Xử phạt hàng loạt cá nhân sau vụ hạ cánh nhầm của Vietjet Air
Ngày 21/7, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hàng loạt cá nhân, tổ chức trong sự cố chuyến bay VJ8575 của Vietjet Air.
Xử phạt hàng loạt cá nhân sau vụ hạ cánh nhầm của Vietjet Air
Theo đó, với việc vận chuyển nhầm khách của hãng hàng không Vietjet Air, Cục Hàng không xử phạt 40 triệu đồng cho hành vi bố trí nhân viên làm việc tại các vị trí yêu cầu phải có giấy phép mà không có giấy phép theo quy định và tình tiết tăng nặng, vi phạm nhiều lần.
Ngoài ra, nhân viên điều phái bay Đỗ Anh Tuấn không được Vietjet Air bố trí thực hiện nhiệm vụ điều phái bay ngày 19/6. Tuy nhiên, khi nhận được chỉ thị về việc xử lý sự cố chuyến bay trên, ông Đỗ Anh Tuấn đã ký hợp thức kế hoạch bay không lưu để che giấu sự cố khai thác tàu bay của chuyến bay nói trên. Do vậy, Cục Hàng không đã ra quyết định xử phạt phạt tiền 15 triệu đồng tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định 147/2013/NĐ-CP ngày 30/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hàng không dân dụng.
Ngoài ra, Thanh tra Hàng không cũng có hình thức xử phạt 20 triệu đồng đối với Phó trưởng Trung tâm Điều hành bay – Hoàng Xuân Dương, sau khi phát hiện ra vi phạm trong việc bố trí nhân viên làm việc tại các vị trí yêu cầu phải có giấy phép mà không có giấy phép theo quy định.
Đặc biệt, sau sự cố xảy ra, ông Dương đã chỉ đạo ông Đỗ Anh Tuấn đến giải quyết và hoàn thiện vi phạm nên đã có hành vi che giấu vi phạm hành chính. Cùng đó, một số cá nhân khác cũng liên quan như Cơ trưởng, cơ phó, nhân viên xếp lịch bay, Tiếp viên trưởng… cũng đều bị xử phạt với mức 7,5 triệu đồng/cá nhân.
Được biết, trước đó, hãng hàng không Vietjet Air cũng đã ra quyết định kỷ luật và sa thải với một số nhân viên tổ bay và điều phái bay của hãng do lỗi tác nghiệp dẫn đến vụ việc hy hữu này. Hình thức kỷ luật mà hãng đưa ra với mức thấp nhất được áp dụng là cảnh cáo, đình chỉ công việc, buộc huấn luyện lại, giảm ít nhất 1 bậc lương, không bổ nhiệm quản lý trong thời gian ít nhất 1 năm. Tất cả những nhân viên liên đới đến sự việc này đều phải bồi thường thiệt hại của Công ty do lỗi vi phạm, bất cẩn của mình.
Theo Xahoi
Video đang HOT
Máy bay VNA, Jestar suýt va chạm: Cục hàng không chỉ lỗi
- Ngày 11/7, máy bay của Jetstar Pacific đi TP HCM có nguy cơ va chạm với máy bay của Vietnam Airlines tại sân bay quốc tế Đà Nẵng.
Cấp huấn lệnh bay sai
Chia sẻ thông tin với Đất Việt, ngày 11/7, ông Lại Xuân Thanh - Cục hàng không VN đã cho biết nguyên nhân dẫn đến sự cố: "Do kiểm soát viên không lưu cấp huấn lệnh bay sai vi phạm quy định quy chế hàng không dân dụng. Chắc chắn là do quan sát không kỹ, nhưng không phải là suýt va chạm".
Thế nhưng, theo chia sẻ của ông Thanh thì Cục xem xét hành vi cấp huấn lệnh bay, dù đã xảy ra va chạm hay không va chạm thì vẫn xét hành vi đó là nghiêm trọng. Cụ thể là lỗi của đài kiểm soát không lưu tại sân bay quốc tế Đà Nẵng.
Bởi vì, ông Thanh cho biết: "Nhiệm vụ của đài kiểm soát không lưu là điều hành máy bay lên đường băng, chạy và cất cánh, bay đến vùng trời tiếp cận ở sân bay, sau đó mới chuyển sang cơ quan điều hành đường bay dài, đó là những nhiệm vụ của đài kiểm soát không lưu".
Chính vì vậy, theo ông Thanh thì không cần biết huấn lệnh của anh đã gây ra cái này hay cái kia, nhưng hành vi cấp huấn lệnh bay sai là chính thức nghiêm trọng có thể dẫn đến tai nạn thảm khốc, chưa cần tính đến va chạm hay không va chạm, nhưng trong trường hợp này là chưa va chạm.
Hai máy bay suýt va chạm nhau. Ảnh minh họa
Nói đến trách nhiệm đối với sự cố này, ông Thanh khẳng định: "Đây lỗi của cả một hệ thống quản lý bay, tại vì kiểm soát viên không lưu đã cấp huấn lệnh sai, đúng với quy định vi phạm của quy chế không lưu hàng không dân dụng. Tức anh không quan sát đường băng trong khi trên đường băng vẫn có máy bay của hãng khác lại đi cấp huấn lệnh bay, đó là hành vi vi phạm nghiêm trọng, uy hiếp an toàn bay của hàng không".
Sẽ xử phạt nghiêm khắc
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, Cục hàng không đang điều tra và hoàn thiện kết luận rồi báo cáo Bộ GTVT và đưa ra biện pháp xử lý nghiêm khắc, giống như xử lý các cá nhân cụ thể vụ Vietjet Air vừa qua.
Nhìn nhận lại những sự cố trong ngành hàng không thời gian qua, ông Thanh cũng đã nhận khuyết điểm trong khâu quản lý, giám sát, đưa ra các biện pháp:
Một là,tăng cường giám sát, sát sao hơn, đổi mới một cách toàn diện phương thức kiểm tra giám sát nâng cao hiệu quả lớn hơn, đặc biệt áp dụng các chế tài nâng cao hiệu lực của quản lý nhà nước. Phải đổi mới từ con người, nội dung giám sát, phương thức giám sát, năng lực giám sát cũng phải được cải thiện, nâng cao.
Cục đã triển khai công tác giám sát rồi nhưng các sự cố vẫn xảy ra nhiều thì có nghĩa Cục giám sát chưa hiệu quả, chưa hiệu quả thì Bộ trưởng đã chỉ đạo phải đổi mới toàn diện, đổi mới năng lực phương pháp, nội dung cho đến năng lực, nhân lực để làm sao hiệu quả hơn.
Hai là,tăng cường, áp dụng các chế tài mạnh mẽ hơn, đối với các vi phạm quy định về an toàn, để làm sao hiệu lực quản lý nhà nước được nâng cao.
Trước đó, Bộ trưởng Thăng đã yêu cầu làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của những người có liên quan để xảy ra tình huống 2 máy bay có thể va chạm trên đường băng của sân bay quốc tế Đà Nẵng ngày 27/6.
Cụ thể, theo báo cáo của Cục Hàng không, sự việc xảy ra trong vòng 7 phút, trong khoảng thời gian từ 20h41 đến 20h48.
Lúc này, sân bay quốc tế Đà Nẵng tiếp nhận chuyến bay HVN130 của Vietnam Airlines từ TP HCM hạ cánh xuống và chuẩn bị cho chuyến bay PIC595 của Jetstar Pacific cất cánh đi TP HCM. Bản tin quan trắc cho biết tại sân bay không có hiện tượng thời tiết đặc biệt, tầm nhìn khoảng 10 km.
Các hệ thống thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát đều hoạt động bình thường. Trách nhiệm điều hành không lưu là Công ty quản lý bay miền Trung thuộc Tổng công ty quản lý bay Việt Nam.
Lúc 20h41p17s, chuyến bay HVN130 của Vietnam Airlines được nhân viên điều hành không lưu cho phép hạ cánh xuống đường băng 35 Phải. Tổ lái đã báo cáo nhận huấn lệnh. Cách đó 7s, chuyến bay PIC595 của Jetstar Pacific đang dừng chờ tại đường lăn E5 thì kiểm soát viên không lưu cấp huấn lệnh cho phi công rẽ phải vào đường băng 35 Phải, lăn bánh đến cuối đường và quay đầu để vào đường băng 17 Trái chuẩn bị cất cánh.
17s sau, máy bay Vietnam Airlines được lệnh lăn chậm trên đường băng và dừng lại trước đường lăn E5 để chờ.
Lúc 20h46p38s, kiểm soát viên không lưu chỉ thị cho máy bay của Jetstar Pacific cất cánh theo đường băng 17 Trái. Nhưng chỉ 12s sau khi yêu cầu Jetstar Pacific cất cánh, phi công của Vietnam Airlines thông báo với đài không lưu chưa thoát ra khỏi đường băng.
Lúc này, kiểm soát viên không lưu mới phát hiện, hủy ngay lệnh cất cánh đối với Jetstar Pacific và tổ lái đã thực hiện ngay theo chỉ lệnh mới. Phải mất 56s nữa, máy bay của Vietnam Airlines mới rời khỏi đường băng để vào sân đỗ, đủ điều kiện cho Jetstar Pacific cất cánh. Lúc 20h48 phút, máy bay của Jetstar Pacific cất cánh an toàn.
Cục Hàng không đã thành lập Đoàn điều tra sự cố, đang thu thập thông tin, dữ liệu và sẽ có báo cáo trong 1 hoặc 2 ngày tới.
VietJet Air hạ cánh nhầm: Kỷ luật hàng loạt cá nhân
Ngày 10/7,Cục Hàng Không đình chỉ Giấy phép người lái tàu của Cơ trưởng Pavel Ondrej, Cơ phó Amin Hassiri và Tiếp viên trưởng Phan Thị Hương Trang với thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm đình chỉ giấy phép để VietJet Air thực hiện việc kiểm điểm trách nhiệm và huấn luyện lại các quy trình khai thác và kỹ năng phối hợp tổ bay (CRM), báo cáo Cục Hàng Không trước ngày 20/7.
Bên cạnh đó, là rất nhiều cán bộ, nhân viên liên quan đến sự việc. Cục Hàng Không Việt Nam cũng yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm cá nhân và tập thể đối với Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, Cảng vụ Hàng không miền Bắc.
Thanh Huyền
Theo_Báo Đất Việt
Giám sát đặc biệt đối với VietJet Air Kể từ ngày 26-6, mọi hoạt động khai thác của Hãng VietJet Air (VJA) sẽ được giám sát trực tiếp hằng giờ, không chỉ ở sân bay mà cả bộ phận xếp lịch bay trong thời hạn một tháng, trước khi có quyết định khác. Hành khách sử dụng dịch vụ của VietJet Air - Ảnh: Châu Anh Ông Lại Xuân Thanh -...