Xử phạt nghiêm vi phạm giao thông trong thời gian chống dịch
Trong thời gian qua, cả nước tập trung các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19, nhưng tại một số nơi, lợi dụng đường vắng, nhiều người đã cố tình vi phạm giao thông, thậm chí tổ chức đua xe trái phép,… gây mất an toàn xã hội. Các cơ quan quản lý đã yêu cầu lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp trấn áp, ngăn chặn triệt để hành vi vi phạm.
Mặc dù đường vắng do giãn cách xã hội nhưng số vụ TNGT tại TP Hồ Chí Minh tăng cao tháng 3 vừa qua, hầu hết là do lái xe chủ quan không làm chủ tốc độ.
Mới đây, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã triệu tập 28 thanh, thiếu niên để điều tra về tội gây rối trật tự công cộng và ra quyết định khởi tố hình sự vụ án này. Tại cơ quan công an, những thanh, thiếu niên này đã thừa nhận hành vi vi phạm, phần lớn đều có tuổi đời còn rất trẻ (từ 15 đến 22 tuổi), nhiều người đã từng bị xử lý vi phạm trước đó. Theo điều tra, nhóm thanh, thiếu niên này đã lên mạng xã hội hẹn nhau đến hồ Hoàn Kiếm để đua xe. Vụ việc xảy ra trong khi TP Hà Nội đang thực hiện nghiêm về giãn cách xã hội, cấm tụ tập đông người để phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Khoảng 23 giờ đêm 8-4, những thanh, thiếu niên này đã điều khiển hàng chục xe máy rú ga chạy với tốc độ cao, gây huyên náo các tuyến phố Trần Hưng ạo, Phan Chu Trinh, Hai Bà Trưng, sau đó vòng về Lý Thái Tổ, chạy nhiều vòng quanh hồ Hoàn Kiếm. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn ức Chung đã hỏa tốc yêu cầu các cơ quan liên quan chỉ đạo lực lượng nghiệp vụ điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.
Theo báo cáo của Công an TP Hồ Chí Minh, trong tháng 3 vừa qua, tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn đã tăng 33% về số vụ, tăng 46% số người chết so cùng kỳ năm trước. Tại nhiều tuyến đường ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đã xảy ra nhiều trường hợp vi phạm không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, phóng nhanh,… dẫn tới TNGT do chủ quan. Trung tá Trần Quang Vinh, cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT, Công an TP Hà Nội) cho biết, từ ngày 1-4, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Phòng CSGT đã phân công lực lượng tham gia ứng trực tại 30 chốt liên ngành kiểm soát dịch Covid-19 ở các cửa ngõ Thủ đô Hà Nội. Do giãn cách xã hội, đường sá vắng người, đã dẫn tới tình trạng vi phạm giao thông gia tăng. Phòng CSGT đã nhiều lần thông báo, chỉ đạo tất cả các đội, trạm CSGT trên địa bàn tăng cường xử lý vi phạm giao thông tại các điểm giao cắt, trục chính và sẽ tăng cường phạt nguội các cá nhân vi phạm. Chỉ tính trong 15 ngày đầu thực hiện cách ly xã hội, hệ thống ca-mê-ra giám sát giao thông của đơn vị đã phát hiện hơn 400 xe ô-tô vượt đèn đỏ, chưa kể các lỗi vi phạm khác. Trong số gần 400 trường hợp vi phạm này, có một số phương tiện tái phạm nhiều lần. Các trường hợp này sẽ được CSGT gửi thông báo về cho lái xe, chủ sở hữu sau khi hết thời gian cách ly xã hội. Những trường hợp tái phạm sẽ áp dụng chế tài tăng nặng mức xử phạt.
Video đang HOT
Lập các tổ liên ngành xử lý vi phạm
Trước tình hình vi phạm giao thông diễn biến phức tạp, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT); kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp lái xe không tuân thủ, vi phạm các quy định về ATGT và an toàn kỹ thuật phương tiện. UBND thành phố yêu cầu Sở Giao thông vận tải và Công an thành phố tiếp tục thực hiện Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/N-CP của Chính phủ; chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông, CSGT và các lực lượng chức năng thành lập các tổ công tác liên ngành lưu động, duy trì lực lượng 24 giờ mỗi ngày, xây dựng kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý dứt điểm các vi phạm. ại úy Trần Quang Chinh, ội phó CSGT số 6 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) cho biết, trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua, mật độ phương tiện giao thông trên địa bàn thấp, không có tình trạng ùn tắc nhưng chính vì đường vắng, ít người cho nên một số người tham gia giao thông chủ quan, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, hoặc không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ,… Trước khi lập biên bản xử lý, các trường hợp vi phạm đều được CSGT tuyên truyền, nhắc nhở tuân thủ nghiêm chỉ thị của Thủ tướng về phòng, chống dịch Covid-19 và chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ.
Bộ Công an cũng ban hành kế hoạch đấu tranh ngăn chặn nạn đua xe trái phép, yêu cầu các lực lượng công an kết hợp chính quyền cơ sở và quần chúng nhân dân triển khai các biện pháp để ngăn chặn kịp thời trong thời gian giãn cách xã hội và thời điểm diễn ra các sự kiện lớn của đất nước. Theo đó, các lực lượng tổ chức tuần tra lưu động thường xuyên và đột xuất trên những tuyến đường hoặc chốt tại những khu vực trọng điểm theo phương án đã duyệt, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn đua xe trái phép. Các đơn vị sử dụng hiệu quả hệ thống giám sát, xử lý vi phạm qua hình ảnh để xử lý các đối tượng vi phạm; tiếp nhận hình ảnh vi phạm do các tổ chức và cá nhân cung cấp để xử lý. Bên cạnh đó, rà soát các đối tượng có biểu hiện hoặc đã có tiền án, tiền sự về đua xe trái phép để triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả. Thông qua hoạt động nghiệp vụ, kịp thời phát hiện các đối tượng cầm đầu, lôi kéo tụ tập đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng để ngăn chặn; bố trí lực lượng ghi hình các vụ đua xe trái phép, các đối tượng gây rối, chống người thi hành công vụ để xử lý nghiêm. ồng thời, bố trí lực lượng chốt chặn các nút giao thông trọng điểm, bắt giữ các đối tượng đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, giải tán đám đông tụ tập gây rối. Công an các đơn vị, địa phương cần làm tốt công tác phát động và xây dựng phong trào quần chúng nhân dân ở cơ sở để phản đối, lên án các đối tượng có hành vi đua xe trái phép, tụ tập cổ vũ, kích động cho đua xe; động viên quần chúng tích cực giúp đỡ cơ quan công an, chính quyền phát hiện, quản lý, giáo dục và xử lý các đối tượng cố tình vi phạm.
Trong khi cả hệ thống chính trị và toàn dân đang tập trung phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối thiểu nhu cầu tham gia giao thông,… những đối tượng có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, gây TNGT cần phải bị lên án, xử lý theo những chế tài nghiêm khắc nhất của pháp luật.
MINH TRANG
Thủ tướng: Từng bước nới lỏng, khôi phục các hoạt động xã hội
Thủ tướng nhìn nhận, tình hình dịch bệnh có chuyển biến tốt hơn so với phiên họp trước, cần phải nới lỏng từng bước nhưng phải có kiểm soát đúng mức để không có tình trạng chủ quan, coi thường khiến dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng nhấn mạnh điều này tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19 vào chiều 20/4.
Thủ tướng đánh giá cao các địa phương đã vào cuộc quyết liệt, Ban Chỉ đạo quốc gia đã huy động trí tuệ của các chuyên gia, tham khảo nhiều ý kiến khác nhau để đưa ra chủ trương, biện pháp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và xử lý các vấn đề cụ thể.
Thủ tướng nhìn nhận, tình hình dịch bệnh có chuyển biến tốt hơn so với phiên họp trước, cần phải nới lỏng từng bước nhưng phải có kiểm soát đúng mức để không có tình trạng chủ quan, coi thường mà dịch bệnh có thể quay lại.
Tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 15/4 cho đến khi có chỉ đạo mới, dự kiến sẽ được đưa ra trong cuộc họp ngày 22/4. Tại cuộc họp tới, các nhóm địa phương nguy cơ cao, nguy cơ và nguy cơ thấp cũng sẽ được xem xét để điều chỉnh. Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo Quốc gia báo cáo Thủ tướng về các nhóm nguy cơ này tại cuộc họp 22/4 để "chốt" lại. Nếu tình hình an toàn thì nhiều địa phương có thể được hạ thấp nguy cơ.
Thủ tướng lưu ý, khả khả năng lây nhiễm vẫn còn cao, tất cả các địa phương, hệ thống chính trị cũng như người dân vẫn phải tiếp tục kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch là phát hiện, ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng dập dịch, điều trị hiệu quả.
Từng bước nới lỏng, khôi phục các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, Thủ tướng nhắc lại, không được lơ là, chủ quan, thoả mãn.
Việc thực hiện biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 là đúng đắn, là giải pháp quan trọng trong ngăn ngừa dịch bệnh thời gian qua nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cấp bách.
Các biện pháp như đeo khẩu trang nơi công cộng, không tập trung đông người khi không thật sự cần thiết, rửa tay thường xuyên... vẫn phải tiếp tục thực hiện.
Về các kiến nghị của Ban Chỉ đạo, Thủ tướng đồng ý với đề nghị của Bộ Y tế sửa đổi Nghị quyết số 20/NQ-CP về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 (theo hướng tăng cường xuất khẩu trên cơ sở chúng ta đã có cơ số dự trữ cần thiết).
Thủ tướng nhất trị việc tiếp tục giao nhiệm vụ cho Tổ 4 người (gồm Thứ trưởng các Bộ: Y tế, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Quốc phòng) phối hợp quyết định cho phép các chuyến bay đơn lẻ đón người về Việt Nam, trên cơ sở diễn biến dịch bệnh trong nước và quốc tế, nhu cầu về nước của công dân Việt Nam, khả năng tổ chức tiếp nhận, cách ly và tổ chức các chuyến bay.
Thủ tướng giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố xác định cấp độ nguy cơ cụ thể của từng huyện, xã, thậm chí thôn, bản, khu vực dân cư địa phương và có hình thức áp dụng các biện pháp phù hợp với diễn biến thực tế của dịch bệnh tại địa phương.
Đức Tuân
"Cứu" dân thôn Đông Cứu khỏi dịch Thôn Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyệnThường Tín, Hà Nội) đang được phong tỏa với 3 lớp kiểm soát, tiến hành khử khuẩn vì bệnh nhân Covid-19 số 266 cư trú tại đây. Nhịp sống thay đổi, dù có chút bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày nhưng người dân đều chấp hành tốt và tin tưởng vào công tác phòng, chống dịch...