Xử phạt sai phạm tại ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: “Giơ cao đánh khẽ!”
Trong nhiều năm liền, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh liên thông ngành Dược “chui”, nhưng trường này chỉ bị phạt hơn 100 triệu đồng và dừng tuyển sinh liên thông trong 2 năm.
Nhiều năm nay, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh, đào tạo “chui” liên thông ngành Dược khiến nhiều người học mất thời gian, tiền bạc.
Không ít học viên và đối tác liên kết với Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội rất bức xúc trước việc nhà trường mở lớp đào tạo liên thông ngành Dược ngoài trụ sở chính, sau đó, đột ngột thông báo dừng đào tạo vì không có chỉ tiêu tuyển sinh.
Sau những bê bối, tiêu cực tại Trường Đại học Đông Đô về đào tạo, tuyển sinh hệ văn bằng 2 ngôn ngữ Anh, thông tin Bộ Công an tiếp tục vào cuộc làm rõ những sai phạm tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được lãnh đạo nhà trường xác nhận.
Không được phép đào tạo liên thông ngành Dược, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vẫn thông báo tuyển sinh.
Trao đổi với phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật, GS, TS. Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết, phía Bộ Công an có gửi công văn liên quan đến việc nhà trường đào tạo liên thông ngành Dược.
Tuy nhiên, nhà trường đã gửi công văn trả lời Bộ Công an. Về việc này, phía Bộ GD-ĐT và PA03 Công an Hà Nội đã làm rồi. Đã có quyết định phạt hành chính của Bộ GD-ĐT, cụ thể là Thanh tra đối với nhà trường về việc đào tạo liên thông ngành Dược không phép.
Cũng theo GS, TS. Vũ Văn Hóa, thực chất nhà trường đang chờ được Bộ GD-ĐT cấp phép, nhưng vẫn tuyển sinh, đào tạo là không đúng. Bộ cũng đã vào làm việc rất kĩ, PA03 Công an Hà Nội cũng vào cuộc. Nhà trường đã thực hiện không đúng quy chế nên đã nộp phạt và không tuyển sinh hệ liên thông Đại học ngành Dược.
GS, TS. Vũ Văn Hóa cho biết thêm: “Nhà trường bị xử phạt hành chính số tiền hơn 100 triệu đồng và không được đào tạo liên thông trong hai năm, tính từ năm học 2020-2021.
Video đang HOT
Như vậy, Bộ Công an có gì đâu phải vào, nhà trường cũng chấp hành nghiêm quyết định của Bộ”.
GS, TS. Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết, nhà trường đã nộp phạt và dừng tuyển sinh liên thông ngành Dược.
Tại buổi họp báo giao ban Quý III vào tháng 9/2020, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội dừng hoạt động đào tạo liên thông ngành Dược sai quy định.
Đồng thời, Bộ GD-ĐT giao Thanh tra của Bộ chủ trì và phối hợp với Vụ Giáo dục đại học thực hiện các bước tiếp theo trong xử lý sai phạm đối với Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Tinh thần là xử lý nghiêm, đúng quy định. Khi có kết quả sẽ công bố công khai.
Xác nhận với phóng viên, lãnh đạo Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng cho biết, Thanh tra Bộ đã có quyết định xử phạt hành chính đối Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội về việc đào tạo liên thông ngành Dược. Tuy nhiên, lãnh đạo Thanh tra Bộ GD-ĐT không cung cấp quyết định xử phạt.
Trong buổi họp báo trước đó, PGS, TS. Nguyễn Thu Thủy thời điểm đó giữ chức Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (nay là Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học) nói, sẽ công khai việc xử lý sai phạm tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, nhưng không hiểu vì lý do gì Thanh tra Bộ GD-ĐT lại “ỉm” kết quả xử lý sai phạm.
Được biết, nhiều năm nay, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã thực hiện đào tạo liên thông ngành Dược, liên kết với nhiều địa phương để thực hiện việc đào tạo “chui” ngành Dược.
Phát hiện nhiều sai phạm qua thanh tra
Bộ GD-ĐT từng thanh tra trường này và phát hiện nhiều sai phạm trong quá trình tuyển sinh, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ qua các năm 2017, 2018 và 2019.
Theo đó, năm 2017, trường tuyển sinh trình độ thạc sĩ vượt chỉ tiêu được thông báo. Trong đó, khối ngành III (Kinh doanh và Quản lý, Pháp luật) vượt 79% chỉ tiêu; khối ngành V (Toán và Thống kê, Máy tính và Công nghệ Thông tin, Công nghệ Kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và Chế biến, Kiến trúc và Xây dựng, Nông lâm và Thủy sản, Thú y) vượt 35% chỉ tiêu.
Năm 2018, trường tiếp tục tuyển sinh vượt so với chỉ tiêu tự xác định ở các ngành: Tài chính- Ngân hàng (vượt 36%), Quản lý Kinh tế (vượt 96,6%), Quản lý công (vượt 98%).
Năm 2019, trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ thạc sĩ 9/10 ngành, chuyên ngành vượt năng lực đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT, trong đó, ngành Quản lý công vượt chỉ tiêu 236%.
Mua bằng giả để làm tiến sĩ là một hình thức tham nhũng trong học thuật
Hành vi mua bằng không khác gì là tham nhũng học thuật. Do vậy, cần công khai danh tính những người mua bằng để răn đe những người không muốn học, không muốn lao động vất vả nhưng lại muốn có bằng cấp cao" - TS. Hoàng Ngọc Vinh nhấn mạnh.
193 người được Đại học Đông Đô cấp khống văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh không qua tuyển sinh, không qua đào tạo hoặc không đủ điều kiện để cấp bằng. Trong đó có đến 55 trường hợp sử dụng bằng giả này để xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ.
TS Hoàng Ngọc Vinh: Làm giảng viên ở trường đại học mà mua bằng thì nên chuyển nghề khác mà làm.
Hành vi mua-bán này theo TS. Hoàng Ngọc Vinh không khác gì là tham nhũng học thuật. Do vậy cần công khai danh tính những người mua bằng để răn đe những người khác không muốn học, không muốn lao động vất vả nhưng lại muốn có bằng cấp để chạy chọt vào những vị trí chức quyền.
Cũng theo ông Hoàng Ngọc Vinh, bất kỳ ai mua - bán bằng cấp đều phải bị lên án và xử lý nhưng những người mua bằng tiếng Anh để làm tiến sĩ, tiếp tục theo đuổi con đường học thuật, giảng dạy là điều không thể chấp nhận được. Bởi hành vi của người mua sẽ làm hỏng nhiều thế hệ học sinh-sinh viên.
"Những người làm giảng viên ở trường đại học mà mua bằng thì thôi nên chuyển nghề khác mà làm. Không làm giảng viên được đâu. Bởi vì giáo dục để dạy con cái người ta làm người mà thầy giáo không trung thực thì còn dạy ai được. Sau này, có khi chính những người này lại tạo ra những tấm bằng giả", TS. Hoàng Ngọc Vinh nhấn mạnh.
Theo dõi sát sao vụ án "giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường đại học Đông Đô, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cũng cho rằng, không vì lý do nào để bao che hành vi mua bằng cấp. Việc công khai những người mua bằng giả để hợp thức hóa hồ sơ cán bộ là điều mà dư luận mong chờ.
Luật sư Đặng Văn Cường: "Việc công khai danh tính người mua bằng đại học Đông Đô cần cân nhắc vì hiện nay pháp luật không quy định phải công khai người vi phạm hành chính hay công khai người kỷ luật lên phương tiện thông tin đại chúng".
"Thậm chí nếu có đủ căn cứ thì cần xem xét khởi tố cả những người mua bằng. Vì anh biết bằng giả, biết vi phạm pháp luật mà vẫn thông đồng với nhà trường để thực hiện hành vi mua-bán. Nếu khởi tố cả người mua bằng thì việc công khai danh tính là đương nhiên", ông Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.
Nguyên Phó vụ trưởng vụ Giáo dục đại học Lê Viết Khuyến cũng mong cơ quan chức năng xử lý triệt để vụ án tại trường ĐH Đông Đô để răn đe và làm gương đối với hành vi sử dụng bằng giả trong công tác, học tập và nghiên cứu. "Người thầy dạy cho học trò của mình là trung thực nhưng gian dối thế này thì làm sao có thể đứng trên bục giảng để giảng cho học trò mình được!", ông Khuyến bức xúc.
Tuy nhiên, nhìn ở góc độ luật pháp, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho rằng, việc công khai danh tính người mua bằng cần phải thận trọng, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Hiện nay, pháp luật quy định bảo vệ quyền tự do hình ảnh, nhân thân của công dân. Tuy nhiên, quyền tự do hình ảnh, nhân thân của công dân sẽ bị hạn chế trong một số trường hợp vì an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lợi ích chung của cộng đồng... Bởi vậy, trong trường hợp người sử dụng bằng giả có dấu hiệu tội phạm thì việc công khai danh tính của họ sẽ đảm bảo cơ quan chức năng sẽ rà soát, kiểm tra, thu hồi bằng đó là cần thiết.
Nhưng đối với những người có hành vi chưa đến mức xử lý hình sự mà chỉ xử phạt hành chính, kỷ luật thì theo luật sư Đặng Văn Cường việc công khai danh tính chỉ nên công khai ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị mà những người có thể sử dụng bằng giả để phục vụ hoạt động cá nhân của họ.
"Việc công khai lên phương tiện thông tin đại chúng cần cân nhắc vì pháp luật không quy định công khai người vi phạm hành chính hay công khai người kỷ luật lên phương tiện thông tin đại chúng mà chỉ có những người vi phạm đến mức xử lý hình sự ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn công cộng mà việc không công khai sẽ ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng thì mới công khai", Luật sư Đặng Văn Cường cho hay./.
Hội đồng GS ngành Y lên tiếng vụ 30 ứng viên GS, PGS bị tố cáo Về việc 30/40 ứng viên GS, PGS ngành Y bị tố cáo, trong đó chủ yếu liên quan tới công bố khoa học, GS Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội đồng GS ngành Y cho hay sẽ có những bài viết để giải trình vấn đề này. 36/50 số ứng viên GS, PGS ngành Y và ngành Dược đã được Hội đồng GS...