Xử phạt MBH giả: “Trước tiên phải xử lý người có trách nhiệm”
“70% người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm kém chất lượng là do lỗi của cơ quan quản lý, vì vậy, phải xử lý người có trách nhiệm trước tiên.” – Bà Bùi Thị An (Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội) cho biết.
Trao đổi với PV Dân trí, bà An cho biết, nguyên tắc là phải quản lý từ gốc, quản lý mũ bảo hiểm (MBH) có 2 cái gốc là gốc sản xuất và gốc lưu thông. Để cho MBH giả tràn lan trên thị trường là do cơ quan kiểm định chất lượng (Bộ Khoa học & Công nghệ) và lực lượng quản lý thị trường (Bộ Công thương). Đây là những người được Nhà nước và nhân dân giao trách nhiệm, tạo mọi điều kiện, trang bị phương tiện kỹ thuật, trả lương… để thực thi nhiệm vụ, nhưng họ đã không làm tốt.
MBH bán tràn lan trên thị trường, khó có thể phân biệt được thật-giả (Ảnh minh họa: Tiến Nguyên).
“Lực lượng có trách nhiệm phải khống chế đầu ra của sản xuất, phải đánh giá kiểm tra không cho kinh doanh buôn bán loại mũ này. Vậy nhưng, thực tế là tình trạng mũ giả, mũ kém chất lượng bày bán công khai và tràn lan từ lâu nay. Không quản lý được sản xuất, không quản lý được thị trường thì chính họ phải có trách nhiệm, phải bị xử lý chứ không thể đổ lên đâu người dân được.” – bà An khẳng định.
Về việc xử phạt người tham gia giao thông đội MBH giả, bà An cho rằng, điều đó là không khả thi, vì lỗi không phải từ người dân, họ thấy bán thì mua và khi mua họ không biết đó là mũ giả, họ cũng không biết người bán là ai để quy trách nhiệm về việc này.
Bà An lý giải: “Không ai muốn giao phó tính mạng của mình cho cái MBH giả, nhưng vì sao người dân họ lại đội những cái mũ ấy? Lí do là họ không thể phân biệt được thật – giả, vì mũ được bày bán công khai trên thị trường mà các lực lượng chức năng cũng không có động thái cấm, vì trình độ dân trí không đồng đều nên họ không biết hiểu thế nào cho đúng nghĩa mũ hợp quy chuẩn, vì nông dân họ bán được gánh cà chua nên chỉ có thể mua được một cái mũ hợp với túi tiền của họ…
Ngay cả các nhà khoa học cũng phải có thông số kỹ thuật hay giải pháp khác chứ nếu chỉ nhìn bằng mắt thường cũng không thể phân biệt được đâu là mũ giả, đâu là mũ thật. Không thể bắt người dân trở thành nhà thông thái, càng không thể yêu cầu người dân phải chịu trách nhiệm về MBH giả.”
Video đang HOT
Liên quan đến con số hơn 90% người tham gia giao thông đội MBH, nhưng có tới 70% là MBH giả và kém chất lượng, bà An cho rằng lỗi ở đây là do việc quản lý gốc sản xuất và gốc lưu thông, mà cụ thể là người kiểm định chất lượng và quản lý thị trường.
“Phải xử lý người có trách nhiệm trước tiên rồi mới đến những người tham gia giao thông cố tình vi phạm.” – bà An khẳng định.
Về giải pháp giải quyết vấn đề MBH giả, theo bàn An cần phải quản lý tốt khâu sản xuất, phải quản lý được đầu ra, kênh phân phối và buôn bán trên thị trường, thậm chí là phải kiểm soát chặt chẽ các loại mũ nhập lậu qua nhiều con đường vận chuyển như đường thủy, hàng không…
Theo Dantri
"Mũ bảo hiểm giả tràn lan do buông lỏng quản lý"
"Nhiều năm qua, cơ quan quản lý đã buông lỏng để mũ bảo hiểm (MBH) giả bày bán công khai, tràn lan trên thị trường. Với quy định xử phạt mới, sắp tới các lực lượng sẽ tập trung giải quyết từ gốc tới ngọn của việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng MBH".
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia - với PV Dân trí xung quanh quy định xử phạt MBH mới được ban hành.
Mũ thời trang được cho là mũ giả và việc đội mũ này là hành vi cố tình vi phạm pháp luật
Theo ông Hiệp, hiện nay có 3 loại MBH trong diện phải xử lý là MBH nhái - hình dáng giống mũ bảo hiểm thật và có tem nhãn; MBH thời trang không ghi nơi sản xuất và không có tem dán (loại này thực chất không phải MBH dùng cho người đi mô tô, xe máy); mũ nhựa - một số cơ sở sản xuất ghi rõ là không dùng cho người đi mô tô, xe máy.
"MBH giả khi kiểm tra phát hiện sẽ xử phạt nghiêm. Các loại MBH nhái sẽ bị tịch thu ngay từ nơi sản xuất, điểm bán hàng, thậm chí nếu đủ yếu tố cấu thành phạm tội làm giả, làm nhái hàng hóa thì sẽ bị khởi tố hình sự. Với loại mũ kém chất lượng khó nhận biết bằng mắt thường thì sẽ nhắc nhở để người dân mua mũ bảo hiểm đạt quy chuẩn đội khi tham gia giao thông" - ông Hiệp cho hay.
Trả lời về việc kinh doanh, buôn bán MBH giả diễn ra một cách công khai và tràn lan suốt nhiều năm qua, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông thừa nhận lỗi ở đây là do buông lỏng việc quản lý của cơ quan có trách nhiệm.
Riêng về vấn đề khó khăn khi phân biệt mũ giả và mũ thật, ông Hiệp cho rằng sẽ không quá phức tạp để nhìn nhận, bởi mũ giả là loại mũ bằng nhựa, không có xốp bồi trong mũ, không dán tem và không ghi cơ sở sản xuất.
Trong chiến dịch này, Ủy ban An toàn giao thông sẽ tuyên truyền cách nhận biết tới người dân và lực lượng chức năng làm nhiệm vụ. Cùng với đó, các lực lượng sẽ yêu cầu đơn vị sản xuất mũ bảo hiểm ký cam kết sản xuất mũ theo tiêu chuẩn quy định, sản xuất MBH có kiểu dáng phù hợp với lứa tuổi, giá cả hợp lý; dẹp bỏ, giải tỏa các điểm bán MBH nhái, MBH kém chất lượng bày bán tràn lan trên vỉa hè, lòng đường...
Trước những băn khoăn cho rằng các ngành chức năng quá nóng vội khi thực thi quy định xử phạt người tham gia giao thông đội MBH giả, ông Hiệp khẳng định: "Mục tiêu ở đây không phải là xử phạt người tham gia giao thông đội MBH giả mà là phạt những người tham gia giao thông có hành vi cố tình không đội MBH, những người đội MBH thời trang, mũ nhựa không phải MBH tức là cố tình vi phạm pháp luật nên cần phải bị xử phạt để răn đe, lập trật tự an toàn giao thông và cũng là để bảo vệ chính tính mạng của người tham gia giao thông".
Ông Hiệp tin tưởng rằng quy định xử phạt việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng MBH giả có tính khả thi và việc xử phạt sẽ đem lại kết quả tốt vì đã có đầy đủ những căn cứ pháp lý để thực hiện.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký chỉ thị yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biện pháp xử lý ngay việc bày bán mũ bảo hiểm (MBH) tràn lan trên các đường giao thông, hè phố, gây cản trở giao thông và thiếu mỹ quan.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo xử lý nghiêm việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh MBH không bảo đảm chất lượng, có nguồn gốc không rõ ràng; vì lợi nhuận mà làm ảnh hưởng đến sự an toàn của người sử dụng.
Các điểm bán MBH như thế này sẽ bị xử lý (ảnh: Bích Diệp)
Phó Thủ tướng giao cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các lực lượng chức năng trực thuộc thực hiện việc kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở kinh doanh MBH giả, nhập lậu, MBH không đúng quy định, không đảm bảo chất lượng.
Trong chỉ thị này, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì việc chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác quản lý thị trường, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh MBH theo quy định; khẩn trương xây dựng và tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh MBH, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Theo Dantri
"Cảnh sát không thể yêu cầu dừng xe để kiểm tra MBH thật-giả" "Lực lượng CSGT chỉ dừng xe để kiểm tra và xử lý khi người tham gia giao thông có hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ chứ không thể yêu cầu họ dừng xe để kiểm tra MBH thật hay giả, cũng chưa có quy định xử phạt nào về MBH giả". Đó là khẳng định của Đại tá Đào Vịnh...