Xử phạt hành vi dừng, đỗ phương tiện dưới lòng đường
Hôm qua, tôi vừa dừng xe tại ngã tư Trần Hưng Đạo – Bà Triệu để mua hoa quả của người bán hàng rong thì bị cảnh sát giao thông xử phạt. Vì sao lại phạt tôi mà không phạt người bán hàng rong không đúng nơi quy định?
Trần Anh Nhân (Quận Hoàn Kiếm)
Trả lời:
Theo Khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5m tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
Video đang HOT
h) Trước cổng và trong phạm vi 5m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Điều 19. Dừng xe, đỗ xe trên đường phố:
Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của luật này và các quy định sau đây:
1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25m và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20m.
2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP, mức xử phạt hành vi vi phạm quy tắc dừng, đỗ xe trên đường phố đối với người điều khiển ô tô từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng và người điều khiển mô tô, xe gắn máy từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Ban Bạn đọc
Theo_Hà Nội Mới
Cảnh sát giao thông có quyền truy đuổi người vi phạm giao thông không?
Xử phạt vi phạm giao thông: CSGT có quyền truy đuổi người vi phạm giao thông không? Việc bỏ chạy, tấn công CSGT bị pháp luật xử phạt thế nào?
Hiện trong các quy định của pháp luật hiện hành không có điều khoản nào cho phép CSGT truy đuổi người vi phạm mà chỉ cho phép CSGT dừng xe của người điều khiển vi phạm. Như vậy, CSGT có được phép truy đuổi người vi phạm hay không? Nếu có thì trong trường hợp nào được truy đuổi?
Dư luận trái chiều
Nếu xảy ra việc CSGT truy đuổi, kèm theo dùng công cụ cảnh cáo hay đạp chân vào xe người đi đường nhằm để họ dừng xe, những cảnh sát này sẽ bị truy cứu trách nhiệm.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp các nạn nhân trong những vụ truy đuổi tương tự như trên đã tự ngã do hoảng loạn, không làm chủ tốc độ. Thậm chí, một số vụ còn gây ra tai nạn cho người khác khi bỏ chạy với tốc độ cao.
Chính vì vậy rất khó quy kết trách nhiệm thuộc về CSGT. Ý kiến dư luận vẫn còn rất trái ngược nhau. Một số người chỉ trích việc CSGT ráo riết truy đuổi, khiến người vi phạm hoảng sợ, gây ra hậu quả không đáng có. Một số khác lại cho là nếu CSGT không đuổi theo thì pháp luật không được thực thi, vì CSGT chỉ đuổi theo người có hành vi vi phạm luật giao thông. Người bỏ chạy đã sai và nếu gây hậu quả cho bản thân thì đó không phải là lỗi của CSGT. Ngược lại, nếu gây ra tai nạn cho người không liên quan còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xử phạt vi phạm giao thông: CSGT có quyền truy đuổi người vi phạm giao thông không?
CSGT có được phép truy đuổi người vi phạm hay không?
Theo Điều 87, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuần tra, kiểm soát của CSGT đường bộ: CSGT đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ...
Đồng thời Chính phủ có quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với CSGT đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
Theo quy định hiện nay, thì các lực lượng có thẩm quyền dừng phương tiện và xử phạt hành vi vi phạm không được tùy tiện dừng phương tiện mà chỉ được dừng để kiểm tra, kiểm soát khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc đã có hành vi vi phạm.
Việc quyết định các tình huống truy đuổi, CSGT cần hết sức bình tĩnh và có cách hành xử đúng mực, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, Luật xử lý vi phạm hành chính 2013 cũng đã quy định "Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh" (điểm a khoản 1 điều 3).
Như vậy, việc truy đuổi đến cùng người vi phạm giao thông bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe của CSGT vẫn là phù hợp quy định pháp luật. Trong nhiều trường hợp các chiến sĩ CSGT cũng nên cân nhắc lợi, hại khi thực hiện việc truy đuổi (lỗi vi phạm nhỏ, người vi phạm bỏ chạy trong lúc giờ cao điểm, đường đông đúc nếu truy đuổi có thể gây nguy hiểm cho người khác...). Ngoài ra, lực lượng CSGT còn nhiều biện pháp khác có thể thực hiện để xử lý người vi phạm bỏ chạy như ghi lại biển số phương tiện hoặc dùng điện thoại chụp hình, quay phim hành vi vi phạm để sau đó truy xét, xử lý.
Theo Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của sĩ quan, hạ sĩ quan CSGT làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ: hiệu lệnh dừng phương tiện của CSGT làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được thực hiện thông qua tín hiệu dừng phương tiện, bao gồm: Bằng tay, gậy chỉ huy giao thông; còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra; đèn tín hiệu, biển báo hiệu, barie hoặc rào chắn (Điều 13, Chương V).
Khi có một trong các tín hiệu này, các phương tiện giao thông phải dừng xe theo hiệu lệnh. Người tham gia giao thông không những phải chấp hành hiệu lệnh của CSGT khi điều khiển giao thông mà còn cả trong khi tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Đối với CSGT đường bộ, theo quy định tại Thông tư 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 quy định CSGT đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an được dừng phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát.
Bên cạnh đó, theo Điều 10, Thông tư 45/2012/TT-BCA ngày 27/7/2012 quy định về biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, CSGT phải mang theo Giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ và xuất trình khi có yêu cầu, phải đeo biển hiệu (thẻ xanh)...
Chế tài với người bỏ chạy
Khi có hiệu lệnh dừng xe của CSGT mà chủ phương tiện không chấp hành, bỏ chạy thì theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), đây được coi là hành vi vi phạm: "Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông".
Mức xử phạt vi phạm giao thông được quy định như sau: Đối với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong một tháng. (Điểm e Khoản 4, Điểm b Khoản 11, Điều 5).
Đối với người điều khiển, xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong một tháng. (Điểm m Khoản 4, Điểm b Khoản 10, Điều 6).
Ngoài ra, theo như dẫn chứng tại diễn đàn, việc bỏ chạy đôi khi dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, đau lòng, gây ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, thậm chí có người bị tử vong. Nhiều đối tượng còn hết sức manh động tăng tốc, lạng lách bỏ chạy gây nguy hiểm cho những người đi đường hoặc cố tình đâm vào CSGT, tấn công gây thương tích cho CSGT. Với tính chất đặc biệt nguy hiểm này, những hành vi trên tùy theo mức độ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, họ bị truy cứu tội "chống người thi hành công vụ" theo Điều 257 Bộ luật Hình sự: "người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, mức phạt tù lên đến 7 năm".
Nếu người vi phạm không chấp hành hiệu lệnh mà bỏ trốn, để xảy ra tai nạn giao thông, làm thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì có thể bị coi là một tình tiết định khung tăng nặng của tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" với mức phạt tù từ 3 đến 10 năm (điểm d khoản 2 Điều 202 BLHS).
Luật Gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hà Nội: Cụ ông trông xe bị khách đánh chấn thương sọ não Trong lúc lấy xe cho khách, xảy ra đôi co, ông Thái là người trông xe bị đánh chấn thương sọ não phải nhập viện và đang chờ để phẫu thuật. Ngày 16/4, Lãnh đạo công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết đang điều tra vụ việc một bảo vệ bị đánh trọng thương khi lấy xe cho khách xảy ra...