Xử phạt 25 doanh nghiệp lớn vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa công bố quyết định xử phạt hành chính tổng tiền phạt gần 700 triệu đồng, đối với 25 doanh nghiệp vì vi phạm an toàn thực phẩm.
Trong số các doanh nghiệp bị xử phạt có 15 Công ty vi phạm về quảng cáo, 03 công ty vi phạm về ghi nhãn, 03 Công ty vi phạm về kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm, 01 Công ty vi phạm về sửa chữa, tẩy xóa phiếu kiểm nghiệm, 03 công ty vi phạm cả 02 hành vi (chất lượng sản phẩm, quảng cáo)
Cùng với xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã buộc các cơ sở nêu trên dừng ngay hành vi vi phạm; tháo gỡ các nội dung quảng cáo sai quy định; khắc phục nội dung ghi nhãn vi phạm; thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm theo quy định; thu hồi, tiêu hủy lô sản phẩm vi phạm chất lượng.
1. Công ty TNHH Kinh doanh thực phẩm An Minh, địa chỉ: Số 21 Khu tập thể trường Cao đẳng xây dựng số 1, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội: Không duy trì việc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ theo quy định cho 04 sản ph ẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cao hồng sâm/ 6 years Korean Red Ginseng Extract (Ginsenoside Rb1 Rg1 0.02 mg/g); Dịch chiết mát gan từ quả dây Khúng Khiếng Hàn Quốc 365 – Hutgaenamuyeolme 365; Nước uống Silkworm Cordyceps Gold (Hàm lượng Adenosine 0.3 mg/30ml; Cao hồng sâm/ 6 years old Myeongpum Korean Red Ginseng Saenggijeong Gold (Ginsenoside Rb1 Rg1 0.2 mg/g). Mức phạt: 25.000.000đ
2. Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tuệ Minh, địa chỉ: Thôn Khê Hồi, xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, Tp. Hà Nội: Không duy trì việc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ theo quy định cho 04 sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ginkovimax, Gadamax 800, Hepakids, Gandamat. Mức phạt: 20.000.000đ.
Ảnh minh họa.
3. Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam, địa chỉ: Số 26 Trần Cao Vân, phường 6, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh: Quảng cáo sản phẩm thức Uống Dạng Bột Beauty Powder Drink -Hương Cam (Supplement Food: Beauty Powder Drink – Orange Flavor) trên trang thông tin điện tử http://thanhnien.vn/suc-khoe/collagen-thuy-phan-xu-huong-dinh-duong-moi-lam-dep-da-612538.html ; http://www.baomoi.com/Moi-lien-he-mat-thiet-giua-dinh-duong-toan-dien-va-lan-da-tre-khoe/c/17665202.epi và trên hộp đèn tại địa chỉ 430 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội có nội dung không phù hợp với nội dung được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Mức phạt: 25.000.000đ
4. Công ty TNHH thực phẩm Ân Nam, địa chỉ: 322 Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh: Không duy trì việc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ theo quy định cho 05 sản phẩm: Si ro chanh vàng/Tesseire Jucci Acid Lemon 1L; Bánh Dessert shop vị caramen Táo hiệu Pepperidge Farm; Bánh sô cô la sữa Sausalito hiệu Pepperidge Farm; Pate Royal gan Gà vịt vị Cognac dạng nhuyễn; Khoai tây chiên vị muối tiêu 100g hiệu Lorenz và nước khoáng có gas Perrier. Mức phạt: 30.000.000đ
5. Công ty TNHH Phân phối Sành Điệu, địa chỉ: Số 322 Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh: Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung phiếu kết quả kiểm nghiệm 02 sảnphẩm: Súp Đậu lăng Heinz Classic và Hạt nêm vị hành Bisto Gravy. Mức phạt: 25.000.000đ
6. Công ty TNHH giải pháp sức khỏe cộng đồng Nevipharm, địa chỉ: Số 31, ngõ 206, phố Trương Định, phường Tương Mai, quận Hoàn Mai, Tp Hà Nội: Quảng cáo các sản phẩm thực phẩm chức năng Nevi Glamor và Nevi Air trên website http://nevipharm.vn mà không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo. Mức phạt: 10.000.000đ
7. Công ty Cổ phần Danapha – Nanosome, địa chỉ: Số 253 đường Dũng Sỹ Thanh Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng: Quảng cáo 02 sản phẩm thực phẩm chức năng Tongkas và thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Ostec trên website http://danosome.com mà không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo. Mức phạt: 10.000.000đ
8. Công ty TNHH Eco Siberia Việt Nam, địa chỉ: Số 4, ngõ 152 phố Hào Nam, Ô chợ Dừa, quận Đống Đa, Tp Hà Nội: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cao Ban Long Siberia trên website http://nhunghuousiberia.com có nội dung quảng cáo không phù hợp với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Mức phạt: 25.000.000đ
Video đang HOT
9. Văn phòng Đại diện AJ Research & Pharma SDN. BHD tại Tp. Hồ Chí Minh, địa chỉ: Tầng 9, HD Tower, số 25 Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng: Viên nang cứng Vitraplus Cholesterol less, Viên nang cứng Vitraplus Weight reduce trên website http://vitraplus.com.vn và tờ rơi quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Vitraplus Cholesterol less, Vitraplus Glucose Balance có nội dung không phù hợp với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Mức phạt: 25.000.000đ
10. Công ty TNHH Dược Mỹ phẩm Pháp USA. Địa chỉ: Tầng 6, số 47 phố Trung Kính, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội: Không duy trì việc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ đối với 07 thực phẩm chức năng Vitamin B1-B6-B12; Amkazym, Men TH Biotyl, Amfarital, Vitamin E4.00 UI, Theravit, Hotgel CoQ10 theo quy định và Bán ra thị trường 02 lô sản phẩm thực phẩm chức năng: Men TH Biotyl (Số lô: 280714, NSX: 18/7/2014; HSD: 19/7/2017) và Amkazym (Số lô: 770615, NSX: 29/6/2015, HSD: 28/6/2018) có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Mức phạt: 184.426.521đ.
11. Công ty TNHH Dược phẩm HPC Pharma, địa chỉ: 382/19 Lầu 2, Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Viên nang A-HPC (AHCC: Active Hexose Correlated Compound) 500mg trên websitehttp://hpcpharma.com.vn và http://dieutribenhungthu.com.vn có nội dung không phù hợp với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Mức phạt: 25.000.000đ.
12. Công ty Cổ phần Sữa Sức sống Việt Nam, địa chỉ: B9, khu đô thị Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội: Quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dành cho người tiểu đường Gluvita trên website http://vitadairy.com.vn mà không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo. Mức phạt: 15.000.000đ
13. Công ty Cổ phần Dược phẩm Hoa Thiên Phú, địa chỉ: Số 10 Nguyễn Cửu Đàm, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bomdin trên bảng biển và website http://bomdin.vn có nội dung quảng cáo không phù hợp với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Mức phạt: 25.000.000đ
14. Công ty TNHH Tuệ Linh, địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 29T1 đường Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội: quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Giải độc gan Tuệ Linh trên website http://tuelinh.vn/có nội dung quảng cáo không phù hợp với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Mức phạt: 25.000.000đ
15. Công ty Cổ phần kinh doanh và thương mại Vĩnh Phát, địa chỉ: Số nhà 136B, ngõ 8 đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội: Sản xuất, bán ra thị trường lô sản phẩm thực phẩm chức năng Thanh nhiệt giải độc VIP, số lô 04, NSX: 26/2/2016, HSD: 25/2/2019 có nhãn không phù hợp với nhãn trong hồ sơ công bố đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận. Mức phạt: 800.000đ.
16. Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Nam CANOVES, Địa chỉ: Số 11 ngõ 104 phố Định Công, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe AVENA PLUS trên website của Công ty (http://suckhoedanong.info) mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo; Sản xuất và bán ra thị trường lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Avena plus, số lô 010316, NSX 02/3/2016, HSD: 01/3/2019 có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng). Mức phạt: 31.580.000đ.
17. Công ty Cổ phần Anphar Việt Nam. Địa chỉ: Số 161/3 đường Ni Sư Huỳnh Liên, Phường 10, Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fezim Siro bổ máu trẻ em và Adcalub trên website http://anphargroup.com/ có nội dung quảng cáo không phù hợp với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Mức phạt: 25.000.000 đồng.
18. Công ty Cổ phần đầu tư liên doanh Việt Anh. Địa chỉ: Cụm Công nghiệp Liên Phương, xã Liên Phương, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội: Sản xuất, bán ra thị trường sản phẩm thực phẩm chức năng Siro Vitatroplex (số lô 0260516, NSX: 27/5/2016, HSD: 27/5/2019) có nội dung ghi nhãn vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa. Mức phạt: 600.000 đồng.
19. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Anh Minh. Địa chỉ: Tầng 2, tòa nhà 8C, số 30 Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội: Quảng cáo thực phẩm chức năng Tỏi đen Mai Chi trên website http://toidenmaichi.com/ mà không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo. Mức phạt: 15.000.000 đồng.
20. Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế Á Châu. Địa chỉ: Số 91 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội: Quảng cáo 02 sản phẩm thực phẩm chức năng: US Procells, Beauty Skin trên website http://duocphamachau.com có nội dung quảng cáo không phù hợp với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Mức phạt: 20.000.000 đồng.
21. Công ty TNHH Medi USA. Địa chỉ: Số 154 Khánh Hội, phường 6, quận 4, Tp. Hồ Chí Minh: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên nang mềm Herbal Made Co.Q10 và Herbal Made Cordyceps Sinesis trên website http://mediusa.com.cn và http://herbalmade.vn mà không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo. Mức phạt: 15.000.000 đồng.
22. Công ty TNHH Ứng dụng Công nghệ Sinh học Gama. Địa chỉ: Số 27 tổ 2 ngõ Văn Quán, phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội: Sản xuất, lưu hành lô sản phẩm thực phẩm chức năng men tiêu hóa Colibacter có nội dung ghi nhãn vi phạm về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa. Mức phạt: 1.500.000 đồng.
23. Công ty Cổ phần Biolife. Địa chỉ: B12-TT10 Khu đô thị mới Văn Quán – Yên Phúc, P. Văn Quán, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội: Sản xuất, lưu hành lô sản phẩm thực phẩm chức năng Upkid Extra (ngày sản xuất 20/3/2015; hạn sử dụng 30/3/2018) có nội dung ghi nhãn vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa. Mức phạt: 800.000 đồng.
24. Công ty TNHH Thực phẩm Royal Việt Nam. Địa chỉ: số 202 Trần Hưng Đạo, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tỏi đen-tỏi cô đơn Asaka và Tỏi đen-tỏi cô đơn A Asaka trên website http://npshop.com.vn/có nội dung quảng cáo không phù hợp với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Mức phạt: 20.000.000 đồng.
25. Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại và Du lịch Quả Cầu Vàng. Địa chỉ: Số 111 K1 tập thể cơ khí Trần Hưng Đạo, phố Thọ Lão, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội: Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên nang Cigapan trên website http://cauvangviet.com.vn mà không được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo. Mức phạt: 10.000.000 đồng.
Theo Doanh Nghiệp
Để thủ tục hành chính không còn "hành là chính"
Điều 10 trong Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa không quy định hàng hóa nhập khẩu dùng để chế biến hàng xuất khẩu, không lưu thông trong nước phải ghi nhãn phụ bằng tiếng Việt. Nhưng điều 1 trong Thông tư liên tịch số 34/2014 giữa ba bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN), Công Thương lại đưa luôn hàng hóa này vào đối tượng phải ghi nhãn phụ bằng tiéng Viêt.
Bức xúc từ những thủ tục hành chính vô lý
Tại buổi đối thoại giữa doanh nghiệp với hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) cuối tháng 7-2016, nhiều doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến thủy sản, bức xúc với quy định này.
Quy định thiếu hợp lý kể trên "dắt dây" theo một quy định khó nhằn nữa đối với các doanh nghiệp, cũng được ghi trong Thông tư 34. Theo điều 5 của thông tư này, nội dung ghi trên nhãn bắt buộc phải có số giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Nghị định 38/2012 cũng buộc hàng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu phải có giấy xác nhận công bố hợp quy.
Nếu thay việc quản lý công nhận thức ăn chăn nuôi nông nghiệp và thủy sản nhập khẩutheo danh mục bằng quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sẽ giúp giảm bớt 16/17 thủ tục hành chính.
Đại diện một doanh nghiệp chế biến thủy sản cho biết chính khách hàng ở châu u cung cấp gia vị và phụ gia cho công ty bà để chế biến hàng bán cho họ. Ba tháng sau khi nhập về mới có được giấy xác nhận hợp quy từ Cục An toàn thực phẩm (ATTP) thuộc Bộ Y tế. Khi đó, lô gia vị, phụ gia này đã hết thời hạn sử dụng. "Các gia vị và phụ gia không mang ra sản xuất hàng tiêu dùng ở trong nước thì sao phải kiểm? TTHC vô lý như vậy thì đối tác nước ngoài sẽ chuyển sang làm ăn với Thái Lan hay nước khác, doanh nghiệp trong nước sẽ bị chết... yểu", vị này nói.
Dưới góc độ quản lý, việc thay thế hình thức quản lý theo danh mục hiện nay sang quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vẫn đạt được những mục tiêu mà thủ tục hành chính đề ra.
Để có giấy xác nhận công bố hợp quy kể trên phải mất ít nhất một tháng và tốn kém chi phí do hồ sơ phải làm tại Cục ATTP ở Hà Nội mà không phải tại các chi cục ở địa phương. Hồ sơ phải có kết quả kiểm nghiệm bản gốc về chỉ tiêu cảm quan, vi sinh, hóa lý của lô hàng từ đối tác nước ngoài. Hiện chưa có văn bản hướng dẫn thủ tục này nên doanh nghiệp không biết chính xác chỉ tiêu kiểm nghiệm của nước ngoài có phù hợp và đầy đủ không. Nếu chỉ tiêu kiểm nghiệm không đủ, hồ sơ bị trả về, doanh nghiệp phảiyêu cầu đối tác nước ngoài kiểm nghiệm bổ sung rồi gửi bản gốc về Việt Nam để làm hồ sơ lại. Đó là lý do để có tấm giấy này, nhiều doanh nghiệp phải mất 3-5 tháng, dẫn đến mất cơ hội làm ăn.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết VASEP đã có văn bản gửi Bộ NN&PTNN và Bộ Y tế kiến nghị chủ trì sửa đổi, bổ sung Nghị định 89 và Nghị định 38. Bộ NN&PTNN đã có ý kiến với Bộ Y tế nhằm ra văn bản hướng dẫn cho phép nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu không phải ghi nhãn phụ bằng tiếng Việt và xác nhận công bố hợp quy. Đến giờ này, theo ông Hòe, Cục ATTP, cơ quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện việc này chưa tháo gỡ được vướng mắc.
Tích cực loại bỏ
Trên đây là hai trong số nhiều TTHC, cũng là điều kiện kinh doanh gây khó khăn cho các doanh nghiệp mà Hội đồng tư vấn cải cách TTHC quốc gia rà soát trong thời gian qua để trình lên Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ.
"Chúng tôi ưu tiên chọn những nhóm ngành sản xuất chính như thủy sản, dệt may, những TTHCgây bức xúc cho các doanh nghiệp trong thời gian dài, những TTHC bị nhiều doanh nghiệp phàn nàn để giải quyết trước", bà Đỗ Thái Hà, Phó cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp), Phó tổng thư ký Hội đồng tư vấn cải cách TTHC quốc gia, nói.
Trước luồng dư luận cho rằng các bộ, ngành đang cố giữ lại các "giấy phép con" khi "tích cực tích hợp" các điều kiện kinh doanh từ cấp thông tư lên cấp nghị định, bà Hà cho biết: "(Với việc) bỏ các TTHC và điều kiện kinh doanh trong các thông tư (theo quy định của Luật Đầu tư), mỗi bộ không còn là một vương quốc riêng nữa. Các bộ có thể đưa các TTHC và điều kiện kinh doanh lên dự thảo nghị định nhưng mỗi nghị định trước khi được ban hành trong thời gian tới, sẽ được các thành viên Chính phủ xem xét rất kỹ, các TTHC và điều kiện kinh doanh không hợp lý sẽ bị loại bỏ".
Cũng có luồng ý kiến từ các doanh nghiệp cho rằng "vướng" thông tư thì dễ gỡ hơn "vướng" nghị định vì thời gian chờ đợisửa chữa nghị định lâu hơn, nên gây ra thiệt hại nhiều hơn cho doanh nghiệp. Về điều này, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thưký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhận xét: thường thì các thông tư gây vướng cho doanh nghiệp nhiều hơn, và khi các bộ ngành đã cố giữ điều kiện kinh doanh để kiểm soát thì chuyện họ tự gỡ trở nên khó khăn. Trong khi đó, nghị định được các thành viên Chính phủ xem xét kỹ nên văn bản rõ ràng, dễ hiểu cho doanh nghiệp và cho các cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra.
Thay đổi phương pháp quản lý để cắt bớt
Hội đồng tư vấn cải cách TTHC quốc gia đã và đang nghiên cứu thay đổi các phương thức quản lý để cắt giảm TTHC. Ví dụ, hội đồng này đề xuất Bộ NN&PTNN thay việc quản lý công nhận thức ăn chăn nuôi nông nghiệp và thủy sản nhập khẩu theo danh mục bằng quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giúp giảm bớt 16/17 TTHC.
Trong phương thức quản lý theo danh mục, đối với thức ăn chăn nuôi nông nghiệp và thủy sản nhập khẩu, quy trình để đưa vào sản xuất, kinh doanh phải trải qua các TTHC gồm: cho phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi; chứng nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu để khảo nghiệm; đăng ký khảo nghiệm; công nhận thức ăn chăn nuôi mới; đăng ký thức ăn chăn nuôi vào danh mục đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam... Khi thức ăn chăn nuôi đã được cơ quan có thẩm quyền đưa vào danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam thì vẫn chưa được phép sản xuất, kinh doanh mà còn phải tiếp tục đáp ứng các điều kiện như: nếu thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng; nếu thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thìphải hoàn thiện công bố hợp quy theo quy định... Việc hoàn thành các TTHC theo quy trình này thông thường phải mất hàng năm, thậm chí nhiều năm.
Thực tế, dưới góc độ quản lý, việc thay thế hình thức quản lý theo danh mục hiện nay sang quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vẫn đạt được những mục tiêu mà TTHC đề ra: tiêu chuẩn quy định về đặc tính kỹ thuật; quy chuẩn quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động thực vật và môi trường, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng.
Dưới góc độ quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp, việc quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn sẽ giúp thức ăn chăn nuôi đưa vào sử dụng nhanh hơn, đa dạng và kịp thời hơn, tăng cơ hội, khả năng sinh lợi trong sản xuất, kinh doanh, trong khi vấn đề về chất lượng và các yêu cầu về an toàn, bảo vệ sức khỏe con người, môi trường vẫn được đảm bảo.
Đối với thủ tục công nhận giống cây trồng, cách thay đổi phương pháp quản lý nêu trên cũng giúp giảm được 16/17TTHC. Trước đây, nếu quản lý theo danh mục, quy trình và thủ tục liên quan đến khảo nghiệm, công nhận giống, tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp vẫn còn rất phức tạp, thời gian để công nhận giống mới rất lâu: cây ngắn ngày khoảng 3,5-4 năm, cây dài ngày trên 10 năm. Mất ngần đó thời gian đồng nghĩa với việc mất rất nhiều cơ hội sản xuất, kinh doanh.
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn
Bí thư Đà Nẵng: 'Bây giờ đưa cái chi vô mồm cũng sợ' Ông Nguyễn Xuân Anh cho rằng hiện nay người dân không có niềm tin vào thực phẩm, có nhà phải tự trồng rau để ăn, nhập rau quả từ nước ngoài vì "đưa cái chi vô mồm cũng sợ cả". Ngày 11/8, kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng khoá 9 "nóng" vì vấn đề thực phẩm bẩn. Tháng 4/2016, Thành uỷ Đà Nẵng...