Xử phạt nghiêm và tiến tới hạn chế
Mục đích của việc xử phạt trước hết nhằm định hướng, điều chỉnh hành vi, để người dân có ý thức rằng đây là hành vi bị cấm và không vi phạm.
Khó xử lý trên thực tế
Xưa các cụ có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, nay dường như ly rượu, cốc bia… đã thay cho miếng trầu truyền thống. Khó có thể tìm thấy một hoạt động, nghi lễ nào của đời sống xã hội, cộng đồng từ ma chay, hiếu hỷ cho đến khai trương, tổng kết, hội thảo, hội nghị…mà thiếu sự có mặt của bia, rượu.
Thậm chí người ta còn lấy rượu bia làm thước đo cho tình cảm, sự hiếu khách và lòng nhiệt tình, mục đích để khách phải uống thật nhiều, thật say. Và hậu quả là có những vị khách sau những buổi giao lưu như vậy không bao giờ dám quay lại.
Nhà báo Trần Quang Khởi (chuyên trang điện tử Người đưa tin – Tạp chí Đời sống Pháp luật) cho rằng: “Khi hay tin luật quy định về cấm ép uống rượu, bia, tôi rất mừng. Tôi vốn uống được ít, mà đặc thù nghề nghiệp phải quan hệ rộng, hễ mỗi lần tiếp khách hay tiếp bạn bè là bị ép uống say mèm. Hiện giờ, mùa tiệc tùng cuối năm đã đến, nhưng không chắc điều luật trên sẽ được những “bạn nhậu” lưu ý, để không ép người khác uống”.
Bởi vậy, nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế chính thức có hiệu lực được coi là bước tiến bộ lớn, nhưng cũng đặt các cơ quan thực thi pháp luật vào thử thách trong cuộc chiến chống lạm dụng rượu, bia, thuốc lá. Ngoài việc cấm uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật thì một trong những quy định được xem là tiến bộ nhất của luật này là cấm “ xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia”…
Nhiều ý kiến cho rằng, việc ép buộc người khác uống rượu, bia rõ ràng là hành vi không tốt, luật cấm là đúng. Vấn đề đặt ra là thực thi điều khoản này bằng cách nào? Dư luận thắc mắc thế nào là hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia, nhưng nếu có người vi phạm thì cơ quan nào đứng ra xử lý?
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Để người dân có ý thức
Tuy nhiên, theo đánh giá, Nghị định 117/2020 khi đi vào cuộc sống sẽ gặp không ít khó khăn khi thực hiện. Đơn cử như Nghị định 117 có điều khoản xử phạt với hành vi hút thuốc lá với người từ 16 đến dưới 18 tuổi; sử dụng người dưới 18 tuổi mua thuốc lá; người từ 16 đến dưới 18 tuổi uống rượu bia; bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi.
Trở lại việc xác định xử phạt, như trên đã nói, việc nhận diện hành vi này không hề đơn giản, mặc dù nó diễn ra khá phổ biến. Theo luật sư Nguyễn Hồng Thái (Đoàn luật sư TP Hà Nội), việc thực hiện các quy định của Nghị định 117/2020/NĐ-CP đều có các hướng dẫn cụ thể. Do đó, việc phân tích, xác minh nhận diện những hành vi ép buộc, xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia cũng có cơ sở để thực hiện.
“Pháp luật cũng cho phép người dân có thể chụp ảnh, quay phim, ghi hình… để làm bằng chứng phản ánh với cơ quan có thẩm quyền. Chính người bị ép buộc cũng có thể báo cáo, cơ quan chức năng sẽ xác minh, nếu đúng sẽ xử phạt”, luật sư Thái phân tích.
Tuy nhiên theo vị luật sư này, mục đích của việc xử phạt trước hết nhằm định hướng, điều chỉnh hành vi, để người dân có ý thức rằng đây là hành vi bị cấm và không vi phạm. Những quy định nói trên cũng là cơ sở để người dân ngăn chặn, tố giác những hành vi vi phạm. Người bị ép cũng có cơ sở pháp luật để từ chối.
“Nói cách khác, việc xác minh, xử phạt và tiến tới hạn chế, loại trừ hành vi ép buộc, xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức hành động của mỗi người và cộng đồng. Mặt khác, những vi phạm được phát hiện, xử phạt nghiêm sẽ tạo hiệu ứng tốt trong xã hội, cộng đồng. Tôi tin rằng, quy định xử phạt nghiêm khắc hành vi ép người khác uống rượu bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP sẽ đi vào cuộc sống, tương tự như những quy định trước đây là bắt buộc đội mũ bảo hiểm, không uống rượu bia khi lái xe… tạo thành nét đẹp văn hóa mới trong xã hội”, luật sư Thái cho hay.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đánh giá mức tiêu thụ rượu, bia của người Việt là cao so với các quốc gia khác trong khu vực. Ước tính, trung bình quân đầu người (trên 15 tuổi ở cả nam và nữ) quy đổi theo cồn nguyên chất là 8,3 lít/năm. Theo thống kê năm 2019, cả nước tiêu thụ 305 triệu lít rượu, 4,2 tỷ lít bia/năm. Dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng 5%/năm cho đến năm 2022.
Vi phạm về rượu, bia, thuốc lá: Phạt gấp đôi
Hành vi bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi bị phạt đến 5 triệu đồng.
Từ hôm qua, 15-11, Nghị định 117/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (thay thế Nghị định 176/2013) bắt đầu có hiệu lực.
Người dưới 18 tuổi hút thuốc: Phạt tới 500.000 đồng
Theo đó, hành vi bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi bị phạt đến 5 triệu đồng; bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi bị phạt đến 3 triệu đồng. Cùng với đó, hành vi sử dụng người dưới 18 tuổi để đi mua rượu, bia, thuốc lá bị phạt đến 1 triệu đồng...
Cũng theo Nghị định 117/2020, người dưới 18 tuổi sử dụng thuốc lá bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 200.000-500.000 đồng. Trước đây, mức phạt cho hành vi này là 100.000-300.000 đồng.
Đáng lưu ý, mức xử phạt các vi phạm về thuốc lá đều được tăng lên. Chẳng hạn, đối với vi phạm về địa điểm cấm hút thuốc lá, nếu như trước đây vi phạm này bị xử phạt 100.000-200.000 đồng thì nay tăng lên 200.000-500.000 đồng.
Đồng thời, Nghị định 117/2020 cũng quy định phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không có chữ hoặc biểu tượng "cấm hút thuốc lá" tại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luật; không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.
Điều 26 nghị định này còn quy định về hai mức phạt tiền đối với hành vi bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi như sau:
- Phạt tiền 1-3 triệu đồng đối với hành vi không có biển thông báo "Không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi" tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá.
- Phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với một trong các hành vi trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá; bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
Mức phạt này cũng áp dụng cho hành vi bán, cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định pháp luật.
Trường hợp bán thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá là thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả thì thực hiện xử phạt theo quy định pháp luật về hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Việc ép buộc người khác uống rượu, bia sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng. Ảnh minh họa: HOÀNG GIANG
Ngoài hai mức xử phạt như trên, người vi phạm còn phải chịu hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn 1-3 tháng đối với các hành vi theo quy định.
Ép người khác uống rượu, bia bị phạt tới 3 triệu đồng
Theo Nghị định 117/2020, người dưới 18 tuổi uống rượu, bia bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 200.000-500.000 đồng. Người vi phạm khi uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật, xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng. Hành vi uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; ép buộc người khác uống rượu, bia sẽ bị phạt tiền 1-3 triệu đồng.
Liên quan đến các vi phạm về bán, cung cấp rượu, bia có ba mức phạt. Mức thứ nhất là phạt tiền 1-3 triệu đồng đối với một trong các hành vi bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; không niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi tại vị trí dễ nhìn của cơ sở bán rượu, bia.
Mức phạt thứ hai là phạt tiền 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi bán rượu, bia tại địa điểm không bán rượu, bia theo quy định của pháp luật; mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông. Vi phạm này còn bị xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu, bia có thời hạn 1-3 tháng.
Mức phạt thứ ba là phạt tiền lên đến 20 triệu đồng đối với hành vi bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định của pháp luật (mức phạt 10-20 triệu đồng). Vi phạm này còn bị xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh rượu, bia có thời hạn 1-3 tháng.
Ngoài ra, việc khuyến mãi rượu, bia không đúng quy định cũng bị phạt. Nghị định 117/2020 quy định mức phạt 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi khuyến mãi rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; khuyến mãi trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên...
Phạt nặng việc lôi kéo, ép người khác uống rượu, bia Lôi kéo, dụ dỗ người khác uống rượu, bia, hút thuốc lá sẽ bị xử phạt nặng. Thậm chí sẽ bị phạt tới 3 triệu đồng nếu ép buộc người khác uống rượu, bia. Đó là các quy định tại Nghị định 117/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 15/11 tới đây. Có hiệu lực từ ngày 15/11, Nghị định 117 quy...