Xử phạt nghiêm lái xe taxi “chặt chém” khách du lịch phố cổ
Chiều 14/8, Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, đơn vị vừa phát hiện và lập biên bản xử lý lái xe taxi “chặt chém” khi chở khách du lịch ở phố cổ.
Trước đó, vào sáng ngày 14/8, thông qua công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự, Công an quận Hoàn Kiếm phát hiện phản ánh của người dân trên mạng xã hội về việc lái xe taxi có hành vi “chặt chém” khách du lịch.
Xe taxi “chặt chém” du khách bị Công an quận Hoàn Kiếm xử lý nghiêm.
Theo phản ánh của hành khách, đây là lần đầu tiên cả gia đình anh đến Thủ đô du lịch. Sau khi ngồi uống cafe ở khu vực gần hồ Hoàn Kiếm, cả gia đình đón xe taxi đến Lăng Bác. Khi lên xe taxi, lái xe hét giá 150 nghìn cho quãng đường khoảng 3km thay vì lấy đúng giá chỉ 70 nghìn đồng. Việc “chặt chém” của lái xe taxi đã ảnh hưởng xấu đến hình ảnh phát triển du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, gây ức chế cho những người dân, du khách.
Ngay sau khi nắm được thông tin, Đội Cảnh sát giao thông, trật tự Công an quận Hoàn Kiếm đã khẩn trương vào cuộc xác minh. Qua xác minh, Công an quận Hoàn Kiếm đã làm rõ lái xe taxi “chặt chém” khách du lịch trên là Nguyễn Văn Cương, lái xe taxi của hãng taxi Hà Nội.
Tại Công an quận Hoàn Kiếm, lái xe taxi trên đã thừa nhận hành vi vi phạm, đồng thời gửi lời xin lỗi đến hành khách đã chở ban sáng. Tổ công tác đã lập biên bản xử phạt hành chính và yêu cầu lái xe viết cam kết không tái phạm.
Video đang HOT
Thông tin với PV, đại diện Công an quận Hoàn Kiếm cho biết: Số tiền lái xe taxi trên “chặt chém” của hành khách tuy không quá lớn song lại gây ảnh hưởng đến hình ảnh cũng như công tác đảm bảo an ninh trật tự, môi trường ổn định, phát triển du lịch của địa phương.
Việc kiểm tra xác minh xử lý nghiêm vi phạm không chỉ góp phần đảm bảo ANTT, mà còn nhằm răn đe, không để tái diễn những vi phạm tương tự của lái xe và những trường hợp lái xe taxi khác.
Hành khách mòn mỏi đón taxi tại sân bay Tân Sơn Nhất: Đề xuất của chuyên gia
Sân bay Tân Sơn Nhất đón bao nhiêu lượt khách không quan trọng, quan trọng là sân bay thể hiện đẳng cấp quốc tế với chất lượng cao và an toàn.
LTS: Tác giả Trần Thắng hiện là kỹ sư cơ khí hàng không tại Mỹ với 20 năm làm việc tại công ty sản xuất động cơ máy bay Pratt & Whitney. Bài viết dưới đây thể hiện quan điểm cá nhân của người viết.
Cơn mưa lớn tối ngày 27.5 làm cho đêm mát mẻ hơn, không khí trong lành hơn, nhưng từ trên trời cao những chuyến bay hạ xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) bị chậm lại vài tiếng, hành khách ùn ra dồn dập vào thời điểm 9 - 11 giờ tối.
Tôi hòa vào dòng người ra khỏi sân bay và hướng đến điểm đón taxi về nhà nghỉ ngơi sau chuyến bay từ à Lạt. Lượng người đón taxi quá đông, taxi vào rất chậm do chỉ có 2 làn đường như thể nhỏ giọt. Các hành khách phải đợi cả tiếng mới có taxi phục vụ.
Dù là sân bay quốc tế, dù là sân bay có lượng khách lớn nhất nước, mỗi năm đón trên 30 triệu lượt khách, nhưng sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có một lối ra/vào cho mọi chuyến bay! Cá nhân tôi đi nhiều sân bay lớn trên thế giới và chưa bao giờ đợi taxi lâu đến vậy.
Chờ taxi mòn mỏi ở sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh NVCC
Những ai đến sân bay Tân Sơn Nhất hình như đều có chung cảm tưởng đường ra vào sân bay và bãi đậu xe quá gần nhà ga, mọi thứ dường như bị dồn vào một góc. Phải chi Tân Sơn Nhất có một không gian đủ rộng rãi như các sân bay à Nẵng, Cam Ranh hay Liên Khương, có một khoảng không rộng rãi nhìn từ hướng nhà ga ra bên ngoài. Với số lượng hành khách lớn, không gian đủ rộng sẽ giúp lượng xe ra vào hợp lý hơn, hành khách không bị ùn tại cửa ra/vào và điểm đón xe taxi, xe công nghệ và xe gia đình.
ã từ lâu nhiều chuyên gia ngành hàng không khuyến nghị giải tỏa sân golf để phát triển sân bay Tân Sơn Nhất có thể đón 60 triệu lượt khách mỗi năm.
Theo tôi, sân bay Tân Sơn Nhất đón bao nhiêu lượt khách không quan trọng, quan trọng là sân bay thể hiện đẳng cấp quốc tế với chất lượng cao và an toàn. Dù đón 30 triệu lượt khách như hiện nay mà có chất lượng đẳng cấp quốc tế vẫn quan trọng hơn là phát triển sân bay cho 60 triệu lượt khách mà có chất lượng chưa cao.
Tôi ước tính Tân Sơn Nhất cần 4 nhà ga với 1 nhà ga phục vụ khách quốc tế và 3 nhà ga phục vụ khách nội địa. Như sân bay quốc tế John F. Kennedy (New York, Mỹ) với diện tích 2.000 ha, có 8 nhà ga và mỗi năm phục vụ trên 60 triệu lượt khách; hoặc sân bay quốc tế Logan (Boston, Mỹ) với diện tích gần 700 ha, có 4 nhà ga và mỗi năm đón trên 20 triệu lượt khách.
Sân bay Tân Sơn Nhất cần xây dựng nhiều nhà ga và xây dựng bãi đậu xe cho mỗi nhà ga. Một khi có nhiều nhà ga thì lượng khách ra vào mỗi nhà ga sẽ hợp lý và từ đó sẽ làm tăng khả năng an toàn cho ngành hàng không Việt Nam. ây là điều số 1 mà sân bay Tân Sơn Nhất cần phải làm.
Việc các xe buýt đưa đón hành khách đến máy bay rồi chạy vào nhà ga là chưa chuyên nghiệp. Về nguyên tắc an toàn ngành hàng không, hạn chế tối đa xe chạy trên đường băng, tránh rủi ro vật thể cứng văng ra đường băng gây tai nạn hàng không. Tôi từng có nhận xét trước đây về trường hợp chiếc A321 của Hãng hàng không Việt Nam bị cắt lốp tại sân bay à Nẵng vào tháng 1.2016 và nguyên nhân có thể do vật thể cứng rơi rớt trên đường băng.
Ngoài ra, nhiều xe buýt chạy qua lại đường băng rủi ro gây tai nạn với các xe khác hay va chạm vào máy bay đậu trên đường băng. Trong những năm qua, đã có những tai nạn như thế này xảy ra tại các sân bay.
Hệ thống đường ống đưa đón khách ra vào máy bay làm tăng tính an toàn cho ngành hàng không. Xây dựng thêm đường ống ra vào máy bay để đáp ứng nhu cầu sử dụng là điều số 2 mà Tân Sơn Nhất cần phải làm.
Sân bay đẳng cấp quốc tế phải có đầy đủ hệ thống xưởng bảo dưỡng máy bay để đạt độ an toàn cho các chuyến bay, sân bay Tân Sơn Nhất hiện tại thiếu xưởng để phục vụ cho các hãng máy bay nội địa. Một thực tế là số xưởng bảo dưỡng cần có tại Tân Sơn Nhất là gấp rưỡi so với số hiện hữu, đến năm 2030 số lượng xưởng cần có sẽ tăng gấp đôi.
Bảo dưỡng máy bay định kỳ là quy trình vô cùng quan trọng để tăng độ an toàn cho các chuyến bay. Việc xây dựng thêm xưởng bảo dưỡng máy bay là điều số 3 mà sân bay Tân Sơn Nhất cần phải làm.
Xây dựng hiện đại hóa sân bay là việc chung của xã hội bao gồm người dân và Nhà nước cùng làm. Mỗi người dân khi mua vé máy bay đã trả khoản tiền lớn về phí an ninh hàng không. Như tôi mua vé một chiều TP.HCM đi Đà Lạt giá 753.000 đồng thì trong đó phí an ninh hàng không và thuế là 584.000 đồng và giá vé chỉ 169.000 đồng. An ninh hàng không có nghĩa là bao gồm sự tiện nghi của sân bay phục vụ hành khách. Tân Sơn Nhất cần thay đổi thế nào để phục vụ hành khách tốt hơn?
Ngành hàng không Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển. Giữ vững độ an toàn cho ngành hàng không Việt Nam đồng nghĩa với việc tạo dựng nền kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển bền vững. Vì thế việc xây dựng sân bay Tân Sơn Nhất đạt đẳng cấp quốc tế là điều cần thiết hơn bao giờ.
Sự thật bất ngờ vụ hóa đơn 42,5 triệu cho bữa hải sản ở Nha Trang Thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) đã có kết quả xác minh về thông tin phản ánh trên mạng xã hội facebook liên quan đến quán hải sản Cô Sương bị du khách tố "chặt chém" với hóa đơn thanh toán 42,5 triệu đồng. Ngày 28/4, một tài khoản Facebook có tên H.Đ.L đăng tải bài viết phản ánh một quán hải sản...