Xứ Mường nuôi gà ri đặc sản, bán giá 110.000 đồng/kg
Nuôi 1.000 gà ri Lạc Sơn bán thịt, bán hết sẽ có lãi 15-20 triệu đồng, vào những năm gà đắt, lợi nhuận có thể đạt 40-50 triệu đồng.
Vừa mới gặp tôi, chưa kịp mời khách vào nhà, bà Quách Thị Hòa – Giám đốc HTX Chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng ( huyện Lạc Sơn, Hòa Bình) đã vồn vã khoe: Gà ri Lạc Sơn vẫn được giá khá cao, gia đình em vừa xuất 200kg gà thịt với giá 110.000 đồng/kg, bác hỏi gì hỏi nhanh, để em còn đi mổ gà giao cho mấy mối hàng trên thành phố cần gấp.
Nuôi gà ri Lạc Sơn lãi khá.
Thế là buổi trò chuyện giữa chủ và khách phải xen trong những tiếng làm thịt gà hối hả. Bà Hòa cho biết: Gà ri Lạc Sơn vững giá, bởi đây là giống gia cầm bản địa, được chọn lọc từ nguồn vật liệu hoang dã, dễ nuôi, tốn ít thức ăn, chất lượng thịt thơm ngon, thân hình nhỏ gọn, chăn nuôi theo hướng thả đồi, cho ăn bán công nghiệp 7-8 tháng mới đạt 1,5kg/con xuất chuồng, nên dễ bán vì phù hợp khẩu vị và nhu cầu sử dụng của các hộ có thu nhập cao.
Theo đó, cứ nuôi 1.000 gà ri thịt, bán hết sẽ có lãi 15-20 triệu đồng, vào những năm gà đắt, lợi nhuận có thể đạt 40-50 triệu đồng. Nhờ vậy, HTX vẫn duy trì được đàn gà nuôi thường xuyên gần 30.000 con, hộ nuôi ít 1.000 con, hộ nuôi nhiều 3.000-4.000 con.
Bên cạnh nuôi gà thịt là chính, một số hộ còn chăn thêm gà đẻ, để chủ động con giống chăn nuôi tại chỗ và đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của các địa phương khác.
Gà ri dễ nuôi, tốn ít thức ăn, chất lượng thịt thơm ngon, được thị trường ưa chuộng.
Video đang HOT
Giám đốc Quách Thị Hòa là một trong các thành viên sáng lập HTX Chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng. Dưới sự điều hành của bà Hòa, HTX đã phối hợp với các cấp ngành chuyên môn ở trung ương và địa phương, tổ chức được nhiều lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi gà đồi, giúp xã viên kết nối thành công với các đầu mối tiêu thụ sản phẩm…
Riêng gia đình bà Hòa, mỗi năm chăn nuôi được trên 4.000 gà ri bản địa (1.000 con chuyên đẻ và trên 3.000 con gà thịt), doanh thu ước đạt 650 triệu đồng, lợi nhuận 250 triệu, còn giúp thêm 2 lao động khác có việc làm và thu nhập ổn định 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Hộ Bùi Thị Hương ở xóm Bưng Cọi (xã Hương Nhượng) nuôi hơn 1.000 gà ri thịt theo hướng thả đồi, trừ hết chi phí thức ăn và con giống, vẫn kết dư được gần 30 triệu đồng/năm, vẫn đảm bảo gieo trồng 0,4ha lúa và hoa màu các loại.
“Đạt được những kết quả ấn tượng nói trên, là do các hộ ở Bưng Cọi nói riêng, xã Hương Nhượng nói chung đã được hưởng nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của nhà nước, được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm, trong đó có kỹ thuật nuôi gà đồi, ngoài ra còn được giới thiệu quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông …”, bà Hương cho biết.
Trại gà ri của HTX Hương Nhượng.
Ông Bùi Văn Hải (thành viên trong HTX) lưu ý: Mặc dù gà ri Lạc Sơn có khả năng chống chịu tốt, nhất là trong mùa lạnh, nhưng khi chăn nuôi tập trung, vẫn dễ phát sinh nhiều loại bệnh. Muốn chắc ăn nhất, phải tiêm vacxin phòng dịch theo đúng lịch thú y. Cho gà ăn thức ăn ủ với men vi sinh để tăng sức đề kháng. Máng chậu ăn uống của gà phải rửa sạch hàng ngày.
Định kỳ 12-15 ngày phun sát trùng chuồng trại 1 lần. Sau xuất bán hết gà thịt, phải để trống chuồng 25-30 ngày, rồi mới đưa con giống vào nuôi lứa kế tiếp. Cần cách ly kịp thời để nuôi và điều trị riêng những con gà có dấu hiệu chậm chạp mệt mỏi, ủ rũ, lông xù, kém ăn, khó thở, ít đi lại hoặc đứng yên, mắt nhắm nghiền, dễ chảy nước mũi, chân khô hoặc tím tái, ỉa phân lỏng màu xanh hoặc màu trắng, đôi khi là màu đỏ như máu, đặc biệt là phân gà thường rất hôi, bết dính ở hậu môn…
Ông Hải còn cho hay: Hiện các nhà nông địa phương rất thiếu vốn để phát triển sản xuất, vay ngân hàng còn gặp nhiều thủ tục phiền hà phức tạp. Những hộ mới chăn nuôi lần đầu thường thua lỗ, vì chưa có kinh nghiệm thực tế, tỷ lệ gà chết cao, nên cần tập huấn kỹ thuật cho nông dân nhiều hơn nữa, theo cách cầm tay chỉ việc, tới khi nào thuần thục mới thôi.
“Giống gà ri bản địa Lạc Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) chứng nhận là nhãn hiệu tập thể. Phát huy kết quả đạt được này, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu với UBND huyện, tiếp tục đầu tư hỗ trợ, xây dựng các mô hình chăn nuôi gà bản địa gắn với chuỗi giá trị, nhằm giúp các nhà nông trên địa bàn, giảm nghèo bền vững bằng nội lực cộng đồng”, ông Bùi Như Khóa, Phó phòng NN-PTNT huyện Lạc Sơn.
Theo Nguyễn Hải Tiến (Nông nghiệp Việt Nam)
Làm thương hiệu cho nông sản Hà Nội: "Chìa khóa" mở cửa thị trường
Sau thời gian đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu nông sản, Hà Nội đã có nhiều sản phẩm nông nghiệp chinh phục được người tiêu dùng, mang lại giá trị cao cho nông dân.
Thương hiệu chính là "chìa khóa" mở cánh cửa cho nông sản chiếm lĩnh thị trường.
Nâng tầm giá trị sản phẩm
Năm 2014, thương hiệu nhãn chín muộn Hà Nội được triển khai xây dựng, gồm nhãn chín muộn Quốc Oai và nhãn chín muộn Hoài Đức. Theo ông Trần Văn Bảy (ở xã Song Phương, huyện Hoài Đức), mỗi năm gia đình thu hoạch được khoảng 5-6 tấn nhãn chín muộn và đã có 2 tấn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, bán cho doanh nghiệp với giá tại vườn từ 40.000 - 45.000 đồng/kg, cao gấp 2 lần so với khi chưa xây dựng thương hiệu.
Ông Trần Văn Bảy ở xã Song Phương (huyện Hoài Đức) giới thiệu nhãn chín muộn tại vườn. Ảnh: Bá Hoạt
Ông Đỗ Văn Thủy (ở xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng) có 100 gốc bưởi tôm vàng. Ông cho biết, từ khi bưởi có thương hiệu, việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn rất nhiều, nông dân bán được giá cao hơn, thương lái đến tận vườn đặt hàng trước khi thu hoạch từ 2 - 3 tháng. Với 100 gốc bưởi, giá bán trung bình từ 45.000 - 50.000 đồng/quả, mỗi năm cho thu nhập khoảng 700 - 800 triệu đồng.
Thực tế cho thấy, không chỉ nâng cao giá trị cho sản phẩm nông nghiệp, mang lại thu nhập cao và ổn định cho người dân, cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, việc xây dựng thương hiệu nông sản còn giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm an toàn.
Tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập, như: Quy trình sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm; thu hoạch, chế biến, bảo quản sau thu hoạch vẫn thủ công nên chất lượng không đồng đều... Chưa kể, sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể chủ yếu được xác định chất lượng bằng màu sắc, hình dáng, mùi vị... dựa vào cảm quan là chính nên rất khó định lượng để đề ra tiêu chuẩn chung.
Nỗ lực chinh phục thị trường
Ông Nguyễn Mạnh Phương - Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội chia sẻ: "Mặc dù định vị thương hiệu mang lại giá trị cao cho sản phẩm nông nghiệp, nhưng đến nay Hà Nội mới có 40/100 sản phẩm truyền thống được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp bảo hộ nhãn hiệu".
Nguyên nhân là chính quyền cơ sở và người dân chưa thấy hết tầm quan trọng của việc xây dựng và đăng ký xác lập bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu nông sản. Mặt khác, công nghệ, chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn kém, nên một số sản phẩm có thương hiệu nhưng 70% là bán cho thương lái, giá bấp bênh.
Để nâng cao vị thế của nông sản Hà Nội ở thị trường trong nước và xuất khẩu ra thế giới, nhiều giải pháp đã được đưa ra như: Hỗ trợ người dân về quy trình sản xuất an toàn nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao; thúc đẩy liên kết "4 nhà" để tham gia chặt chẽ, hiệu quả vào lộ trình xây dựng thương hiệu nông sản; tập trung phát triển một số mặt hàng nông sản chủ lực để hình thành vùng nguyên liệu ổn định...
Còn Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội - ông Chu Phú Mỹ cho hay, Sở đã và đang xây dựng, lồng ghép nhiều mô hình sản xuất an toàn, hữu cơ làm tiền đề cho việc xây dựng thương hiệu nông sản.
Theo Danviet
Người nuôi heo méo mặt, kẻ nuôi gà vịt cũng... chết! Theo Bộ NNPTNT, dịch tả heo châu Phi (viết tắt là dịch tả) đã tiêu hủy 5,5 triệu con heo, tổng đàn heo cả nước đã giảm gần 20% so với cuối năm ngoái. Nhiều trang trại heo đang than trời! Không chỉ có nông dân nuôi heo méo mặt mà người nuôi gà, nuôi vịt cũng đang... ngồi trên đống lửa! Heo...