữ chân du khách" với các chỉ tiêu cụ thể tốc độ tăng trưởng số lượt khách bình quân 5%/năm, đón 12,9 triệu lượt khách vào năm 2025; tăng tỷ trọng khách lưu trú lên 30%/tổng lượt khách vào năm 2025 với số ngày lưu trú bình quân là 3,0 ngày".

Theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư và thương mại An Giang, những hình ảnh quảng bá, tuyên truyền đã gây chú ý với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhưng vẫn không gì bằng trải nghiệm thực sự mới lột tả hết cảm xúc về vùng đất An Giang. Quả thật, trong chuỗi chương trình khảo sát tới rừng tràm Trà Sư, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên ngay mùa lũ về đem đến cho đoàn nhiều cảm xúc thú vị. Cả đoàn khảo sát ngồi trên tắc ráng chầm chậm lướt sóng nước nhấp nhô qua cánh rừng tràm xanh bát ngát. "Cảm xúc bơi xuồng len lỏi trong lõi rừng, hứng cơn gió rừng mát rượi, từng cánh chim chao đảo trên trời xanh kêu hót liên hồi đưa con người về với an nhiên tự tại. Trước khi vào rừng tràm Trà Sư, chạy lướt qua cảnh núi rừng hùng vĩ Thất Sơn đã để lại ấn tượng khó quên về cảnh đẹp tự nhiên", một thành viên người Ấn Độ trong đoàn bày tỏ.

Từ núi rừng, đoàn tiếp tục hành trình trên ngã ba sông Châu Đốc, một dòng sông khá thơ mộng trong mùa lũ đang tràn về. Nhiều người trong đoàn thích thú khoát tay lên sóng nước để cảm nhận những giọt phù sa lẫn trong dòng nước cuồn cuộn từ thượng nguồn đổ về bồi đắp cho vùng châu thổ Cửu Long. Đoàn đã đến các làng bè tìm hiểu đời sống của người dân trong mùa nước nổi đặc trưng của miền Tây; Tìm hiểu nghề nuôi cá trong bè để cảm nhận rõ hơn về nghề nuôi cá đã nổi danh ở Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Postshow tour quảng bá du lịch An Giang đến quốc tế - Hình 3

Tham quan làng Chăm ở An Giang.

Đoàn đã đến làng Chăm Đa Phước, Thánh đường Ehsan ở xã Đa Phước, huyện An Phú tìm hiểu các sản phẩm truyền thống dệt thổ cẩm ở làng Chăm cũng như Thánh đường nổi tiếng lâu đời. Nhiều người trong đoàn đã thích thú mua các sản phẩm du lịch như khăn choàng, bóp, túi xách hay nếm thử bánh bò do người Chăm chế biến. Chị Darling, một du khách trong đoàn quốc tế bày tỏ, những trải nghiệm từ vùng rừng núi đến miền sông nước đã để lại những ấn tượng khó quên về một An Giang thơ mộng và xinh đẹp.

Chia tay đoàn, ông Lê Trung Hiếu khẳng định, Đảng bộ An Giang xác định du lịch là ngành mũi nhọn, do vậy, những năm qua, tỉnh luôn phấn đấu hết mình để trở thành một trong những trung tâm văn hóa, du lịch hấp dẫn của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trung tâm cam kết sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ, những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút với chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao và phát triển.

Theo Nhân Dân

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện g.ây s.ốc ở thế giới giống Trái Đất nhất
22:42:51 23/06/2024
Tinh tinh hoang dã biết tìm cây thuốc để trị bệnh, trị thương
17:09:36 24/06/2024
Ảnh vui 23-6: 'Đây là tôi mỗi khi bị điện thoại rớt vào mặt'
17:08:22 23/06/2024
Cá mập là "hung thần" biển cả, vì sao cứ thấy cá heo là tránh né?
16:51:47 24/06/2024
Phát hiện sói cổ đại với hàm răng nguyên vẹn từ lớp băng vĩnh cửu sau 44.000 năm
21:48:05 24/06/2024
Southgate sẽ đưa tuyển Anh về nhà bằng 'cánh cửa thần kỳ'?
16:46:08 23/06/2024
Dân đô thị: Sáng cầu mưa, trưa cầu nắng
17:08:51 23/06/2024
Phát hiện loài cá mới có răng người và "dấu hiệu ác quỷ"
13:46:01 24/06/2024

Tin đang nóng

Châu Bùi: "Tôi chỉ cần nhìn cái áo của mình bị cởi ra ở trên mạng thôi thì thà c.hết còn hơn"
10:06:49 25/06/2024
Bữa cỗ c.hết nghẹn và tập hồ sơ bị ném lên bàn khiến chồng ngồi thụp xuống thở dài thốt lên 3 từ "Xin lỗi em"
08:42:28 25/06/2024
Vợ chồng Trường Giang để lộ chuyện 1 sao nữ Vbiz đang bí mật mang thai con đầu lòng?
08:05:47 25/06/2024
Lộ diện căn nhà thuê của Xoài Non sau khi rời khỏi chồng cũ giàu có
07:17:02 25/06/2024
Nguyên mẫu đời thật của Lưu Diệc Phi trong Câu Chuyện Hoa Hồng: Tiểu tam cướp bồ bạn thân, yêu đương mù quáng hơn cả trên phim
09:10:36 25/06/2024
Vội vã về nhà mừng sinh nhật mẹ chồng, tôi thấy "con dâu hụt" của bà đang mặc váy ngủ nằm lăn lê bò toài trên giường của mình
08:29:14 25/06/2024
DJ Tít khoe dáng n.óng b.ỏng sau khi sinh con thứ 3
10:53:21 25/06/2024
Năm đó chuẩn bị vào Đại học, cha dượng xé giấy nhập học của tôi 7 năm sau ngẫm lại, tôi biết ơn ông rất nhiều!
11:19:55 25/06/2024

Tin mới nhất

Loài cây 'ma cà rồng' đỏ như m.áu cực quý hiếm

06:53:26 25/06/2024
Theo mô tả của các nhà khoa học, cây ma cà rồng vô cùng hiếm gặp trong tự nhiên, chúng là một chi thực vật ký sinh, bám chặt vào rễ của thực vật chủ hút hết chất dinh dưỡng xung quanh rễ cây lân cận để tồn tại.

Ma mút biến mất bởi một 'kẻ tấn công' ngoài hành tinh?

06:50:06 25/06/2024
Manh mối từ 50 địa điểm trên toàn thế giới cho thấy Trái Đất đã gặp phải vật thể vũ trụ nguy hiểm vào đúng thời điểm loài ma mút bắt đầu biến mất.

Mê cung bí ẩn 4.000 năm t.uổi ở Hy Lạp

06:43:25 25/06/2024
Ngay khi tiếp cận hiện trường, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Bộ Văn hóa Hy Lạp phát hiện cấu trúc mê cung bao gồm 8 vòng đá đồng tâm, độ dày trung bình 1,4m.

Chân dung chú chó xấu nhất hành tinh

21:19:51 24/06/2024
Chú chó giống Bắc Kinh tên Wild Thang đã bước lên ngôi vị cao nhất trong cuộc thi đẳng cấp chó xấu diễn ra tại Mỹ.

Cùng có thể gây nguy hiểm, tại sao bọ cạp vượt mặt cả loài rắn rết để đứng đầu trong "ngũ độc"?

20:38:38 22/06/2024
Trong thế giới tự nhiên, nhiều loài vật như bọ cạp, rắn, rết, nhện... đã tiến hóa phát triển khả năng tự vệ của chúng bằng nọc độc. Cụ thể là chúng biến cơ thể thành nơi chứa các chất độc để săn mồi và tấn công kẻ thù.

Màn tẩu thoát kỳ diệu của linh dương đầu bò trước sự tấn công của 3 con cá sấu châu Phi

20:21:20 22/06/2024
Một con linh dương đầu bò đã đặt mạng sống của mình vào tình huống nguy hiểm khi quyết định là con vật cuối cùng băng qua sông Mara.

Vật thể lạ bất tử đang chiếm cứ tâm thiên hà chứa Trái Đất

16:57:43 22/06/2024
Những vật thể lạ lùng, cực đoan đang quây lấy vùng tâm hung bạo của Milky Way (Ngân Hà), t.iêu d.iệt vật chất tối để trở nên bất tử.

Loài chim lười bay, là sát thủ diệt rắn độc

07:04:32 22/06/2024
Đó là chim chẹo đất, sinh sống ở vùng sa mạc khô cằn, miền núi hoặc nơi có nhiều cây tại Mỹ và Mexico. Đặc biệt, chúng còn có thể sống cả đời mà không cần một giọt nước nào.

Khủng long ở Mỹ có sừng lưỡi kiếm giống thần lừa lọc Loki

06:56:33 22/06/2024
Lokiceratops có 2 chiếc sừng cong dài hơn 40 cm phía trên mắt, những chiếc sừng nhỏ trên má, cùng những lưỡi kiếm và gai dọc theo tấm khiên đầu mở rộng của nó.

Brazil tìm thấy hóa thạch của loài bò sát giống cá sấu cổ đại

23:09:53 21/06/2024
Hóa thạch của loài bò sát nhỏ giống cá sấu có tên Parvosuchus aurelioi được tìm thấy ở miền Nam Brazil, bao gồm một hộp sọ hoàn chỉnh, 11 đốt sống, xương chậu và một số xương chi.

Vậy là nghỉ hè dữ chưa?

21:38:00 21/06/2024
Kỳ nghỉ hè dài 3 tháng dường như chỉ còn tồn tại trong... truyền thuyết. Ngày nay từ người lớn đến trẻ con ai ai cũng bận rộn suốt mùa hè.

Lươn không có độc, vậy tại sao rắn không dám đụng tới?

11:06:25 21/06/2024
Ở dưới nước, lươn có thể di chuyển linh hoạt, thể hiện sự nhanh nhẹn và cảnh giác đáng kinh ngạc dù đang tìm kiếm thức ăn hay trốn tránh thiên địch.

Có thể bạn quan tâm

Quần thể khu du lịch sinh thái Hồ Thang Hen Cao Bằng

Du lịch

13:49:49 25/06/2024
Hồ Thang Hen được công nhận là Danh thắng quốc gia theo Quyết định số 53/2001/QĐ-BVHTTDL ngày 28/12/2001 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Tai nạn lao động 10 người thương vong ở Hà Nội: Làm gì để tránh sự cố bất ngờ?

Tin nổi bật

13:48:15 25/06/2024
Công an xác định nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn lao động khiến 10 người thương vong ở Hà Nội do đứt dây cáp máy vận thăng nâng hàng.

Studio nơi Châu Bùi bị quay lén trong nhà vệ sinh nói gì?

Sao việt

13:37:06 25/06/2024
Vụ việc Châu Bùi phát hiện bị quay lén khi thay đồ trong nhà vệ sinh của một studio đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Doãn Hải My tiết lộ bụng rạn trắng sau sinh, giảm liền 9kg vì lý do này

Làm đẹp

13:35:25 25/06/2024
Doãn Hải My chia sẻ quan điểm tích cực về tình trạng rạn da sau sinh: Xác định là một khi đã bị rạn thì nó sẽ đi theo mình suốt cuộc đời, mình đón nhận điều này một cách tích cực.

'Kiều nữ' tung chiêu khiến người yêu và nhóm bạn sập bẫy lừa

Pháp luật

13:19:39 25/06/2024
Có nhan sắc của một kiều nữ , khoảng cuối năm 2019, Xuyến quen biết anh Nguyễn Mạnh H. (SN 1995) là chuyên viên của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam.

Quất hồng bì vào mùa, cách sử dụng đúng có lợi cho sức khỏe

Sức khỏe

13:07:27 25/06/2024
Đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ phòng, sau 3 tháng là có thể sử dụng. Lúc này đường phèn đã tan hết, nước quất tiết ra sánh lại có màu vàng.

Dàn 2 ngày 1 đêm bị tấn công vì khán giả quá khích, đạo diễn lên tiếng: "Bà con đừng theo đoàn nữa..."

Tv show

12:50:29 25/06/2024
Ngoài việc được ủng hộ, tiếp thêm động lực thì dàn sao và cả ekip 2 ngày 1 đêm cũng phải đối mặt với những kiếp nạn vì nhiều người hiếu kỳ kéo đến, làm ảnh hưởng đến quá trình ghi hình.

Từ nay hãy gọi Kim Ji Won là ca sĩ, MXH náo loạn với màn rap vừa cháy vừa xinh lại vừa ngầu!

Sao châu á

12:44:20 25/06/2024
Kim Ji Won từng được đào tạo làm idol trước khi trở thành diễn viên. Chính vì vậy nữ hoàng nước mắt có kỹ năng trình diễn không vừa.

Phim cổ trang chưa chiếu đã bị chê tan nát: Cặp chính kém sắc như nhau, nhìn sang nam phụ càng tụt mood

Phim châu á

12:30:33 25/06/2024
Bộ phim cổ trang được đ.ánh giá có nội dung hấp dẫn nhưng trailer khiến khán giả thất vọng vì dàn diễn viên kém đẹp, không có chemistry.

Cuộc chiến toàn diện không thể tránh khỏi giữa Israel và Hezbollah?

Thế giới

12:26:46 25/06/2024
Bất chấp những nỗ lực tích cực và những cảnh báo cứng rắn, nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông vẫn đang tăng lên từng giờ.

GEL-KAYANO31 giúp dân chạy bộ trải nghiệm tính ổn định và sự thoải mái vượt bậc

Thời trang

11:56:26 25/06/2024
Theo Triết lý thiết kế của ASICS, từng sản phẩm sẽ không ngừng cải tiến để mang lại cảm giác tốt nhất cho cả cơ thể lẫn tâm trí của người sử dụng.