Xử phạt chạy quá tốc độ đang quá máy móc?
Để xử phạt chạy quá tốc độ quy định, nên xem xét thêm về thời gian và quãng đường vi phạm để làm căn chứ chính xác nhất.
Tôi là người tham gia giao thông, nhận thấy quy định xử lý vi phạm về tốc độ là phù hợp. Tuy nhiên, việc xác định các phương tiện tham gia giao thông vi phạm quy định về tốc độ cần xem xét có tính thực tiễn hơn, tránh máy móc, khuân mẫu, phù hợp với đặc điểm của lưu thông là tính cơ động và quan trọng là xử lý đúng đối tượng cố tình vi phạm tốc độ.
Nên xem xét cả thời gian và quãng đường vi phạm để xử phạt chạy quá tốc độ. Ảnh:Văn Định.
Thực tế tham gia giao thông cho thấy nhiều trường hợp đã vô tình vi phạm tốc độ, đôi khi để đảm bảo an toàn giao thông mà phải vi phạm tốc độ cũng bị xử phạt như những người cố tình vi phạm. Ví dụ, quy định tốc độ tối đa 80 km/h, xe trước đi 75 km/h, xe sau muốn vượt, về lý thuyết có thể đi dưới hoặc bằng 80 km/h nhưng thực tế nếu đi với tốc độ đó sẽ gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Trường hợp khác, do địa hình đồi dốc, khi lên đi với tốc độ 80 km/h nhưng khi xuống dốc cũng cữ chân ga như thế sẽ vượt 80km/h. Thực tế những người làm nhiệm vụ thường chọn thời điểm phương tiện tham gia giao thông đạt ngưỡng tốc độ cao nhất (vượt tốc độ quy định) để chụp mà không quan tâm thời gian vượt tốc độ bao lâu, vượt tốc độ trong vòng bao nhiêu km?
Nếu vượt trong khoảng thời gian 5 giây và độ dài khoảng 10-20 m thì có nhất thiết phải xử phạt không? nhất là những tình huống thực tế khách quan như tôi đã nêu ở trên. Tôi cho rằng, nên xem xét thêm về thời gian và quãng đường vi phạm (thời gian theo phút, quãng đường theo mét) để làm căn cứ xử lý lái xe vi phạm về tốc độ.
Video đang HOT
Tiến Minh
Theo VNE
Tai nạn trên cao tốc do lái xe buồn ngủ, chạy quá tốc độ
Liên quan đến vụ TNGT tại cao tốc Trung Lương - TP.HCM, đại diện Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, nguyên nhân là do lái xe chạy quá tốc độ trong trạng thái buồn ngủ và không có đèn chiếu sáng trên đường...
Trao đổi với TS, ông Khuất Việt Hùng - Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết: Hiện các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra tìm rõ nguyên nhân vụ TNGT, nhưng giữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình cho thấy lái xe đã chạy quá tốc độ cho phép với tốc độ 110 km/h (quy định chỉ cho phép chạy 100 km/h).
Ông Hùng cũng nói rằng, chính lái xe cũng đã thừa nhận điều khiển xe trong tình trạng buồn ngủ.
Hiện trường vụ tai nạn
Một nguyên nhân nữa cũng được đại diện Ủy ban ATGT Quốc gia đưa ra là thời gian xảy ra tai nạn vào lúc 5 - 6h sáng, trời vẫn nhá nhem tối, lái xe lại chạy từ đoạn đường có đèn chiếu sáng sang khu vực không có đèn chiếu sáng cũng ảnh hưởng đến tầm nhìn quan sát.
Trước đó, như TS đã đưa tin, khoảng 6h ngày 17/7 tại Km 13 đường cao tốc Trung Lương - TP.HCM (huyện Bến Lức Long An), chiếc xe 16 chỗ do tài xế Dương Trường Sơn (35 tuổi) chở trên xe 12 người lưu thông theo lộ trình Vĩnh Long về TP.HCM, đến km 13 đã đâm thẳng vào đuôi xe tải đang đi phía trước.
Cú và chạm quá mạnh đã làm đầu xe 16 chỗ vỡ nát. Hai người ngồi phía trước là bà Huỳnh Thi Ngọc Mai (62 tuổi) và Huỳnh Phước Duy (31 tuổi cùng ngụ Vĩnh Long) chết tại chỗ. 8 người khác bị thương. Tài xế may mắn thoát chết nhờ túi khí bung ra...
Sau đó, đã có thêm 2 nạn nhân tử vong khi vừa được sơ cứu xong tại bệnh viện.
Báo động TNGT trên đường cao tốc
Thời gian vừa qua, đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên đường cao tốc (phổ biến là xe khách đâm đuôi xe tải).
Nguyên nhân do lái xe vi phạm quy tắc giao thông khi điều khiển phương tiện như: chạy quá tốc độ quy định, không giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe, chuyển làn không có tín hiệu báo trước, vượt xe sai quy định.
Để kịp thời ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe tải trên đường cao tốc, Uỷ ban ATGT Quốc gia đề nghị Tổng cục Đường bộ VN cung cấp dữ liệu thiết bị giám sát hành trình cho các Sở GTVT; chỉ đạo Cục Quản lý đường cao tốc cung cấp dữ liệu trên hệ thống camera giám sát cho lực lượng CSGT để xử phạt đối với lái xe vi phạm, nhất là lỗi vi phạm về tốc độ, vượt xe.
Cần tăng cường công tác quản lý hạ tầng cao tốc, bảo đảm đủ các điều kiện an toàn; tổ chức công tác cứu hộ, cứu nạn kịp thời đối với tai nạn, sự cố của phương tiện xảy ra trên đường cao tốc.
Cục Đăng kiểm VN tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách theo chỉ đạo của Chính phủ để nâng cao chất lượng và chống tiêu cực trong công tác đăng kiểm phương tiện giao thông.
Ủy ban ATGT Quốc gia cũng đề nghị Bộ Công an chỉ đạo lực lượng CSGT sử dụng có hiệu quả phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ, tập trung giám sát, phát hiện xử lý các vi phạm: chạy quá tốc độ, vi phạm tốc độ tối thiểu, đi sai làn đường, chuyển làn không có tín hiệu báo trước, vượt sai quy định, vi phạm khoảng cách an toàn, vi phạm nồng độ cồn...
Vũ Điệp
Theo_VietNamNet
Những lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức xử phạt cụ thể Hãy nắm vững thông tin về các lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ thường gặp và mức xử phạt cụ thể cho từng lỗi đó... để đảm bảo được tránh bị CSGT xử "ép" khi lưu thông trên đường. Trong quá trình vận hành xe, ô tô cũng như mô tô và xe máy, việc nắm vững luật giao thông không...