Xử phạt 3 người Trung Quốc thu mua trái phép gỗ quý
Ngày 1/4, Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa cho biết đã ra quyết định xử phạt đối với 3 người Trung Quốc tổ chức thu mua trái phép gỗ quý trên bàn huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa.
Một phần gỗ lậu bị cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa tạm giữ.
Trước đó, khoảng 18h ngày 28/3, tại khuôn viên vườn nhà ông Lê Văn Hiền (50 tuổi, trú thôn Suối Luồng, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa), tổ công tác Đồn Biên phòng Vạn Hưng (thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa) đã kiểm tra và thu giữ khoảng 10 tấn gỗ quý thuộc nhóm I (gồm trắc và sơn huyết) khi 3 người Trung Quốc đến nhà ông này mua bán lâm sản trái phép.
Làm việc với cơ quan chức năng, bước đầu ông Hiền khai nhận số gỗ nói trên được mua từ nhiều người nhưng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ.
Hiện Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định xử phạt ông Hiền số tiền 25 triệu đồng vì có hành vi tàng trữ lâm sản trái phép. Bên cạnh đó, 3 người Trung Quốc gồm: Yan Jian Xin, Lin Hong Bin và Lin Chao (cùng 27 tuổi), mỗi người bị phạt 2,5 triệu đồng vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý biên giới quốc gia.
Hiện số gỗ nói trên đã được Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa đã lập biên bản tạm giữ, chờ xử lý theo quy định. Vụ việc vẫn đang được cơ quan chức năng điều tra.
Video đang HOT
Viết Hảo
Theo dantri
Cơ sở chế biến lâm sản "đầu độc" nguồn nước
Chính quyền địa phương đã nhiều lần kiểm tra và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính, các cơ sở chế biến lâm sản cũng đã hứa không xả thải ra môi trường; tuy nhiên thực tế những cơ sở này vẫn ngang nhiên xả chất thải độc hại xuống sông.
Hai cơ sở chế biến lâm sản vi phạm nghiêm trọng pháp luật bảo vệ môi trường là Cơ sở chế biến lâm sản Sơn Lâm và Cơ sở sản xuất đũa và bột giấy của Hợp tác xã Thành Phát, ở xã Tân Thành, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.
Hệ thống xả thải của Cơ sở chế biến lâm sản Sơn Lâm.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng, cả hai cở sở này chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường, không có hệ thống xử lý nước thải theo quy định của pháp luật.
Trong đó, Cơ sở chế biến lâm sản Sơn Lâm hoạt động được 5 năm nay. Mỗi tháng cơ sở này sản xuất 120 tấn bột giấy, 20 tấn đũa ăn một từ nguyên liệu tre luồng. Cơ sở này có 3 bể ngâm bột giấy, mỗi bể khoảng 55 - 60m3. Mỗi lần Cơ sở này xả khoảng 50m3 lượng nước thải độc hại ra môi trường.
Cứ một tuần, nước thải từ khâu ngâm ủ bột giấy của cơ sở chế biến lâm sản Sơn Lâm lại được xả ra môi trường một lần. Nguồn nước từ cơ sở này có màu đen kịt, chứa hóa chất độc hại được xả qua rãnh nổi, rồi chảy trực tiếp ra sông Đằn.
Qua quan sát, hệ thống dẫn nước thải tại cơ sở Sơn Lâm là một cống thải được thiết kế có chủ ý. Điều đáng nói là nguồn nước Sông Đằn chảy ra đập Bái Thượng, hòa vào dòng nước sông Chu, chảy về phía hạ lưu, cung cấp nước sản xuất cho các nhà máy nước trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, để sản xuất nước sinh hoạt cho người dân thành phố Thanh Hóa và các đô thị vệ tinh.
Nguồn nước thải bị ô nhiễm nghiêm trọng vẫn được xả thẳng vào nước sông.
Trên địa bàn xã Tân Thành còn có Cơ sở sản xuất đũa và bột giấy của Hợp tác xã Thành Phát cũng đang hoạt động. Hợp tác xã này lấy nguồn nước sông Đằn phục vụ sản xuất. Sau đó, nước thải chưa qua xử lý đúng quy trình từ đây lại đổ xuống sông, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Ông Hà Văn Thức, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành cho biết: "Xã đã nhiều lần kiểm tra, đề nghị Chủ tịch UBND huyện xử phạt vi phạm hành chính hai cơ sở trên, yêu cầu hai cơ sở chế biến lâm sản này không được xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường".
Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đã lấy mẫu nước thải của các Cơ sở nêu trên để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường; lập biên bản, yêu cầu các cơ sở dừng ngay việc xả nước thải độc hại chưa xử lý ra sông Đằn.
Dù đã bị nhắc nhở nhiều lần nhưng các cơ sở vẫn cố tình vi phạm.
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã báo cáo UBND tỉnh ra quyết định tạm dừng hoạt động ngâm ủ bột giấy của các cơ sở trong vòng 3 tháng kể từ ngày 15/3, để xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Theo đó, các cơ sở này chỉ được hoạt động trở lại khi đã hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải và được UBND tỉnh cho phép, nhưng hiện hai cơ sở này vẫn hoạt động và đang xả nước thải có hóa chất độc hại trực tiếp xuống sông Đằn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Cưa đầu đạn 105 ly để lấy thuốc nổ, 2 người chết thảm Đang cưa vỏ lấy thuốc nổ thì quả đạn bất ngờ phát nổ làm 2 người chết tại chỗ. ảnh minh họa Cuối giờ chiều ngày 25-3, CAH Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa) cho biết, lúc 13h20 cùng ngày, tại nhà ông Lê Công Hóa (52 tuổi, ở thôn Hiền Lương, xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh) đã xảy ra vụ nổ đạn...