Xử nghiêm tổ chức, cá nhân nếu hiện tượng cá chết do con người gây ra
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh về hiện tượng hải sản chết bất thường. Trường hợp nguyên nhân là do các vi phạm của tổ chức, cá nhân, phải điều tra, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, không loại trừ bất cứ ai.
Xử nghiêm tổ chức, cá nhân nếu hiện tượng cá chết do con người gây ra
Quá trình xử lý có lúng túng
Thông báo kết luận nêu rõ, trong khoảng thời gian từ ngày 6 đến ngày 18/4/2016, tại khu vực ven biển thuộc địa phận các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế đã xảy ra hiện tượng thủy sản nuôi trồng (cá, tôm, ngao) và thủy hải sản tự nhiên chết bất thường, không rõ nguyên nhân, gây thiệt hại về kinh tế, môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động nuôi trồng, khai thác, sản xuất, kinh doanh thủy hải sản, đặc biệt gây tâm lý hoang mang cho người dân.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, các Bộ, các địa phương liên quan đã chủ động triển khai các hoạt động kiểm tra, lấy mẫu, xác định nguyên nhân, thực hiện các biện pháp khắc phục, tổ chức thu gom, xử lý môi trường, hướng dẫn, khuyến cáo bà con ngư dân các giải pháp nuôi, khai thác phù hợp nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống. Đến nay tình hình cơ bản đã ổn định, tình trạng cá chết đã giảm, vệ sinh môi trường được bảo đảm; một số lồng nuôi người dân thả thử nghiệm cá giống đã sống bình thường.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khảo sát, kiểm tra tình hình tại Hà Tĩnh ít ngày trước.
Tuy nhiên, do đây là sự việc bất thường, lần đầu tiên xảy ra tại nước ta, có phạm vi ảnh hưởng lớn, nên trong quá trình xử lý ban đầu vẫn còn bị động, lúng túng. Trong khi đó, khả năng nghiên cứu, hệ thống quan trắc môi trường còn hạn chế lại chưa được kết nối liên thông giữa cơ sở sản xuất và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường nên công tác kiểm soát môi trường còn chưa kịp thời, thiếu chính xác và chưa thường xuyên.
Để khẩn trương xác định nguyên nhân và có giải pháp khắc phục, xử lý, khôi phục hoạt động sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản, ổn định cuộc sống của bà con ngư dân vùng bị ảnh hưởng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an…) khẩn trương xác định nguyên nhân làm thủy, hải sản chết bất thường, bảo đảm chính xác, khách quan, khoa học, thận trọng và nhanh nhất theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.
Video đang HOT
Trường hợp cần thiết, Phó Thủ tướng nhận định, cần yêu cầu thuê các tổ chức tư vấn, khoa học và các chuyên gia nước ngoài để thực hiện. Trường hợp nguyên nhân là do các vi phạm của tổ chức, cá nhân thì phải điều tra, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, không loại trừ bất cứ ai.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thường xuyên công tác kiểm tra, quan trắc, thí nghiệm mẫu nước biển, mẫu cá tại các khu vực bị ảnh hưởng của các tỉnh, xác định, kịp thời thông báo, hướng dẫn người dân trong khu vực thời điểm phù hợp để tiếp tục tổ chức nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thuỷ, hải sản.
Bộ Tài nguyên và Môi trường trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn UBND các địa phương để chỉ đạo các doanh nghiệp chủ động xây dựng trạm quan trắc môi trường tự động nhằm phục vụ kiểm tra giám sát môi trường và kết nối với hệ thống giám sát tự động của tỉnh; hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan kỹ thuật chuyên môn ở các địa phương trong việc xây dựng Trạm quan trắc để kiểm soát độc lập về môi trường và thiết lập hệ thống cập nhật dữ liệu quan trắc tự động đối với các cơ sở sản xuất, các dự án có thải chất thải ra môi trường.
Hỗ trợ người dân bị thiệt hại để khôi phục sản xuất
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, chính sách hỗ trợ người dân bị thiệt hại để khôi phục sản xuất.
Trong khi chờ xác định nguyên nhân làm cá chết; căn cứ tình hình thực tế, kịp thời hướng dẫn các địa phương và bà con ngư dân chủ động các phương án để tiếp tục khôi phục sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và kinh doanh dịch vụ đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, báo chí thực hiện việc đưa tin, tuyên truyền chính xác, khách quan, đầy đủ, có cơ sở khoa học, không tạo tâm lý hoang mang trong dư luận nhân dân nhằm góp phần nhanh chóng khôi phục nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và sản xuất kinh doanh để ổn định cuộc sống của người dân.
Phó Thủ tướng giao Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ động phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan khẩn trương làm rõ nguyên nhân gây hiện tượng hải sản chết bất thường.
UBND các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế kịp thời thống kê đầy đủ các hộ nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản bị thiệt hại, mức độ thiệt hại, đảm bảo chính xác, đúng thực tế; chủ động thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời các gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn, các trường hợp bị thiệt hại nặng nề đảm bảo người dân ổn định cuộc sống.
Phối hợp chặt chẽ với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định thời điểm phù hợp để chỉ đạo, hướng dẫn người dân tiếp tục tổ chức nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy, hải sản.
Tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, UBND các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế chỉ đạo các doanh nghiệp, các nhà máy, cơ sở sản xuất trên địa bàn chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thực hiện đúng các nội dung theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; chủ động rà soát, tự kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý chất thải của cơ sở mình, đảm bảo đúng quy định, tự giác, chủ động báo cáo với cơ quan chức năng khi xảy ra sự cố môi trường để kịp thời xử lý; phối hợp, tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước trong công tác kiểm tra, thanh tra về môi trường tại cơ sở của mình.
Để việc bảo vệ môi trường đạt kết quả, giảm thiểu các tác hại do chất thải từ các cơ sở sản xuất, yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất trên địa bàn, xây dựng và triển khai hệ thống quan trắc độc lập của địa phương nhất là đối với các cơ sở sản xuất có thải ra các chất thải, nước thải ra môi trường. Xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật những trường hợp vi phạm.
P.Thảo
Theo Dantri
Cà Mau kiên quyết xử lý nghiêm người đứng đầu khi để tội phạm lộng hành
Tỉnh Cà Mau phấn đấu hàng năm giảm từ 1- 2% số vụ phạm pháp hình sự, trong đó kiên quyết xử lý nghiêm đối với người đứng đầu ở địa phương để tội phạm hoạt động lộng hành gây bức xúc trong nhân dân.
Tiếp tục thực hiện kế hoạch "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới", UBND tỉnh Cà Mau vừa có kế hoạch cho biết, tỉnh này phấn đấu hàng năm giảm từ 1- 2% số vụ phạm pháp hình sự, trọng án giảm từ 3- 5%; giải quyết tin báo, tố giác tội phạm đạt 90%; tỷ lệ điều tra khám phá trọng án đạt 95%; 100% tin báo tố giác tội phạm mua bán người được xử lý; xử lý án kinh tế, tham nhũng nhiều hơn so với kỳ trước; không để xảy ra oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm; không vi phạm trong hoạt động tố tụng, thời hạn điều tra, xử lý án và tạm giữ, tạm giam.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, để thực hiện các mục tiêu trên, tỉnh này xác định công tác phòng, chống tội phạm là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của từng cơ quan, đơn vị, đia phương. Trong đó, UBND tỉnh chỉ đạo ngành Công an và các cơ quan liên quan thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và tệ nạn xã hội; tập trung triệt phá các băng nhóm tội phạm có tổ chức, giết người, cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đấu tranh ngăn chặn tội phạm liên quan đến tín dụng đen, kinh tế, tham nhũng, ma túy,...
UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh kiên quyết xử lý nghiêm đối với những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và cán bộ công chức trực tiếp phụ trách, quản lý địa bàn để tội phạm hoạt động lộng hành, trật tự an toàn xã hội phức tạp, kéo dài gây bức xúc trong nhân dân; Xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu, trực tiếp chỉ đạo, thụ lý điều tra, xử lý án để oan sai, bức cung, nhục hình trong công tác điều tra, xử lý án; Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp vào hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình điều tra, xử lý an.
Lực lượng Công an Cà Mau đang dựng lại hiện trường một vụ chém nhau. (Ảnh CTV minh họa)
Liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" xảy ra trên địa bàn tỉnh Cà Mau, báo Dân trí đã từng có tin phản ánh, nhiều hộ dân ở huyện Cái Nước, Thới Bình, Đầm Dơi, TP.Cà Mau "mất ăn mất ngủ" bởi sợ bị siết nhà khi tham gia vay tiền của bà Nguyễn Thị Bé Tám (ngụ xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau). Với hình thức vay tiền có thế chấp tài sản, sau khi làm hợp đồng, nhiều người mới ngã ngửa khi hợp đồng vay được bà Bé Tám thực hiện một cách "bất thường" với lãi suất rất cao, trung bình từ 6% - 11%/tháng.
Ông Nguyễn Tiến Hải- Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết, qua báo cáo của ngành chức năng cho thấy, tình trạng cho vay bất thường ở Cà Mau đối với một số đối tượng là có. Hiện nổi lên có 2 đối tượng là bà Nguyễn Thị Bé Tám ở huyện Cái Nước và ông Châu Hoàng Dũng ở TP.Cà Mau.
Theo ông Hải, qua thông tin từ báo đài đưa tin về tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen nêu trên, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo tỉnh Cà Mau xử lý nghiêm túc. Phó Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch tỉnh chỉ đạo ngành công an điều tra, nếu như có tình trạng cho vay nặng lãi, có sử dụng xã hội đen để hành hung, trấn áp, buộc con nợ phải giao nhà, giao đất, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân thì bắt ngay.
"Để xử lý những vụ việc liên quan đến các đối tượng này, tôi yêu cầu Công an tỉnh và các ngành liên quan khẩn trương rà soát từng vụ việc cụ thể, nếu có dấu hiệu hình sự thì kiên quyết chuyển sang xử lý hình sự theo quy định pháp luật", ông Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo ngành công an địa phương.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Xử lý nghiêm các phương tiện 'bị công an tạm giữ vẫn đi hút cát lậu' Lãnh đạo Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định sẽ xử lý nghiêm các phương tiện tái vi phạm khai thác cát lậu. Ghe sắt bị bắt tại sông Mỏ Nhát - Ảnh: Nguyễn Long Ngày 8.12, thượng tá Nguyễn Nhuận Quỳnh, Chỉ huy trưởng Biên...