Xử phạt ô tô chưa sang tên chính chủ: “Quy định chỉ mang tính tình thế!”
Đó là khẳng định của Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật, Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Đông Nam Á (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) khi trao đổi với PV xung quanh câu chuyện xử phạt hành vi không sang tên phương tiện (ô tô) bắt đầu từ ngày 1/1/2015.
Không phù hợp nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
PV: Trong quan hệ mua- bán, tặng- cho hoặc thừa kế… tài sản là xe ô tô thì việc sang tên chuyển quyền sở hữu phương tiện thuộc quan hệ dân sự, do luật dân sự điều chỉnh. Nhưng theo Nghị định 171/2013 thì lực lượng Cảnh sát giao thôngđược quyền xử phạt đối với hành vi không sang tên phương tiện. Quan điểm của Luật sư vấn đề này?
Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật: Theo tôi, quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đang tồn tại nhiều bất cập.
Thứ nhất, Nghị định quy định xử phạt đối với “chủ xe” là không công bằng. Điều 439 Bộ Luật dân sự qui định: “đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó.” Với xe ô tô thì Giấy chứng nhận đăng ký xe là tài liệu chứng minh quyền sở hữu và pháp luật bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu. Như vậy, trước khi sang tên Giấy chứng nhận đăng ký xe thì người bán vẫn được coi là “chủ xe” – chủ sở hữu.
Thông thường sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng, việc hoàn tất các thủ tục, bên bán (chủ xe) sẽ bàn giao cho bên mua thực hiện. Luật dân sự không hạn chế các bên thoả thuận về việc này.Vậy nhưng, nếu vì lý do nào đó mà người mua chậm trễ hoặc không sang tên thì chủ xe (bên bán) lại bị phạt? Điểm này không phù hợp (thậm chí trái) nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính qui định tại khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính. Đó là “Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng….bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật (…) phải căn cứ vào tính chất, đối tượng vi phạm…”.
Bắt đầu từ 1/1/2015, sẽ xử phạt xe ô tô không chính chủ (ảnh minh họa từ Internet)
Xem xét từ khía cạnh khoa học pháp lý thì chủ xe không có “lỗi” trong việc người mua xe vi phạm, nên không thể xử phạt họ được.
Thứ hai, với qui định Nghị định 171 dường như pháp luật đang tăng thẩm quyền và trách nhiệm của Cảnh sát giao thông vào quan hệ dân sự, chồng lấn trách nhiệm của cơ quan thuế, cơ quan đăng ký xe. Điều này làm mất thêm thời gian xử lý vi phạm, rồi có ai đảm bảo lực lượng Cảnh sát giao thông không lấy lý do chứng minh tư cách chủ xe để hạch sách dân?
Việc xử phạt cũng có thể gây bất ổn trong xã hội, bởi mỗi lần người ta thuê, mượn xe phải có hợp đồng (có thể lại buộc phải được công chứng), hay phải mang theo hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, bản khai lý lịch…. Đặc biệt khó khăn khi người cho mượn xe bị chết, đi nước ngoài, mất tích hay ách tắc trong việc khai nhận di sản thừa kế. Nhiều vụ thừa kế kéo dài 10 năm hoặc tài sản có giá trị thấp mà họ không làm thủ tục khai nhận di sản thì sao? Cảnh sát giao thông không thể nào yêu cầu hay chờ chủ xe làm/cung cấp đầy đủ thủ tục mới trả xe hay giải quyết vụ việc. Nhưng nếu giữ lại thì hết thời hiệu xử phạt, xử lý, hư hỏng tài sản và làm mất quyền sử dụng của người quản lý xe.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của các lực lượng đến đâu?
Video đang HOT
Quy định mang tính tình thế
PV: Để tạo thuận lợi cho người dân làm thủ tục đăng ký, sang tên phương tiện, Bộ Công an và Bộ Tài chính đã ban hành nhiều Thông tư hướng dẫn theo hướng đơn giản thủ tục cũng như giảm tiền nộp phí trước bạ sang tên, nhưng nhiều người vẫn cho rằng họ còn bị các cơ quan chức năng gây phiền hà. Mặt khác, do thói quen lâu nay của hầu hết người dân vẫn chưa coi trọng việc sang tên đổi chủ phương tiện sau khi mua, bán, cho tặng hoặc nhận thừa kế. Theo Luật sư, thời điểm 1/1/2015 đã đủ điều kiện cần thiết để tiến hành xử phạt?
Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật: Tôi cho rằng thời điểm này chưa thật sự chín muồi để xử phạt mà chỉ nên khuyến khích người dân sang tên khi chuyển nhượng. Vì sao tôi nói vậy? Vì một bộ phận người dân thu nhập chưa cao nên khi sang tên nộp thuế sẽ gặp khó khăn, đặc biệt là cách thức xác định mức thuế của chúng ta chưa thật sự hợp lý. Nhiều xe giá trị còn lại rất thấp nhưng thuế nộp quá cao, điều này cũng làm giảm nhu cầu sang tên.
Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật
Bên cạnh đó, thủ tục sang tên và nộp thuế vẫn còn hạn chế. Người dân thông thường phải đi lại vào giờ hành chính và không dưới ba lần để hoàn thành thủ tục chuyển nhượng sang tên.
Một lý do nữa là bộ máy hành chính liên quan đến thủ tục sang tên chưa thật sự tinh gọn hiệu quả. Thủ tục và tài liệu yêu cầu còn nhiều, chưa dựa trên sự cam kết cá nhân. Riêng yêu cầu hợp đồng phải được công chứng, tài liệu phải được chứng thực hợp lệ đã phát sinh thêm chi phí, thời gian, thủ tục cho dân. Tại một số quốc gia khác, cá nhân đăng ký tự cam kết và tự chịu trách nhiệm nếu cung cấp tài liệu sai hay giả mạo. Điều này cũng phụ thuộc vào sự đồng bộ và tính cưỡng chế cao của pháp luật.
Theo tôi, người đi xe chỉ cần xuất trình bản chính giấy đăng ký xe và cam kết có quyền sử dụng hợp pháp thì được coi là đủ điều kiện làm thủ tục sang tên.
PV: Theo Nghị định 171/2013, việc xử phạt lỗi không sang tiên phương tiện sẽ thông qua công tác điều tra khi người điều khiển phương tiện gây TNGT nghiêm trọng trở lên, khi đi đăng ký xe. Có nghĩa là những người dù chưa sang tên phương tiện nhưng không gây TNGT nghiêm trọng thì sẽ không bị xử phạt. Luật sư có cho rằng quy định này sẽ tạo nên tình trạng bất bình đẳng trong việc quản lý cũng như xử phạt hành vi vi phạm?
Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 74 Nghị định 171 thì:” Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 4 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên; qua công tác đăng ký xe.”
Quy định như trên là bất cập và chỉ mang tính tình thế, bởi chúng ta đã gián tiếp chấp nhận thực tế là có việc chuyển nhượng nhưng không sang tên. Không chỉ vậy, đọc nội dung điều luật này thì ai cũng thấy một sự thật: có người không tuân thủ pháp luật nhưng không bị xử lý vi phạm.
- Trân trọng cám ơn Luật sư !
Theo Pháp luật Việt Nam
Vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường: Xuất hiện nhiều tình tiết mới chưa từng công bố
Luật sư bảo vệ cho bị hại đã tiết lộ nhiều tình tiết mới liên quan đến vụ án xảy ra ở Thẩm mỹ viện Cát Tường.
Theo một thông tin đặc biệt từ phía luật sư bảo vệ cho người bị hại tiết lộ với phóng viên là: Không ít lần Khánh nói với bố hắn và kể rằng anh ta được giao nhiệm vụ trông nom nhiều ca biến chứng tại TMV Cát Tường. Không ít trường hợp phải đưa bệnh nhân vào một bệnh viện điều trị vì bị biến chứng do làm đẹp ở cơ sở thẩm mỹ này!
"Những ngày qua khi nghe được thông tin về việc tòa án sắp đưa ra xét xử vụ án con mình, mẹ bị can Đào Quang Khánh liên tục gọi điện thoại cho tôi hỏi han tình hình con trai bà.
Sau lần mẹ bị can Khánh bị tai biến mạch máu não vào đầu năm 2014 do cú sốc vì con bị bắt, theo suy nghĩ của tôi, có lẽ bà đã bị mất trí nhớ ít nhiều. Lần nào gọi điện cho luật sư, bà cũng hỏi thăm và cầu mong con trai của mình được mạnh khoẻ...", luật sư Nguyễn Ánh Thơm - Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) - người bào chữa cho bị can Đào Quang Khánh cho biết.
"Còn đối với cha của Khánh qua tiếp xúc nhiều lần, tôi thấy ông là người đàn ông kiên định. ông lo lắng cho con trai theo cách của người cha. ông kể cho tôi nghe, trước khi bị bắt, Khánh là đứa con tình cảm, hay kể về công việc ở TMV Cát Tường cho bố mẹ nghe. Nào là bác sỹ Tường rất tốt, tạo điều kiện cho Khánh làm việc, thậm chí còn hứa nếu Khánh làm việc tốt sẽ cho vào "biên chế", được mặc trang phục blouse trắng để làm tư vấn viên trong TMV Cát Tường", luật sư Thơm chia sẻ.
"Không ít lần Khánh nói với tôi và kể với bố anh ta rằng anh ta được giao nhiệm vụ trông nom nhiều ca biến chứng tại TMV Cát Tường. Một số trường hợp có biến chứng nặng phải đưa vào bệnh viện cấp cứu và điều trị...", luật sư Nguyễn ánh Thơm nhớ lại.
Khi PV hỏi tình hình sức khoẻ hay tâm lý của Khánh như thế nào thì luật sư Thơm cho biết: "Bị can Khánh cơ bản vẫn là đứa con hiếu thảo với bố mẹ. Khánh nhờ luật sư chuyển lời động viên tới bố mẹ mình, đồng thời tâm lý ân hận vì gây ra tội lỗi vẫn còn ám ảnh Khánh. Khánh kể, vì quá tin vào lời hứa của bác sỹ Tường cho vào làm "biên chế", cậu ta không ngần ngại làm mọi chuyện ông giám đốc giao.
Có lần, Khánh chở bác sỹ Tường đi mua xe máy trên đường Giải Phóng, bất ngờ Tường bị giật điện thoại di động. Ngay lập tức Khánh tăng ga đuổi theo kẻ cướp. Hai chiếc xe máy đi ngoằn ngoèo, rượt đuổi nhau như trong phim hành động. Kết quả Khánh đã lấy lại chiếc điện thoại cho ông chủ, được nhiều người trong TMV Cát Tường tán dương về hành động "quên mình vì chủ".
Không chỉ là một nhân viên bảo vệ thông thường, Khánh còn là chân sai vặt đi mua bông băng, thuốc thang cho một số nhân viên mặc áo blu trắng trong TMV Cát Tường. Ai nhờ làm gì, Khánh đều nhiệt tình làm giúp.
Chuyện Khánh rơi vào vòng lao lý, chính vì lúc nào cũng nhăm nhăm làm theo lời của giám đốc Nguyễn Mạnh Tường. Luật sư Nguyễn ánh Thơm cho biết thêm, Khánh đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho phiên toà sơ thẩm sắp tới.
So với các luật sư tham gia tranh tụng trong vụ án này, luật sư Thơm có ưu thế hơn vì được tham gia ngay từ giai đoạn điều tra. Luật sư ánh Thơm cho hay: Hiện vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về chứng cứ buộc tội hai bị can Khánh và Tường. Những điều này sẽ được làm rõ tại phiên toà tới đây. Điều luật sư Thơm băn khoăn là Cơ quan điều tra chưa làm rõ được nguyên nhân chết của nạn nhân H.. Đây là mấu chốt để kết tội bị can Nguyễn Mạnh Tường và đồng phạm Đào Quang Khánh.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ tại toà, Luật sư Tạ Anh Tuấn, đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, qua nhiều lần trả Hồ sơ để điều tra bổ sung, vụ án chuẩn bị được xét xử lại nhưng lời khai của bị can Khánh và Tường vẫn còn nhiều điểm mâu thuẫn. Theo luật sư Tuấn, trong khi Tường khẳng định Khánh là người khởi xướng và là chủ mưu trong việc phi tang xác nạn nhân H. thì Khánh lại có lời khai ngược lại.
Khánh nói rằng: Khi đưa xác nạn nhân đến trước cổng bệnh viện Bưu Điện, Tường và Khánh định đem xác chị H. vào trong bệnh viện vì lúc ấy xác đã cứng, Khánh có nói với Tường, xác đã cứng như thế này rồi thì làm sao cấp cứu được nữa. Tường đã bàn với Khánh đem xác phi tang. Khánh tiếp lời bảo mang lên cầu Vĩnh Tuy ném. Chính Tường là người đã cho xe ô tô vượt lên phía trước ép xe Khánh phải dừng lại.
Chúng tôi cũng có buổi tiếp xúc với luật sư Phạm Hương Giang - văn phòng Luật sư Phạm Hồng Hải & Cộng sự (đoàn Luật sư TP. Hà Nội)- người bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại tại phiên toà sắp tới. Luật sư Giang chia sẻ:
Đứng trên góc độ một người phụ nữ, tôi cho rằng nhu cầu làm đẹp của chị H. là chính đáng. Sinh ra là phụ nữ, bản năng tự nhiên là luôn muốn mình thật đẹp, thật quyến rũ trong mắt mọi người.
Đáng tiếc là chị H. không tìm hiểu kỹ về quá trình của một ca phẫu thuật hút mỡ để cấy vào ngực diễn ra phức tạp như thế nào, chỉ những bệnh viện nào mới được phép thực hiện loại hình phẫu thuật này, tay nghề và trình độ cũng như uy tín của bác sỹ trực tiếp phẫu thuật ra sao?
Bởi vì nhiều khi quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng không đúng như sự thật! Và hậu quả đau lòng đã xảy ra. Chị H. đã vĩnh viễn ra đi, không kịp để lại lời trăng trối, không được ở bên gia đình, người thân những giây phút cuối cùng.
Đặc biệt hơn, hành vi phi tang xác chị H. để che giấu tội ác của bị can Nguyễn Mạnh Tường cùng đồng phạm càng khoét thêm vào nỗi đau cho gia đình chị H., khi phải đổ bao công sức, tiền bạc, thời gian tìm kiếm trong gần một năm mới có kết quả. Phụ mẫu hai bên gia đình vợ chồng chị H. đều tuổi cao, sức yếu, bệnh tình thường xuyên. Nay vì thương con, nhớ con sức khoẻ sa sút nhiều, bệnh càng nặng thêm.
"Là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phía bị hại, tôi rất đồng cảm với tâm tư, nguyện vọng của gia đình chị H. là tìm ra sự thật của vụ án, công lý được thực thi. Người phạm tội phải chịu trách nhiệm và nhận hình phạt thích đáng với tội danh đã gây ra", luật sư Giang bày tỏ quan điểm trước phiên toà sắp diễn ra.
"Trong bản cáo trạng lần hai, bị can Nguyễn Mạnh Tường - Giám đốc TMV Cát Tường vẫn bị truy tố về tội Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, theo Điều 242 BLHS nhưng tăng lên khoản 3.
Như vậy, lần này bác sỹ Tường phải đối mặt với khung hình phạt cao hơn (từ 7-15 năm thay vì 5 năm như bản cáo trạng lần 1) và bị can không đồng ý với việc VKS chuyển khoản tội danh theo hướng tăng nặng khi mà quá trình điều tra không có thêm điều gì mới", luật sư Chu Thị Trang Vân- người bào chữa cho bị can Tường tại phiên tòa sắp diễn ra bày tỏ.
Theo DSPL
Vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường: Vì sao bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường bị nâng mức truy tố? Mới đây, VKSND TP Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng, đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang TAND cùng cấp để xét xử cựu Giám đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường. Mặc dù vẫn giữ nguyên tội danh, song cáo trạng lần này đã nâng tính chất và mức độ nguy hiểm trong hành vi của cựu bác sỹ...