Xử lý vướng mắc trong GPMB đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo xử lý vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Ảnh minh họa
Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) huy động tạm thời nguồn thu phí từ các dự án khác do VEC thực hiện để tạm ứng cho các địa phương chi trả cho công tác GPMB, tái định cư của dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Nguồn hoàn trả sẽ lấy từ kế hoạch vốn đối ứng hàng năm của Bộ Giao thông vận tải.
Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương liên quan, rà soát phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bảo đảm phù hợp với Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp cần hỗ trợ phần chêch lệch cho hộ gia đình, cá nhân vào khu tái định cư theo quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009, Bộ Giao thông vận tải tổng hợp, đề xuất mức hỗ trợ cụ thể, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, bảo đảm không vượt phần vốn đối ứng cho công tác GPMB của dự án đã được phê duyệt.
Video đang HOT
Dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi là một phần của tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam và là một trong những dự án hạ tầng giao thông quan trọng, thiết yếu được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 412/QĐ-TTg ngày 11/4/2007 và đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 2656/QĐ-BGTVT ngày 10/9/2010.
Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi có tổng chiều dài gần 140km được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc loại A với 4 làn xe, vận tốc thiết kế 120km/h, mặt cắt ngang đường rộng 26 m, xây dựng 9 nút giao liên thông, 126 cầu các loại, 1 hầm đường bộ dài 540m và nhiều hạng mục khác. Toàn dự án có tổng mức đầu tư 1,472 tỷ USD.
Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, và đảm bảo an ninh giao thông, cứu trợ khẩn cấp trong thiên tai các tỉnh thành từ Quảng Ngãi đến Đà Nẵng và các khu vực lân cận. Dự án còn góp phần kết nối vận chuyển quốc tế của tam giác kinh tế Lào – Campuchia – Việt Nam qua hành lang kinh tế Đông – Tây.
Phan Hiển
Theo_Báo Chính Phủ
Đầu 2015, mua bán xe ôtô không sang tên bị phạt tới 4 triệu đồng
Chủ xe ôtô các loại khi mua, được tặng cho, được thừa kế... mà không sang tên đổi chủ sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng với cá nhân, 2-4 triệu đồng với tổ chức.
Đầu năm 2015, mua bán xe ôtô không sang tên có thể bị phạt tới 4 triệu đồng (Ảnh minh họa).
Theo Nghị định 171/2013 thay thế cho Nghị định 71 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, từ ngày 1/1/2015, thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng trở lên; qua công tác đăng ký xe phát hiện các trường hợp chủ xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ôtô không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân..., phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ôtô không sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô-tô, máy kéo, Xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự ôtô.
Theo quy định, ngay khi có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đó cấp giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.
Trước đó, Nghị định 71 áp dụng mức phạt 6-10 triệu đồng với ôtô và 1 triệu đồng với xe máy không sang tên đổi chủ.
Quy định này đã khiến nhiều người lo lắng do đang sử dụng xe không chính chủ, trong đó có những trường hợp không thể tìm được chủ cũ của chiếc xe.
Do đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ GTVT cùng Bộ Công an và Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để thống nhất quan điểm về việc xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định.
Sau đó, đại diện các Bộ đã nhất trí việc bổ sung vào quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện để bảo đảm quyền và nghĩa vụ hợp pháp của chủ sở hữu phương tiện.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Văn phòng Chính phủ đề nghị TAND tối cao xem xét vụ "tham ô "kỳ lạ" tại Hưng Yên" Liên quan đến những dấu hiệu oan sai trong vụ án tham ô tài sản xẩy ra tại UBND xã An Vỹ (huyện Khoái Châu, Hưng Yên), ngày 8.10, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn gửi Tòa án ND tối cao. Theo CV số 7878/VPCP-V.I ngày 8.10.2014 của Văn phòng Chính phủ: "Ông Trần Văn Hòa (địa chỉ: Thôn Trung, xã...